Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tính tích cực trong học tập của học sinh thông qua đội ngũ cán bộ lớp

doc 28 trang sklop6 05/08/2024 1060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tính tích cực trong học tập của học sinh thông qua đội ngũ cán bộ lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tính tích cực trong học tập của học sinh thông qua đội ngũ cán bộ lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tính tích cực trong học tập của học sinh thông qua đội ngũ cán bộ lớp
 Xây dựng tính tích cực trong học tập của học sinh thông qua đội ngũ cán bộ lớp
 MỤC LỤC
TT Nội dung các mục Trang
1 Phần mở đầu: ĐẶT VẤN ĐỀ 3
2 1. Lý do chọn đề tài. 3
3 2. Mục đích nghiên cứu 4
4 3. Đối tượng nghiên cứu 4
5 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 4
6 5. Phương pháp nghiên cứu 4
7 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 4
8 Phần nội dung 5
9 Chương I: Cơ sở lí luận 5
10 1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 5
11 1.1.1. Khái niệm tính tích cực của học sinh 5
 1.1.2 Phát triển tính tích cực trong học tập của học sinh 
12 5
 thông qua đội ngũ cán bộ lớp
 1.1.3 Những yêu cầu đặt ra với Giáo viên chủ nhiệm trong 
13 6
 việc xây dựng tính tích cực học tập cho học sinh
14 1.2 Nội dung phát huy tính tích cực học tập trong học sinh 6
15 Chương 2: Thực trạng các vấn đề nghiên cứu 8
16 2.1 Giới thiệu khái quát về lớp chủ nhiệm 8
17 2.2 Những thành công và hạn chế cần khắc phục 9
 Chương 3: Xây dựng tính tích cực trong học tập của học 
18 11
 sinh thông qua đội ngũ cán bộ lớp
 3.1. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng đội 
19 11
 ngũ cán bộ lớp
 3.2. Vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp trong việc xây 
20 17
 dựng tính tích cực trong học tập của tập thể lớp
 1/28 Xây dựng tính tích cực trong học tập của học sinh thông qua đội ngũ cán bộ lớp
 Phần mở đầu:
 ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài: 
 Bước sang thế kỉ 21, nhân loại tiến vào một nền văn minh mới, nền văn 
minh trí tuệ, một “xã hội thông tin”, cuộc cách mạng khoa học công nghệ ở giai 
đoạn mới. Sự tiến bộ của xã hội không chỉ đo bằng công nghệ hoặc mức sống 
vật chất mà phải bằng cả chỉ tiêu đạo đức, thẩm mỹ, chính trị, môi trường, bằng 
sự đa dạng của các nền văn hóa nhân loại. Điều đó, đòi hỏi một cuộc cách mạng 
về giáo dục và đào tạo theo hướng nâng cao tiềm năng trí tuệ và sản sinh kiến 
thức mới cho sự phát triển con người và phát triển xã hội.
 Trong bối cảnh chung đó, Việt Nam chuyển mình hòa nhập và đang thực 
hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của 
Nhà nước. Nền kinh tế thị trường bao hàm trong đó những nét tích cực và cả 
những nét tiêu cực của nó. Chúng có ảnh hưởng tới sự phát triển chung của xã 
hội, trong đó chúng ta quan tâm tới sự hình thành và phát triển nhân cách thế hệ 
trẻ, một vấn đề bức xúc mà giáo dục và đào tạo giữ vai trò trọng trách. Nhà 
trường nói chung, trường Trung học cơ sở nói riêng cũng chịu ảnh hưởng to lớn 
của những biến đổi trong xã hội hiện nay.
 Nền kinh tế thị trường làm cho đời sống của mọi người dân được cải thiện 
hơn, cuộc sống đầy đủ, ấm no hơn. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc 
được khơi dậy và bảo vệ, giữ gìn.
 Tất cả những nét đặc trưng mới này của xã hội đã tác động đến sự thay 
đổi bộ mặt nhân cách con người, trong đó có thế hệ trẻ.
 Trước tình hình đổi mới của đất nước, vấn đề phát huy tính tích cực trong 
học tập cũng như trong hoạt động của học sinh là một trong các phương hướng 
cải cách giáo dục nhằm tạo ra những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản 
thân, làm chủ đất nước. 
 Trong trường học hoạt động học tập của học sinh giữ một vị trí đặc biệt 
quan trọng, nó là hoạt động đặc trưng của nhà trường. Mọi hoạt động trong 
trường học đều nhằm mục đích làm sao để học sinh học tập đạt kết quả tốt nhất, 
hình thành được nhân cách phù hợp với sự phát triển đi lên của xã hội. 
 Song song với truyền đạt tri thức người giáo viên còn quan tâm đến việc 
dạy người. Vì đây là sự nghiệp giáo dục của toàn Đảng, toàn dân mà nghành 
giáo dục giữ vai trò then chốt. Do đó chúng ta cần làm gì để quá trình giáo dục 
này tiến hành một cách chu đáo có kế hoạch, phương pháp thích hợp nhằm xây 
dựng lớp học đạt hiệu quả cao, phát huy được khả năng tự quản, tự giác của học 
sinh dưới sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường. Bởi lý do 
đó trong bài viết này tôi xin trình bày một số kinh nghiệm của mình đã thực hiện 
được trong quá trình làm công tác chủ nhiệm nhiều năm qua với nội dung “Xây 
dựng tính tự giác, chủ động học tập của học sinh thông qua đội ngũ cán bộ 
lớp” .
 3/28 Xây dựng tính tích cực trong học tập của học sinh thông qua đội ngũ cán bộ lớp
 Phần nội dung:
 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 
1.1 Một số khái niệm cơ bản của đề tài:
1.1.1 Khái niệm tính tích cực của học sinh:
1.1.1.1 Khái niệm tính tích cực:
 Tính tích cực (TTC) là một phẩm chất vốn có của con người. Con người 
sản xuất ra của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại, phát triển của xã hội, sáng 
tạo ra nền văn hoá mỗi thời đại.
1.1.1.2 Khái niệm tính tích cực trong học tập của học sinh:
 Tính tích cực của con người biểu hiện trong các hoạt động. Học tập là 
hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi đi học. TTC trong hoạt động học tập là TTC nhận 
thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá 
trình chiếm lĩnh tri thức. Lĩnh hội những tri thức của loài người đồng thời tìm 
kiếm “khám phá” ra những hiểu biết mới cho bản thân. Qua đó sẽ thông hiểu, 
ghi nhớ những gì đã nắm được qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình.
 Tính tích cực nhận thức trong học tập liên quan với động cơ HT. Động cơ 
đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai 
yếu tố tâm lí tạo nên TTC. TTC sản sinh ra nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập 
là mầm mống của sáng tạo và ngược lại.
 Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái, chủ 
động, tự giác tham gia các hoạt động HT, thích tìm tòi khám phá những điều 
chưa biết dựa trên những cái đã biết. Sáng tạo vận dụng kiến thức đã học vào 
thực tế cuộc sống 
 Tính tích cực được biểu hiện qua các cấp độ:
+ Bắt chước: cố gắng thực hiện theo các mẫu hành động của thầy của bạn
+ Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau 
về một vấn đề 
+ Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới độc đáo hữu hiệu.
1.1.2 Phát triển tính tích cực trong học tập của học sinh thông qua đội ngũ 
cán bộ lớp:
 Trước tình hình đổi mới của đất nước, vấn đề phát huy tính tích cực trong 
 học tập cũng như trong các hoạt động của học sinh là một trong những phương 
 hướng của cải cách giáo dục nhằm tạo ra những con người lao động sáng tạo 
 làm chủ bản thân, làm chủ đất nước.
 Trong lĩnh vực giáo dục, người thầy không chỉ giỏi về chuyên môn, lòng 
nhiệt tình mà còn phải có biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh mình quản 
lí để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình đào tạo.
 Giáo viên chủ nhiệm, ngoài chức năng nhiệm vụ của một giáo viên bình 
thường, còn là người quản lí toàn bộ hoạt đông giáo dục của lớp. Để học sinh 
học tốt đòi hỏi lớp học phải có phong trào thi đua, có không khí học tập sôi nổi, 
học sinh phải tự tin, chủ động trong mỗi phong trào mà tập thể lớp đề ra. Để học 
sinh chủ động tiếp thu kiến thức, hăng say trong học tập giáo viên chủ nhiệm lớp 
cần có được sự hợp tác của các thày cô giáo bộ môn và đặc biệt là cán bộ lớp. 
 5/28 Xây dựng tính tích cực trong học tập của học sinh thông qua đội ngũ cán bộ lớp
 KẾT LUẬN CHƯƠNG I
 Nội dung chương I đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến 
giáo dục; đưa ra một số khái niệm cơ bản, trong đó nhấn mạnh khái niệm tính 
tích cực học tập; xây dựng tính tích cực của học sinh thông qua đội ngũ cán bộ 
lớp. 
 Khẳng định vị trí tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong tập thể 
nhằm xây dựng, phát huy tính tích cực học tập trong học sinh.
 Các vấn đề nêu ra ở chương I sẽ tạo cơ sở khoa học để đề xuất các biện 
pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong tập thể thông qua đội 
ngũ cán bộ lớp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
 7/28 Xây dựng tính tích cực trong học tập của học sinh thông qua đội ngũ cán bộ lớp
2.2 Những thành công và hạn chế cần khắc phục:
 Thông qua việc đánh giá thực trạng chất lượng học tập của học sinh và 
quá trình phát triển đội ngũ cán bộ lớp trong hai năm học, tôi nhận thấy có 
những điểm chính sau:
 Công tác phát triển đội ngũ cán bộ lớp của tập thể đạt được kết quả tốt thì 
các hoạt động học tập nói riêng và các hoạt động giáo dục của tập thể nói chung 
mới đạt được hiệu quả cao. Cần chọn lựa đội ngũ cán sự gương mẫu, có tinh 
thần trách nhiệm, dám nghĩ dám làm, có tinh thần tập thể (ý thức phê và tự phê 
cao), hăng hái, năng động trong công tác trường lớp.
 Với thực tế lớp chủ nhiệm sĩ số học sinh ít nên việc sàng lọc lựa chọn đội 
ngũ cán bộ lớp chất lượng, đồng đều đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm cần có sự quan 
sát kỹ càng. Khi đã lựa chọn được cần có sự sát sao, bồi dưỡng và phát huy liên 
tục chất lượng cán bộ lớp. Luôn để các em có sự thể hiện trước tập thể và từ đó 
học sinh trong lớp có sự học tập, noi theo. Cũng như sự cọ xát, thi đua trong tập 
thể cũng là cơ sở để giáo viên tiếp tục bồi dưỡng để nâng cao và bổ sung đội ngũ 
cán bộ lớp chất lượng đạt hiệu quả cao.
 Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua ngay 
trong phạm vi tập thể lớp nhằm động viên khuyến khích đối với những cán bộ 
lớp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và học sinh có sự tiến bộ trong 
tuần, tháng.
 Trong hai năm học 2014- 2015 và 2015- 2016, biện pháp ưu tiên cho công 
tác lớp là chất lượng học tập của học sinh để nâng cao chất lượng học sinh cho 
nhà trường. Qua việc đánh giá, phân tích thực trạng của công tác phát triển đội 
ngũ cán bộ lớp, qua những biện pháp giáo viên chủ nhiệm đã áp dụng, có thể 
khái quát một số thành công và hạn chế cần khắc phục trong công tác này như 
sau:
2.1 Những thành công:
- Tập thể lớp cơ bản đã có được một đội ngũ cán bộ lớp có ý thức kỷ luật và tinh 
thần học tập tốt, đáp ứng được yêu cầu lãnh đạo tập thể.
+ Về ý thức kỷ luật: Đội ngũ cán bộ lớp luôn nghiêm túc chấp hành nội quy 
trường, lớp. Các em có ý thức gắn bó với nhau, đoàn kết với tập thể lớp: có tác 
phong mẫu mực, có tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ bạn cùng lớp, 
có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao (cán sự bộ môn; đôi bạn cùng 
tiến).
+ Về học tập: 100% cán bộ lớp đều là học sinh Giỏi.
- Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn thực sự chú trọng đến vai trò của 
cán bộ lớp trong các giờ học giúp các em tự tin với vai trò của mình trong tập 
thể. Cán bộ lớp thực sự là bộ phận quan trọng và thành phần không thể thiếu với 
thầy cô giáo và các bạn.
2.2 Những hạn chế:
 Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ lớp còn một số em có những hạn chế như 
sau:
- Lực học giữa các môn không đều.
 9/28 Xây dựng tính tích cực trong học tập của học sinh thông qua đội ngũ cán bộ lớp
 Chương 3
 XÂY DỰNG TÍNH TÍCH CỰC TRONG HỌC TẬP
 CỦA HỌC SINH THÔNG QUA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LỚP
3.1 Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ lớp: 
 Đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục 
trong đó người giáo viên chủ nhiệm giữ vị trí nòng cốt, vì vậy cần phải trau dồi 
thường xuyên về phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm 
để đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa đất nước.
 Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết 
định quản lí của Ban Giám Hiệu đối với lớp mình chủ nhiệm. Giáo viên chủ 
nhiệm cũng là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp thực hiện các chủ đề theo 
kế hoạch và theo dõi, đánh giá mỗi học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần phải biết 
phối kết hợp với các giáo viên bộ môn cũng như các tổ chức đoàn thể trong nhà 
trường để làm tốt công tác giảng dạy và giáo dục học sinh trong lớp mình phụ 
trách.
 Giáo viên chủ nhiệm cần là người có trình độ chuyên môn tốt, tác phong 
mẫu mực, có tâm với học sinh, gần gũi với các em để là nơi các em tin tưởng và 
chia sẻ khi gặp khó khăn vướng mắc đồng thời phải là người công bằng đảm bảo 
quyền lợi của mỗi học sinh trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng được 
đội ngũ cán bộ lớp có trách nhiệm và hoạt động có hiệu quả trong mọi công 
việc.
3.1.1 Chọn cán bộ lớp:
* Điều tra thông tin học sinh nhằm sàng lọc, chọn lựa đội ngũ cán bộ lớp:
 Giáo viên chủ nhiệm cần biết được sức học, hoàn cảnh gia đình của mỗi 
học sinh để có biện pháp xử lí phù hợp đối với mỗi em khi có hiện tượng học 
sinh học kém hay vi phạm nội qui của trường, của lớp. Đồng thời cũng để biết 
những học sinh có lực học tốt, từng tham gia công tác lớp, chi Đội... ở bậc Tiểu 
học. Để có được các thông tin ban đầu tôi cho học sinh làm “Phiếu điều tra 
thông tin cá nhân”. 
 “PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN CÁ NHÂN”
Họ và Tên:.....................................................Giới tính: Nam Nữ
Ngày sinh:...............................................................................................................
Gia đình thuộc diện chính sách, thương binh, liệt sĩ?.............................................
Chỗ ở hiện nay:........................................................................................................
Điện thoại gia đình:.................................................................................................
Họ và tên bố:............................................................. Điện thoại:............................
Nghề nghiệp:......................... Nơi làm việc:...................................................
Họ và tên mẹ:............................................................. Điện thoại:...........................
Nghề nghiệp:.......................... Nơi làm việc:...............................
Em là con thứ mấy trong tổng số anh chị 
em?.........................................................
Hiện nay em đang sống cùng ai?.............................................................................
Hoàn cảnh gia đình em có gì đặc biệt không?.........................................................
 11/28

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_tinh_tich_cuc_trong_hoc_tap_c.doc