Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp dạy học giúp nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong môn Sinh học 6

doc 19 trang sklop6 20/06/2024 1410
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp dạy học giúp nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong môn Sinh học 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp dạy học giúp nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong môn Sinh học 6

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp dạy học giúp nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong môn Sinh học 6
 SKKN: “ Vận dụng một số phương pháp dạy học giúp nâng cao hứng thú học tập 
của học sinh trong môn sinh học 6”
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 ____________________
 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 I. SƠ YẾU LÍ LỊCH
- Họ và tên: Bùi Thị Tuyết Mai
- Sinh ngày 23 tháng 08 năm 1983
- Năm vào ngành : 2006
- Ngày vào Đảng : 31/12/2010
- Chức vụ và đơn vị công tác : Giáo viên trường THCS Tản Đà – Ba Vì – Hà Nội
- Trình độ chuyên môn: CĐSP
- Hệ đào tạo: Chính quy
- Bộ môn giảng dạy: Sinh học
- Ngoại ngữ: Tin học văn phòng
- Trình độ chính trị: Sơ cấp
- Sơ cấp:
- Trung cấp:
- Đại học:
- Sau đại học:
- Khen thưởng ( ghi hình thức cao nhất ):
 Đạt giải ba cấp thành phố chuyên đề: “Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường 
vào môn sinh học” năm học 2011 – 2012.
Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Tuyết Mai
Trường THCS Tản Đà – Ba Vì – Hà Nội SKKN: “ Vận dụng một số phương pháp dạy học giúp nâng cao hứng thú học tập 
của học sinh trong môn sinh học 6”
 - Về khách thể nghiên cứu: Là học sinh khối 6 trường THCS Tản Đà – Ba Vì – 
Hà Nội.
 - Đối tượng nghiên cứư: Phương pháp giảng dạy giúp năng cao hứng thú học tập 
môn sinh học của học sinh khối 6.
 - Địa bàn nghiên cứu: Trường THCS Tản Đà - huyện Ba Vì. 
2.2. Thời gian thực hiện : Năm học 2011 – 2012.
Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Tuyết Mai
Trường THCS Tản Đà – Ba Vì – Hà Nội SKKN: “ Vận dụng một số phương pháp dạy học giúp nâng cao hứng thú học tập 
của học sinh trong môn sinh học 6”
 - Các em thấy hay và thoải mái.
Ngược lại những em lựa chọn bình thường hoặc không yêu thích bộ môn cho biết:
 - Các em không hiểu lắm
 - Không thú vị lắm
 - Không thú vị lắm
* Các câu hỏi còn lại, tôi thu được kết quả như sau:
 Lớp 6A 6B 6C
 Đặc điểm 
 Thường tập trung vào bài học 68,57% 72,97% 68,44%
 Chuẩn bị đầy đủ mẫu vật 77,14% 86, 49% 83,33%
 Thường xuyên giơ tay phát biểu 48,57% 56,76% 52, 78%
 Thường xuyên đọc trước bài ở nhà 57,14% 64,86% 61,11%
 Thường xuyên tham gia hoạt động nhóm 77,14% 83,78% 80,56%
* Nhận xét: Thông qua nội dung bảng trên cho thấy, học sinh lớp 6B có sự tập trung 
chú ý trong giờ học, ý thức chuẩn bị mẫu vật và sự chuẩn bị bài ở nhà cũng như mức 
độ tham gia các hoạt động học tập ở trên lớp cao hơn so với 2 lớp còn lại. Từ đó thấy 
được mức độ yêu thích bộ môn có ảnh hưởng rất lớn đến sự tích cực, hứng thú học tập 
của học sinh. Ngoài ra, thông qua nội dung của bảng cũng thấy được học sinh tương 
đối hứng thú đối với việc chuẩn bị mẫu vật và tham gia hoạt động nhóm chiếm trên 
77,14% học sinh của khối. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh thực sự hứng thú và say mê với 
môn hoc còn chưa cao thể hiện tỷ lệ học sinh đọc trước bài ở nhà và tham gia ý kiến 
xây dựng bài còn thấp dưới 65%. Như vậy là còn trên 35% số học sinh của khối còn 
chưa thực sự hứng thú đối với môn học, chính vì vậy phần nào đã làm cho kết quả học 
tập của các em bị hạn chế. Cụ thể, thông qua bài kiểm tra khảo sát chất lượng môn sinh 
học giữa học kì I năm học 2011 - 2012 của các em, tôi thu được kết quả như sau:
 Lớp Sĩ Điểm dưới Điểm 5,6 Điểm 7,8 Điểm 9,10
 số 5
 SL % SL % SL % SL %
 6A 35 4 11,43% 6 17,14% 13 37,14% 12 34,29%
 6B 37 1 2,70% 2 5,41% 16 43,24% 18 46,65%
 6C 36 4 11,11% 4 11,11% 13 36,11% 15 41,67%
 Kết quả trên cho thấy số học sinh đạt điểm 9, 10 của cả 3 lớp đều < 50%; vẫn 
còn nhiều học sinh đạt điểm trung bình và dưới trung bình, đặc biệt ở lớp 6A và 6C tỷ 
lệ học sinh đạt điểm trung bình và dưới trung bình còn chiếm trên 22% số học sinh của 
lớp. Từ thực trạng trên với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ 
môn sinh học 6 tôi mạnh dạn chọn đề tài này.
2. Những biện pháp thực hiện
Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Tuyết Mai
Trường THCS Tản Đà – Ba Vì – Hà Nội SKKN: “ Vận dụng một số phương pháp dạy học giúp nâng cao hứng thú học tập 
của học sinh trong môn sinh học 6”
+ Lá lúa, lá mía, lá ngô( Gân hình song song)
+ Lá mã đề, lá bèo ( Gân hình cung )
+ Cành dâu, cành ớt ( Lá đơn)
+ Cành vải, xoan, gạo, xấu hổ( Lá kép)
+ Cành dâu, dâm bụt( Lá mọc cách)
+ Cành ổi ( Lá mọc đối )
+ Cành trúc đào, hoa sữa ( Lá mọc vòng )
 Ôn lại kiến thức về cấu tạo và chức năng của lá trong sách TNXH lớp 3, kẻ sẵn bảng 
SGK Tr.63
C. Tiến trình dạy học
HĐ1. Kiểm tra bài cũ ( 2 phút)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
HĐ2. Bài mới
* Giới thiệu bài ( 2 phút )
 GV chiếu hình vẽ câm 1 chiếc lá ( H19.1)→ Yêu cầu: 
+ Cho biết tên các bộ phận của lá?
+ Chức năng quan trọng nhất của lá là gì?
 Để thực hiện được chức năng đó lá phải thu nhận được nhiều ánh sáng. Vậy đặc 
điểm nào giúp lá nhận được nhiều ánh sáng? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài hôm nay.
 1. Đặc điểm bên ngoài của lá ( 23 phút)
a. Phiến lá ( 10 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Y/ccác nhóm: Quan sát các lá mang đến - HS quan sát mẫu và h. 19.2, Thảo luận 
lớp kết hợp h19.2→ Hoàn thành phiếu nhóm nhóm→ Hoàn thành nội dung phiếu 
học tập số 1 học tập.
+ Nhận xét, hình dạng, kích thước, mau 
sắc của phiến lá, bề rộng của phần phiến 
so với phần cuống.
+ Tìm điểm giống nhau của phần phiến 
các loại lá.
- GV điều khiển các nhóm trả lời theo - HS phát biểu→ HS khác bổ sung.
từng phần của phiếu.
- Giáo viên thông báo đáp án đúng. - HS hoàn thiện phiếu học tập
- GV hỏi: Đặc điểm giống nhau của phần - HS rút ra kết luận
phiến có tác dụng gì đối với việc thu nhận 
ánh sáng của lá?
Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Tuyết Mai
Trường THCS Tản Đà – Ba Vì – Hà Nội SKKN: “ Vận dụng một số phương pháp dạy học giúp nâng cao hứng thú học tập 
của học sinh trong môn sinh học 6”
 Hãy sắp xếp thông tin ở cột (B) cho phù hợp
 với thông tin ở cột (A):
 Cột A Trả lời Cột B
 1. Gân hình 1- c a. Các gân lá xếp song 
 mạng song từ gốc lá đến đầu
 lá.
 2- a
 2. Gân song song b. Các gân lá đều cong.
 3- b
 3. Gân hình cung c. Gân chính, gân phụ đan
 kết nhau thành hình
 mạng lưới.
* Kết luận:
Có 3 kiểu gân lá
- Gân hình mạng: gân chính và gân phụ đan kết nhau thành hình mạng lưới.
VD: lá lốt, lá vải, lá hồng xiêm
- Gân hình song song: Các gân lá xếp song song từ đầu lá đến gốc lá.
VD: Lá lúa, lá ngô
- Gân hình cung: Các gân mọc cong hình cung từ đầu đến cuối phiến lá.
VD: Lá địa liền, lá bèo, lá mã đề
c. Lá đơn và lá kép( 7 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu: quan sát hình 19.4 kết hợp - HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập
mẫu vật, đọc thông tin SGK tr.62→ Thảo 
luận hoàn thành phiếu học tập số 2.
- GV cho học sinh chữa từng phần - Đại diện nhóm phát biểu→ nhóm khác 
- Dựa vào bản kiến thức chuẩn hãy phân nhận xét, bổ sung.
biệt lá đơn và lá kép?
- Hãy chọn 1 lá đơn và 1 lá kép trong các - HS lựa chọn
lá mang đến lớp?
Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Tuyết Mai
Trường THCS Tản Đà – Ba Vì – Hà Nội SKKN: “ Vận dụng một số phương pháp dạy học giúp nâng cao hứng thú học tập 
của học sinh trong môn sinh học 6”
 HĐ3. Củng cố (7 phút)
- GV điểm lại các nội dung
- HS đọc kết luận SGK
- GV cho học sinh làm bài tập ( Hoạt động cá nhân 3 phút)
- GV đưa ra đáp án, thang điểm học sinh trao đổi bài chấm điểm lẫn nhau.
- Giáo viên hỏi: Có bao nhiêu bạn đạt điểm dưới 5, đạt điểm từ 7 trở lên, đạt điểm từ 8 
trở lên.
Bài tập
 Cho các thông tin sau đây có liên
 quan đến câu 1, 2: Hãy lựa chọn các thông tin 
 1.Lá có kích thước khác nhau. ở cột bên để trả lời các
 2. Phiến lá chủ yếu có dạng bản dẹt. câu hỏi sau:
 3. Phiến lá có nhiều hình thái khác * Câu 1: Lá có đặc điểm bên
 nhau.
 ngoài và cách sắp xếp
 4. Phiến lá có diện tích bề mặt lớn
 hơn so với các phần khác của lá. trên cây như thế nào giúp
 5. Có nhiều kiểu gân lá. nó nhận được nhiều ánh
 6. Có nhiều loại lá: Lá đơn và lá kép. sáng? Đáp án: 2, 4, 8
 7. Lá xếp trên cành theo nhiều kiểu: * Câu 2: Những đặc điểm
 Mọc cách, mọc đối, mọc vòng. nào chứng tỏ lá rất đa
 8. Lá xếp trên cành so le nhau. 
 dạng?Đáp án: 1, 3, 5, 6, 7
 HĐ4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK
- Làm bài tập SGK Tr.64
- Đọc mục “ Em có biết’’
- Đọc trước bài cấu tạo trong của phiến lá.
* Nhận xét: Qua việc vận dụng phương pháp dạy học thực hành quan sát tìm tòi kiến 
thức qua bài dạy trên tôi nhận thấy đã thu được một số kết quả như sau: 
- Không khí lớp học rất sôi nổi, học sinh tích cực quan sát, khám phá tìm tòi kiến thức 
qua mẫu vật thật.
- Đã phát huy được nhiều kỹ năng của học sinh trong cùng một nội dung bài học như 
quan sát, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, khả năng so sánh, phân tích, tự đánh giá 
và đánh giá lẫn nhau.
Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Tuyết Mai
Trường THCS Tản Đà – Ba Vì – Hà Nội SKKN: “ Vận dụng một số phương pháp dạy học giúp nâng cao hứng thú học tập 
 của học sinh trong môn sinh học 6”
 Cột 2: Là sơ đồ cây có hoa ,trên đó có ghi tên các cơ quan của cây có hoa và 
 đường vận chuyển các chất trong cây.
 Cột 3: Ghi đặc điểm chính về cấu tạo của mỗi cơ quan
 Đặc biệt trong cột 1 và cột 3 mỗi đặc điểm cấu tạo và chức năng đều được làm 
 riêng thành từng miếng ghép rời có thể dễ dàng tháo ra hoặc lắp vào bảng. Cột 2 cố 
 định, sau cột 2 có đục các lỗ để luồn các thanh ngang đựoc làm bằng nhôm dùng để 
 treo các miếng ghép.
 Cột1 Cột 2 Cột 3
 Mang các hạt phấn chứa tế bào sinh dục
Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả
 đực và noãn chứa tế bào sinh dục cái
 Hoa
 Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt Gồm vỏ quả và hạt
 Nảy mầm thành cây con, duy trì Quả
 và phát triển nòi giống
 Hạt
 Gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ
 Thu nhận ánh sáng để chế tạo Những tế bào vách mỏng chứa nhiều lục lạp, 
 chất hữu cơ cho cây Lá trên lớp tế bào biểu bì có những lỗ khí
 Trao đổi khí với môi trường bên ngoài đóng mở được
 và thoát hơi nước.
 Vận chuyển nước và Thân
 muối khoáng từ rễ lên lá Gồm nhiều bó mạch gỗ và mạch rây
 Vận chuyển chất hữu cơ từ lá đến
 tất cả các bộ phận khác của cây
 Hấp thụ nước và muối khoáng cho cây Rễ Có các tế bào biểu bì kéo dài thành lông hút
 * Cách thực hiện:
 - Trong phần I.1: Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có 
 hoa.
 Sau khi cho học sinh kể tên các bộ phận của cây có hoa, GV cho học sinh thảo 
 luận nhóm tìm đặc điểm cấu tạo và chức năng ( trong nội dung bảng SGK Tr.116) phù 
 hợp từng cơ quan. Sau khi các nhóm thảo luận xong GV cho HS trả lời bằng hình thức 
 chơi trò chơi. Có 2 cách chơi:
 + Cách 1: GV chọn ra 2 nhóm, 1 nhóm cầm các miếng ghép ghi chức năng mỗi 
 cơ quan ( Nội dung cột 1), nhóm 2 cầm các miếng ghép ghi đặc điểm chính về cấu tạo 
 Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Tuyết Mai
 Trường THCS Tản Đà – Ba Vì – Hà Nội SKKN: “ Vận dụng một số phương pháp dạy học giúp nâng cao hứng thú học tập 
của học sinh trong môn sinh học 6”
- Cách 1: Cho 2 học sinh lên đóng vai: một HS đóng vai là hạt 1 lá mầm , HS còn lại 
đóng vai là hạt 2 lá mầm và tự giới thiệu về mình, các HS khác trong lớp theo dõi 
nhận xét , bổ sung những phần các bạn giới thiệu còn thiếu hay chưa thật chính xác. 
- Cách 2: Giáo viên đóng vai là hạt 1 lá mầm và gọi một học sinh đóng vai là hạt 2 lá 
mầm trò chuyện và hỏi đáp về các đặc điểm của nhau. Qua đó giáo viên có thể kiểm 
tra kiến thức học sinh lĩnh hội được và điều chỉnh những sai xót cho học sinh.
- Cách 3: Gọi một học sinh lên đóng vai là thầy cô giáo lên bảng tổng hợp lại toàn bộ 
kiến thức đã học trong bài theo các đề mục ghi trên bảng và học sinh đó có thể hỏi bất 
cứ bạn nào trong lớp về nội dung kiến thức đã học. Các bạn được hỏi sẽ đứng lên trả 
lời, các bạn khác nhận xét và giáo viên có thể bổ sung, chỉnh sửa nếu cần. 
 Qua việc sử dụng trò chơi này trong môn sinh học 6, tôi nhận thấy học sinh rất 
hứng thú và tích cực tham gia trò chơi. Qua đó vừa giúp HS nắm vững kiến thức, rèn 
luyện cho các em tính tự nhiên và khả năng diễn đạt, đồng thời làm tăng lòng yêu thích 
môn học.
c. Sử dụng trò chơi nhận biết 
 Trò chơi này rất thích hợp cho các tiết ôn tập và các tiết bài tập giúp các em 
củng cố lại các kiến thức đã học. 
Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Tuyết Mai
Trường THCS Tản Đà – Ba Vì – Hà Nội

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_mot_so_phuong_phap_day_hoc_gi.doc