Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn Lịch sử & Địa lý lớp 6 (Phân môn Địa lý)

docx 27 trang sklop6 01/06/2024 1880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn Lịch sử & Địa lý lớp 6 (Phân môn Địa lý)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn Lịch sử & Địa lý lớp 6 (Phân môn Địa lý)

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn Lịch sử & Địa lý lớp 6 (Phân môn Địa lý)
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Đại Lộc.
 Tôi kính đề nghị Hội đồng công nhận sáng kiến như sau:
TT Họ và tên Ngày tháng Nơi công Chức Trình Tỷ lệ 
 năm sinh tác (hoặc danh độ (%) 
 nơi chuyên đóng 
 thường môn góp vào 
 trú) việc tạo 
 ra sáng 
 kiến
 Trường 
01 Lê Thị Thúy Hằng 15/10/1983 THCS Giáo ĐHSP 100%
 Nguyễn viên Địa lý
 Huệ
 Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: Vận dụng 
phương pháp dạy học tích cực trong Lịch sử - Địa lý 6(Phân môn Địa lý ).
 - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Thị Thúy Hằng
 - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chuyên môn - Giảng dạy bộ môn 
Lịch sử - Địa lý
 - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: từ tháng 9 năm học 2022-2023.
 - Hồ sơ đính kèm
 + Báo cáo sáng kiến
 + Các tài liệu, giấy tờ, hình ảnh liên quan: Gồm có: 
 - Hình ảnh minh họa cho từng giải pháp
 - Kế hoạch bài dạy: Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật 
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Đại Lãnh, ngày 10 tháng 3 năm 2023
 Người nộp đơn
 Lê Thị Thúy Hằng giáo viên Địa lý chúng ta có thể mang lại cho học trò những bài học thật thú vị, 
luôn làm mới mẻ, kích thích học sinh ham học hay không? Làm thế nào để mỗi 
bài học không chỉ khắc sâu kiến thức mà còn giúp học sinh luôn ấn tượng về 
màu sắc hình ảnh và âm thanh sinh động của nó, từ đó học sinh sẽ dễ dàng nhớ 
bài học khi được khơi gợi? 
 Dựa trên kinh nghiệm đứng lớp, giảng dạy bộ môn Địa lý tại trường Trung 
học cơ sở Nguyễn Huệ trong nhiều năm qua, bản thân tôi nhận thấy cần thay đổi 
một số hoạt động trong các phần của tiết học, tích hợp các nội dung chương 
trình vào trong các hoạt động ngoại khóa, nhằm tạo hứng thú hơn trong việc tiếp 
thu kiến thức của bộ môn Địa lý này. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề 
tài: “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn Lịch sử&Địa lý 6 (phân 
môn Địa lý )”
 2.1. Các bước và cách thức thực hiện giải pháp:
 - Phương pháp dạy học tích cực là gì ?
 Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy học mà giáo viên sẽ 
không đưa ra kết luận cuối cùng mà thay vào đó là việc đưa ra những gợi ý 
mang tính gợi mở vấn đề để học sinh cùng thảo luận, tìm ra kết quả cuối cùng.
 Phương pháp này tập trung vào việc sử dụng tư duy sáng tạo, chủ động, 
tích cực của học sinh làm nền tảng và giáo viên chỉ là người hướng dẫn và gợi 
mở vấn đề.
 Để có thể áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học đòi hỏi giáo 
viên phải là người có chuyên môn, kiến thức sâu cùng sự bản lĩnh, nhiệt thành 
và hoạt động hết mình trong công việc.
 - Cách thức tiến hành phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy
 + Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh
 + Tập trung vào phương pháp tự học
 + Khuyến khích phương pháp học nhóm ,tập thể 
 + Tổng hợp lại các kiến thức đã học 
 - Một số phương pháp dạy học tích cực:
 + Phương pháp dạy học nhóm
 + Phương pháp giải quyết vấn đề 
 + Phương pháp đóng vai
 + Phương pháp trò chơi 
 + Phương pháp dự án 
 + Phương pháp bàn tay nặn bột..
 * Ưu điểm các phương pháp dạy học tích cực 
 - Đối với người dạy: Bài giảng thêm phần sinh động, và có ý nghĩa hơn, 
đồng thời thầy cô sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh và nâng cao uy tín giảng 
dạy, nâng cao trình độ chuyên môn, ngày càng thích nghi nhiều phương pháp 
đổi mới trong dạy học.
 - Đối với người học: Giúp cho học sinh chủ động hơn trong việc học, chủ 
động tiếp thu kiến thức không những qua thầy cô mà qua các bạn trong lớp nữa. 
Kích thích khả năng sáng tạo, giúp trí tưởng tượng về khối kiến thức vượt xa 
hơn, ghi nhớ bài giảng lâu hơn ứng dụng vào thực tế hiệu quả hơn.
 2.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết: thể tạo ra một giờ giảng sinh động, ấn tượng và chuyển tải kiến thức đến học 
sinh một cách hiệu quả nhất. 
 - Thiết kế, sử dụng “Hồ sơ bài học” giúp học sinh chuẩn bị ở nhà, định 
hình hoạt động có trong tiết học sắp tới phát huy tối đa tính chủ động của học 
sinh.
 - Tổ chức dạy học theo phương pháp “ Bàn tay nặn bột ” để học sinh cùng 
nhau thảo luận, chia sẽ ý kiến cho nhau, được hỗ trợ giúp đỡ nhau để cùng tiến 
bộ. Tổ chức tốt dạy học nhóm sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhệm, 
phát triển năng lượng cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của học sinh.
 - Sử dụng kỹ thuật KWL để kích hoạt kiến thức nền của học sinh về một 
chủ đề/chủ điểm nào đó, giúp khơi gợi sự tò mò, khám phá, làm cho hoạt động 
học trở nên chủ động hơn. Nhờ thế, học sinh có cơ hội liên hệ, mở rộng, nâng 
cao những điều đã biết.
 - Tổ chức hoạt động giáo dục thông qua trò chơi, giúp cho hoạt động dạy 
học trở nên sôi nổi, cuốn hút, giúp học sinh rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin, khả 
năng phản xạ nhanh, sự sáng tạo, nâng cao tinh thần đoàn kết và sự tương tác 
giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên. 
 Từ những thực trạng trong quá trình dạy học và sự tìm tòi học hỏi của bản 
thân về kiến thức môn Địa lý trong nhiều năm, bản thân thấy rằng cần phải nghĩ 
ra nhiều phương pháp dạy học mới hơn để kích thích sự ham học hỏi, chủ động 
sáng tạo của học sinh, thu hút sự chú ý ham thích môn học của học sinh trong 
giờ học Địa lý. 
 2.3.1. Giải pháp 1: Sử dụng Hồ sơ bài học.
 Điều rất phi lí mà hiện nay chúng ta vẫn đang mắc phải là học sinh đi học 
nhưng hầu như không biết trong bài học/chủ đề tiếp theo sẽ được học và quan 
trọng nhất là tham gia hoạt động học nào? Đa số cuối mỗi tiết học, giáo viên hay 
ra nhiệm vụ về nhà là học bài và làm bài tập, nghiên cứu trước bài mới. Điều 
này làm công việc học không đạt hiệu quả. Chính vì vậy, ngoài việc thiết kế ra 
“Kế hoạch bài dạy” (giáo án), tôi còn làm thêm một “Hồ sơ bài học” giúp học 
sinh chuẩn bị ở nhà, định hình hoạt động có trong bài học/chủ đề sắp tới. Công 
việc này với giáo viên hơi vất vả khâu soạn, lại còn tính toán về tính khả thi của 
bài dạy nhưng với học sinh tôi đánh giá rất hiệu quả.
 * Cách tiến hành:
 Đối với hồ sơ bài học cần được thiết kế theo các hoạt động có trong kế 
hoạch bài dạy (giáo án).
 Bước 1: Giáo viên cần nắm vững các kiến thức liên quan đến bài học/chủ 
đề.
 Bước 2: Định hình, lựa chọn các hoạt động phù hợp với từng nội dung 
đơn vị kiến thức sẽ diễn ra trong bài học/chủ đề.
 Bước 3: Thiết kế các hoạt động theo hướng gợi mở giúp học sinh chủ 
động tìm tòi kiến thức.
 Bước 4: Tiến hành phát cho học sinh vào cuối tiết học trước của bài 
học/chủ đề trong hồ sơ bài học.
 * Một số lưu ý khi sử dụng: - Học sinh quan sát một sự vật hay một hiện tượng của thế giới thực tại, 
gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó. 
 - Trong quá trình tìm hiểu, học sinh lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa 
ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những 
hiểu biết mà những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên.
 - Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo 
tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt động này làm 
cho các chương trình học tập được nâng cao lên và dành cho học sinh một phần 
tự chủ khá lớn.
 *Các kỹ thuật dạy học và rèn luyện kỹ năng cho học sinh trong 
phương pháp “Bàn tay nặn bột”
 -Tổ chức lớp học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”:
 + Bố trí vật dụng trong lớp học: Giáo viên cần sắp xếp bàn ghế sao cho 
hài hòa, phù hợp với số lượng học sinh.
 + Không khí làm việc trong lớp học: Xây dựng không khí học tập sôi nổi, 
học sinh tôn trọng lẫn nhau, giáo viên cần khuyến khích học sinh nhằm kích 
thích học sinh bằng nhiều cách như khen ngợi, cho điểm cao ... . Cố gắng tạo ra 
sự thoải mái cho học sinh, ham thích thảo luận, tự học sinh trình bày bằng lời 
nói hay viết.
 - Giúp học sinh bộc lộ quan điểm ban đầu:
 Học sinh đưa ra một khái quát chung về sự vật, hiện tượng (có thể sai 
hoặc chưa chính xác) có thể trình bày ra giấy hoặc nói. Giáo viên quan sát và 
giúp học sinh định hướng đúng.
 - Kỹ thuật tổ chức hoạt động thảo luận cho học sinh:
 Giáo viên cần chú trọng đến việc thảo luận của học sinh. Học sinh được 
khuyến khích trình bày ý tưởng của mình. Thảo luận nhóm (có nhóm trưởng và 
thư ký) hay thảo luận tập thể.
 - Kỹ thuật đặt câu hỏi của giáo viên:
 + Câu hỏi nêu vấn đề: Là câu hỏi lớn của bài học nhằm định hướng cho 
học sinh theo chủ đề bài học.
 + Câu hỏi gợi ý: Là những câu hỏi được đặt ra trong quá trình làm việc 
của học sinh.
 - Rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh thông qua phương pháp “Bàn tay 
nặn bột”:
 Học sinh cần được chú trọng đến ngôn ngữ nói và viết vì đây là đặc điểm 
quan trọng của phương pháp này. Giao tiếp bằng lời không thể tách rời các hoạt 
động tìm tòi, nghiên cứu và có mặt ở mọi thời điểm để học sinh có thể diễn đạt 
các ý tưởng của mình bằng lời nói hoặc đặt câu hỏi, miêu tả các quan sát của 
mình, trao đổi các thông tin hoặc tranh luận, bảo vệ các ý kiến của mình.
 - Kỹ thuật chọn ý tưởng, nhóm ý tưởng của học sinh:
 Giáo viên cho phép học sinh phát biểu ý kiến tự do. Giáo viên yêu cầu 
một số học sinh nhận xét ý kiến của các học sinh khác, sau đó giáo viên nhanh 
chóng nắm bắt ý kiến phát biểu của học sinh và phân loại các ý tưởng đó để thực 
hiện ý đồ dạy học. Giáo viên đưa một số hình ảnh liên quan đến các đới khí hậu trên Trái 
Đất, sau đó cho học sinh thảo luận và cùng nhau đặt câu hỏi mà mình muốn biết 
về các đới khí hậu trên Trái Đất 
 Bước 2: Học sinh đưa ra câu hỏi giả thuyết về các đới khí hậu trên Trái 
Đất. 
 Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm và đưa ra các thông tin có 
liên quan đến chủ đề. Học sinh có thể đưa ra nhiều thông tin khác nhau như:
 1. Nhiệt độ trung bình năm ? 
 2. Lượng mưa trung bình năm? 
 3. Gió thổi thường xuyên ?
 4. Phạm vi, giới hạn của 5 đới ?
 5. Nước ta nằm trong đới khí hậu nào?
 Sau khi hết thời gian làm việc, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày ý kiến 
của mình sau đó giáo viên cùng học sinh phân tích và lựa chọn những vấn đề 
chính.
 Những vấn đề chính cần nghiên cứu:
 1. Nhiệt độ trung bình năm ? 
 2. Lượng mưa trung bình năm? 
 3. Gió thổi thường xuyên ?
 4. Phạm vi, giới hạn của 5 đới ?
 5. Nước ta nằm trong đới khí hậu nào?
 Sau đó giáo viên với vai trò hướng dẫn cho học sinh trả lời lần lượt những 
câu hỏi mà ban đầu học sinh đã giả thuyết và đặt ra 
 Ví dụ như: Nước ta nằm trong đới khí hậu nào? Thuộc kiểu khí hậu nào?
 Trả lời: Nước ta nằm trong khí hậu nhiệt đới, thuộc kiểu nhiệt đới gió mùa 
Cứ như vậy học sinh sẽ trả lời những câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
 Hình 1: HS thảo luận nhóm và thuyết trình
 2.3.3.Giải pháp 3: Kĩ thuật KWL.
 KWL là một bảng gồm 3 cột chính với tên gọi từng cột:
 - K (Know): biểu thị những điều học sinh biết.
 - W (Want to know): biểu thị những điều học sinh muốn biết.
 - L (Learned): biểu thị những điều học sinh đã học được, đã rút ra được 
khi tiến hành hoạt động học, học, nghiên cứu.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc.docx