Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường
Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường Trường THPT Điểu Cải VAI TRÒ CỦA GVCN TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Họ và tên : Bùi Thị Thu Vân trang A. Phần mở đầu................... 2 1. Lý do chọn đề tài . 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng nghiên cứu ... 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5. Giới hạn đề tài....................................................................................... 3 6. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 3 7. Thời gian nghiên cứu............................................................................ 3 B. Phần nội dung................................................................................................5 Chương I . Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu..................................... 5 1.1. Đạo đức- chức năng đạo đức ............................................................. 4 1.2. Vị trí và đặc điểm của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh......... 5 1.3. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT................... 6 Chương II . Thực trạng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh và tình trạng bạo lực học đường của trường THPT Điểu Cải..12 2.1. Thuận lợi ...................................................................................... 12 2.2. Khó khăn . 12 Chương III. Một số biện phápthực hiện 15 3.1 Giáo viên cần nắm một số văn bản 15 3.2 Vai trò của GVCN trong công tác quản lý 16 3.3 GVCN với vai trò cố vấn. 17 3.4 GVCN là một nhà tư vấn tâm lý 17 3.5 Sự phối kết hợp giữa GVCN với phụ huynh,giáo viên bộ môn,các đoàn thể, liên kết với các lực lượng xã hội.... 18 3.6 Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động ngoại khóa.20 3.7 GVCNvới công tácđánh giá,xếp loại .20 C. Phần kết luận.. 22 Bùi Thị Thu Vân Trường THPT Điểu Cải Trang 1 Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vai trò của GVCN lớp trong công tác giáo dục đạo đức, phát triển nhân cách học sinh để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường. 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về công tác giáo dục đạo đức học sinh và tình trạng bạo lực học đường ở trường THPT 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu một số vấn đề về cơ sở lý luận giáo dục đạo đức, tiến hành điều tra thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh và tình trạng bạo lực học đường, phân tích nguyên nhân, tìm ra những yếu tố liên quan đến công tác giáo dục đạo đức học sinh để từ đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. 5. Giới hạn của đề tài Nghiên cứu về thực trạng bạo lực học đường và biện pháp giáo dục đạo đức học sinh của trường THPT Điểu Cải- huyện Định Quán – Tình Đồng Nai , trong năm học 2011-2012. 6. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp nghiên cứu lý luận Trên cơ sở những kiến thức về tâm lý, giáo dục học và những quan điểm đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp loại, khen thưởng và kỷ luật học sinh. b. Phương pháp quan sát Nhìn nhận lại thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh và tình trạng bạo lực học đường của trường THPT Điểu Cải trong năm học. Đưa ra một số biện pháp về việc thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường trong giai đoạn hiện nay. 7. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012 Bùi Thị Thu Vân Trường THPT Điểu Cải Trang 3 Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường Trong tất cả các mặt giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng. Vì Hồ Chủ Tịch đã nêu: “ dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách mạng thì có tài cũng vô dụng ” Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có công phu, kiên trì, nhẫn nại, chịu khó và phải tốn nhiều thời gian công sức để tìm hiểu; lắng nghe tâm tư nguyện vọng của từng đối tượng học sinh trong lớp. Từ đó đề ra kế hoạch , phương pháp giáo dục thích hợp cho từng trường hợp. Vì vậy hiệu quả của công tác chủ nhiệm phụ thuộc rất nhiều, vào các giải pháp thực hiện liên kết giáo dục, với các tổ chức xã hội , giáo viên bộ môn, nhằm huy động có hiệu quả tiềm năng của các lực lượng, các tổ chức cá nhân vào công tác giáo dục đạo đức học sinh . Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải có ý thức trách nhiệm cao, yêu thương học sinh bằng cả tấm lòng nhân ái của người thầy. Giáo viên chủ nhiệm phải luôn nắm bắt thông tin, có hiểu biết rộng và không ngừng phải hoàn thiện mình, biết vận động và lôi kéo mọi người cùng thực hiện mục tiêu giáo dục 1.2.2. Đặc điểm Giáo dục đạo đức đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh. Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp; còn quá trình giáo dục đạo đức không nên dừng lại ở lớp học mà mình được phân công chủ nhiệm mà nó được thể hiện thông qua tất cả các hoạt động có thể có trong nhà trường, mọi lúc, mọi nơi, mọi điều kiện có thể . Đối với học sinh THPT, kết quả của công tác giáo dục đạo đức vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào nhân cách người thầy, gương đạo đức của người thầy sẽ tác động quan trọng vào việc học tập, rèn luyện của các em . Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ vai trò hết sức quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi Bùi Thị Thu Vân Trường THPT Điểu Cải Trang 5 Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường 1.3.2.2 Giáo dục bằng cách thuyết phục và phát huy mạnh mẽ tính tự giác của học sinh Phải giáo dục đạo đức bằng cách thuyết phục và phát huy tính tự giác của học sinh, chứ không phải bằng sự cưỡng ép, mệnh lệnh. Để thực hiện điều này, trước hết người thầy phải tạo uy tín với học sinh: phải có tác phong nghiêm túc, gương mẫu. Nói và làm đi đôi với nhau. Luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo; phải thực hiện đúng những gì đã nói, hứa với học sinh. Giải quyết sự việc có tình có lý . Không mị học sinh để các em xem thường ; GVCN cũng là giáo viên dạy bộ môn nên phải có chuyên môn vững vàng. Khi được học sinh tin tưởng , thán phục về chuyên môn thì về lĩnh vực chủ nhiệm giáo viên sẽ thuận lợi hơn . Phải tôn trọng học sinh : đối với học sinh THPT, các em đã lớn nên nhận thức hiểu biết sự việc tương đối chín chắn,do đó người giáo viên phải lắng nghe ý kiến của các em , phải phân tích khuyết điểm lỗi lấm mà các em mắc phải cho đến khi các em chấp nhận một cách tự nguyện , có như thế mới sửa sai được . Luôn tạo cơ hội cho học sinh sửa đổi , nắm được đặc điểm Tâm-Sinh-Lý của học sinh, nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống cụ thể của từng em để có thể lường trước những phản ứng bộc phát của các em để có biện pháp uốn nắn kịp thời ; nắm được thủ lĩnh của nhóm học sinh cá biệt để có biện pháp giáo dục đạt hiệu quả , công bằng trong cư xử . Trách phạt phải đúng tội đúng người và được dư luận học sinh của lớp đồng tình; trong nội dung của mỗi buổi sinh hoạt lớp nên đưa vào một gương điển hình về sự vượt khó trong học tập, gương thành đạt trong cuộc sống để các em tự suy nghĩ và vận dụng vào cuộc sống của mình ; luôn động viên học sinh tham gia vào các hoạt động của nhà trường vì đây là sân chơi bổ ích giáo dục cho học sinh biết sống tập thể , vì mọi người xây dựng lòng tự hào về tập thể lớp trong học sinh : nêu bật những mặt tốt mà các em đã làm trong thời gian qua ; đồng thời phê phán những khuyết điểm đấy lùi còn tồn tại. từ đó các em sẽ ra sức phấn đấu , giữ gìn kỷ luật nề nếp , ra sức học tập vì bản thân , gia đình và tập Bùi Thị Thu Vân Trường THPT Điểu Cải Trang 7 Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường do đó người thầy không thể uốn nắn tư tưởng, xây dựng tình cảm đúng đắn cho học sinh được. 1.3.2.5.Giáo dục đạo đức phải phối hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh THPT và đặc điểm hoàn cảnh cá nhân học sinh Công tác giáo dục đạo đức cần phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT là quá độ, phức tạp và nhiều mâu thuẩn để từ đó có hình thức, biện pháp thích hợp. Cần phải chú ý đến cá tính, giới tính của các em. Đối với từng em, học sinh nữ, học sinh nam cần có những phương pháp giáo dục thích hợp, không nên đối xử sư phạm đồng loạt với mọi học sinh. Muốn vậy người thầy phải sâu sát học sinh, nắm chắc từng em, hiểu rõ cá tính để có những biện pháp giáo dục phù hợp. tìm hiểu, nắm bắt hoàn cảnh gia đình, năng lực từng học sinh, học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến việc xử lý tình huống. Đòi hỏi người thầy luôn nghiêm khắc nhưng độ lượng, bao dung trước những biểu hiện sai trái của học sinh, đồng thời tích cực tuyên dương khen ngợi khi các em có những tiến bộ dù là nhỏ; thông cảm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, dành thời gian để tâm sự và cho các em những lời khuyên bảo chân tình; tạo được niềm tin động lực cho học sinh phấn đấu hoàn thiện. 1.3.2.6.Trong công tác giáo dục đạo đức, người thầy cần phải có nhân cách mẫu mực và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các các ảnh hưởng giáo dục đối với học sinh Kết quả công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPT phụ thuộc rất lớn vào nhân cách của người thầy. Hình ảnh người thầy ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh, chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm không những cần năng lực chuyên môn, mà còn đòi hỏi phải thật sự là tấm gương sáng về tác phong, tư cách đạo đức; chuẩn mực trong trang phục, lời nói, cách ứng xử như vậy lời nói của giáo viên chủ nhiệm mới có trọng lượng với học sinh. Phải đảm bảo sự nhất trí cao về yêu cầu giáo dục đạo đức giữa các thành viên trong nội bộ nhà trường và sự thống nhất phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Bùi Thị Thu Vân Trường THPT Điểu Cải Trang 9 Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường 1.3..3 .Phương pháp thúc đẩy Là phương pháp dùng những tác động có tính chất “ cưỡng bách đạo đức bên ngoài ” để điều chỉnh, khuyến khích những “ động cơ kích thích bên trong” của học sinh nhằm xây dựng đạo đức cho học sinh. - Những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những yêu cầu với học sinh, vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tuân theo để có những hành vi đúng đắn theo yêu cầu của nhà trường. - Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinh làm cho bản thân học sinh đó vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích các em khác noi theo. - Xử phạt : là phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác động có tính chất cưỡng bách đến danh dự lòng tự trọng của cá nhân học sinh để răn đe những hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và những học sinh khác. Do đó phải thận trọng và đúng mực, không được lạm dụng phương pháp này. Khi xử phạt cần phải làm cho học sinh thấy rõ sai lầm, khuyết điểm, thấy hối hận và đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên học sinh sửa chữa khuyết điểm, cần phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhưng không có lời nói, cử chỉ thô bạo, xỉ nhục hoặc các nhục hình xúc phạm đến thân thể học sinh. Bùi Thị Thu Vân Trường THPT Điểu Cải Trang 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_vai_tro_cua_giao_vien_chu_nhiem_trong.doc