Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức thực tiễn vào dạy học Địa lý 6
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức thực tiễn vào dạy học Địa lý 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức thực tiễn vào dạy học Địa lý 6
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LƯƠNG THẾ VINH ----------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “VẬN DỤNG KIẾN THỨC THỰC TIỄN VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÝ 6” Môn: Địa Lí Cấp học: Trung học cơ sở Tác giả: HOÀNG VĂN NAM Đơn vị công tác: Trung học cơ sở Lương Thế Vinh Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC: 2021-2022 MỤC LỤC Phần Nội dung Trang A- Phần mở đầu I Lý do chọn đề tài 1 II Mục đích nghiên cứu của đề tài 2 III Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 2 IV Phương pháp nghiên cứu 2 B- Phần nội dung I Cơ sở lí luận 3 II Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu: 3 III Giải pháp và tổ chức thực hiện 4 C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I Kết luận 7 II Đề xuất, kiến nghị 7 MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO 2/9 II. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng kênh hình, vận dụng kiến thức thực tiễn để giảm tính trừu tượng cho học sinh lớp 6 giúp cho giáo viên và học sinh có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập môn Địa lý nói chung , đồng thời củng cố,tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh III. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 1. Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của chuyên đề chủ yếu nằm trong chương trình Địa lý lớp 6, mở rộng tham khảo tìm hiểu các tài liệu khác có liên quan và những hiện tượng địa lí tự nhiên. 2. Kế hoạch nghiên cứu: - Từ tháng 9/2021- tháng 10/2021: Chọn nội dung nghiên cứu, xác định nội dung trong các bài, lập đề cương nghiên cứu. - Từ tháng 10/2020- tháng 2/2021:Tiến hành thực nghiệm sư phạm trên đối tượng nghiên cứu, khảo sát thực nghiệm. - Tháng 3/2021: Thống kê kết quả, so sánh, phân tích, đối chiếu. Rút ra kết luận khoa học. Viết đề tài nghiên cứu. IV. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tham khảo tài liệu: Nghiên cứu, tìm hiểu các nội dung liên quan tới đề tài từ đó chắt lọc, tổng hợp nội dung để vận dụng vào bài học thêm phần sinh động, khắc sâu kiến thức.... - Phương pháp quan sát thực tế: Thường xuyên quan sát những hiện tượng địa lí xảy ra trong tự nhiên để ứng dụng vào bài dạy thêm phần phong phú - Phương pháp thực nghiệm: Đánh giá những kĩ năng của học sinh và hiệu quả của phương pháp dạy học thông qua các câu hỏi, bài kiểm tra. - Phương pháp thống kê, phân tích số liệu, so sánh, đối chiếu, đánh giá kết quả ,tổng kết kinh nghiệm 4/9 III. Giải pháp và tổ chức thực hiện - Trong dạy và học Địa lý, việc vận dụng các vấn đề thực tiễn vào trong tiết học sẽ giúp nó trở lên gần gũi với học sinh và tạo được hứng thú học tập, đồng thời giúp các em có nhiều hiểu biết hơn về các hiện tượng đia lí xung quanh cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, để thực hiện được giáo viên phải tổ chức học tập, phân tích, tổng hợp và xử lí thông tin, tạo điều kiện cho học sinh trong quá trình học tập vừa tiếp nhận được kiến thức vừa rèn luyện các kỹ năng và nắm được phương pháp học tập tạo điều kiện tự khám phá, tự phát hiện, tự tìm đến với kiến thức mới, phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh. 1. Các giải pháp - Vận dụng linh hoạt các phương pháp và phương tiện dạy học trực quan - Trong quá trình học, để vận dụng được tốt các kiến thức mới, liên hệ thực tiễn các kiến thức cần thực hiện các bước như sau: Bước 1: Thu thập thông tin: Giáo viên và học sinh sưu tầm các tư liệu thực tế qua sách báo, tranh ảnh, internet, các hiện tượng tự nhiên Bước 2: Xử lí thông tin: Thông qua một hệ thống câu hỏi, giáo viên hướng dẫn học sinh căn cứ vào thông tin đã thu thập để rút ra kết luận cần thiết Bước 3: Vận dụng, liên hệ: Dựa vào kết luận đã rút ra từ bài học, học sinh vận dụng kiến thức mới, liên hệ kiến thức từ thực tiễn và vận dụng vào thực tiễn để hiểu sâu bài hơn 2. Tổ chức thực hiện a) Vận dụng kiến thức thực tiễn thay cho lời giới thiệu bài mới Tiết học có gây được sự chú ý của học sinh hay không là nhờ vào người giáo viên rất nhiều. Trong đó có phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta đặt ra một tình huống thực tiễn yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽ cuốn hút được sự chú ý của học sinh trong tiết dạy Cách 1: Dùng câu hỏi nêu vấn đề VD: Khi dạy về Trái Đất trong hệ Mặt Trời, Giáo viên có thể đặt câu hỏi: Ánh sáng trên Trái Đất của chúng ta từ đâu mà có? Tại sao Trái Đất của ta không bị lạnh đi? => Do Mặt Trời cung cấp ánh sáng và nhiệt độ để sưởi ấm Trái Đất Cách 2: Dùng tranh ảnh, video minh họa VD: Khi dạy về các dạng địa hình chính trên Trái Đất giáo viên có thể đưa ra một số tranh ảnh, video thực tế để thay cho lời giới thiệu như: Những hình ảnh này cho ta biết đến những dạng địa hình nào? b) Dùng để dẫn dắt, chuyển ý trong bài học Thực tế cho thấy một trong những yếu tố làm cho các bài giảng cuốn hút người nghe là do cách dẫn dắt, chuyển ý để các nội dung bài học có sự logic, 6/9 trò chơi ô chữ... Trong đó giải pháp sử dụng các câu hỏi vận dụng kiến thức được học vào thực tế đời sống để “củng cố” cho bài học là một giải pháp hay, lôi cuốn được sự tập trung suy nghĩ của học sinh, qua đó giáo viên sẽ khắc sâu được kiến thức bài học đồng thời nắm bắt được khả năng nhận thức của học sinh. VD: Sau khi học xong bài Sông và hồ, Nước ngầm và băng hà, giáo viên đặt ra câu hỏi: Để sử dụng bền vững tài nguyên nước, là một người học sinh em phải làm gì để bảo vệ tài nguyên đó?. Hay khi học hết bài Biển và Đại dương, giáo viên đặt câu hỏi: Biến đổi khí hậu đang tác động như thế nào đến biển và con người chúng ta? 8/9 - Tạo tâm lý thoải mái cho học sinh, làm cho các em bước vào mỗi tiết học cảm thấy nhẹ nhàng, các em cảm thấy việc tự mình làm chủ, lĩnh hội kiến thức là việc rất tự nhiên thì khi đó bài học mới có hiệu quả - Kiên trì, đầu tư nhiều tâm sức để tìm hiểu các vấn đề, vận dụng khoa học sáng tạo - Đánh giá khách quan kết quả học tập, chỉ ra được những yếu điểm cho học sinh để khắc phục - Xây dựng hệ thống bài tập ôn tập và kiểm tra - Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt học tập bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng 3. Đối với nhà trường: - Trang bị thêm cho giáo viên tài liệu tham khảo cần thiết để bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_kien_thuc_thuc_tien_vao_day_h.docx