Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động củng cố bài học môn Địa lý 6

doc 22 trang sklop6 16/04/2024 1170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động củng cố bài học môn Địa lý 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động củng cố bài học môn Địa lý 6

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động củng cố bài học môn Địa lý 6
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN
 ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY 
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ BÀI HỌC
 MÔN: ĐỊA LÝ 6
 Quảng Bình, Tháng 12 năm 2018
 1
 Quảng Bình , tháng 12 năm 2017 1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn sáng kiến
 Hưởng ứng công cuộc đổi mới trong giáo dục ở nước ta hiện nay mà trọng 
tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông là tập trung đổi 
mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ 
động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên, 
nhằm phát triển tư duy độc lập, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả 
năng tự học, tự bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và vui thích trong học tập 
môn Địa lí 6. 
 Để thực hiện mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy 
học theo triết lý lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết. Bản 
chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích 
cực,độc lập sáng tạo của người học.
 Để làm được điều đó thì vấn đề đầu tiên mà người giáo viên cần nhận thức rõ 
ràng là quy luật nhận thức của người học. Người học là chủ thể hoạt động chiếm 
lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ chứ không phải lĩnh hội một cách thụ động.
 Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ 
đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy. 
Học sinh chỉ học bài nào biết bài đấy, cô lập nội dung của các môn, phân môn mà 
chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau vì vậy mà chưa phát triển được tư duy logic 
và tư duy hệ thống. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp các em giải quyết được các vấn đề 
trên và nâng cao hiệu quả học tập.
1.2. Phạm vi áp dụng sáng kiến
 Hiện nay, đa số học sinh lớp 6 nói chung và ở trường tôi nói riêng học tập 
Địa lí một cách thụ động, nhớ kiến thức một cách máy móc. Thông thường để học 
thuộc một bài, học sinh thường phải đọc đi đọc lại hoặc viết đi viết lại các kiến thức 
cho đến khi nhớ. Cách học này thật vất vả mà hiệu quả không cao. Đó cũng chính 
là một trong những nguyên nhân làm học sinh không hứng thú học tập môn Địa lí. 
 3 kết luận cuối cùng. Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ khắc phục được những hạn chế đó bởi 
sơ đồ tư duy tạo nên sự đồng thuận trong nhóm, các thành viên đều suy nghĩ tập 
trung vào một vấn đề chung cần giải quyết, tránh được hiện tượng lan man và đi lạc 
chủ đề. Không những vậy, sơ đồ tư duy đã tạo nên sự cân bằng giữa các cá nhân và 
cân bằng trong tập thể. Mọi thành viên đều đóng góp ý kiến và cùng nhau xây dựng 
nên sơ đồ tư duy của cả nhóm. Các thành viên tôn trọng ý kiến của nhau và các ý 
kiến đều được thể hiện trên sơ đồ tư duy.
 Sơ đồ tư duy là một công cụ tư duy thực sự hiệu quả bởi nó tối đa hoá được 
nguồn lực của cá nhân và tập thể. Mỗi thành viên đều rèn luyện được khả năng tư 
duy, kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp cho các 
thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống. Việc ghi nhớ 
cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn. Chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy, bất kỳ thành 
viên nào của nhóm cũng có thể thuyết trình được nội dung bài học.
 Sơ đồ tư duy cung cấp cho ta cái nhìn chi tiết và cụ thể. Khi mọi người tập 
trung vào chủ đề ở giữa thì bộ não của mỗi thành viên đều hướng tới trọng tâm tạo 
nên sự đồng thuận tập thể, cùng hướng tới một mục tiêu chung và định hướng được 
kết quả.
 Các nhánh chính của sơ đồ tư duy đưa ra cấu trúc tổng thể giúp các thành 
viên định hướng tư duy một cách logic. Bên cạnh đó, các nhánh phụ kích thích tính 
sáng tạo đồng thời hiểu được tư duy cũng như sự tích cực của mỗi thành viên.
 Qua quan sát điều tra thực tế ở trường tôi, cho thấy:
 - Đây là phương pháp học tập mới thoải mái, vui vẻ và sáng tạo, thú vị .
 - Đây là xu thế chung của giáo dục Việt Nam nên đựơc sự ủng hộ từ các cấp, 
xã hội, phụ huynh, học sinh
 - Chương trình môn Địa lí 6 có nhiều nội dung phù hợp với phương pháp 
củng cố bài bằng sơ đồ tư duy phát huy hiệu quả cao khi giáo viên tổ chức cho học 
sinh làm việc
 5 phải giúp học sinh hệ thống được những kiến thức đó. Việc xây dựng được một 
“hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng 
quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả 
năng sáng tạoMột trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình 
ảnh liên kết” là sơ đồ tư duy.
 Nguyên lý và ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học: 
 Sơ đồ tư duy (Mind Map) là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và 
hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Kỹ thuật tạo ra loại sơ đồ này được 
gọi là Mind Mapping và được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960.
 Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý 
tưởng hay khái niệm chủ đạo. Ý trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh hay từ 
khóa cấp 1 bằng các nhánh chính, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các 
từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái 
niệm hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một 
“bức tranh tổng thể” mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng. 
 Những yếu tố đã làm cho sơ đồ tư duy có tính hiệu quả cao và nền tảng 
của chúng là:
 Sơ đồ tư duy đã thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt 
động. Đó là liên kết, liên kết và liên kết. Mọi thông tin tồn tại trong não bộ của con 
người đều cần có các mối nối, liên kết để có thể được tìm thấy và sử dụng. Khi có 
một thông tin mới được đưa vào, để được lưu trữ và tồn tại, chúng cần kết nối với 
các thông tin cũ đã tồn tại trước đó.
 Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh đã đem lại một công 
dụng lớn vì đã huy động cả bán cầu não phải và trái cùng hoạt động. Sự kết hợp 
này sẽ làm tăng cường các liên kết giữa 2 bán cầu não, và kết quả là tăng cường trí 
tuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ não.
 Sơ đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ 
thông cũng như ở các bậc học cao hơn vì chúng giúp giáo viên và học sinh trong 
 7 9 Ví dụ: Phân loại núi theo tuổi thì có 2 loại núi là núi già và núi trẻ. Núi già có đỉnh 
tròn, sườn thoải, thung lũng rộng. Núi trẻ có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu. 
Sau khi học sinh dùng lời để mô tả đặc điểm của đối tượng, giáo viên khuyến khích 
các em sử dụng hình ảnh để thể hiện đặc điểm của đối tượng, phát huy tối đa khả 
năng sáng tạo của học sinh và giúp các em dễ nhớ bài học.
 11 Ví dụ: SĐTD tổng kết Tiết 16- bài 14. Địa hình bề mặt Trái Đất(tt). 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh trình tự thuyết trình sơ đồ tư duy (SĐTD) như 
sau : Nội dung chính của bài học nằm ở trung tâm của SĐTD. Các ý trình bày được 
phát triển dựa trên các hình ảnh và từ khoá của SĐTD. Học sinh chọn thứ tự các ý 
để trình bày theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài và sau đó 
là theo chiều từ trên đi xuống hoặc chiều kim đồng hồ tuỳ cách trình bày sơ đồ.. 
 Trong quá trình học sinh trình bày, giáo nên khích lệ học sinh đề xuất để mở 
rộng nội dung của SĐTD. 
 Với đối tượng học sinh giỏi, giáo viên có thể dùng SĐTD có những nội dung 
chưa hợp lí (thiếu nội dung chính, diễn đạt quá dài dòng, vẽ hình minh họa quá 
 13 Ví dụ: SĐTD tổng kết bài 22- Các đới khí hậu trên Trái Đất.
 Hoạt động dạy học sẽ được thực hiện như sau : 
 - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh : Dùng các cụm từ ngắn gọn để điền 
các thông tin còn thiếu và vẽ thêm hình ảnh liên tưởng cho SĐTD, sau đó trình bày 
trước cả lớp nội dung của SĐTD. 
 - Trong quá trình học sinh trình bày, giáo viên có thể yêu cầu học sinh giải 
thích ý nghĩa của các hình vẽ liên tưởng để các học sinh khác có thể học tập cách 
sử dụng hình ảnh của bạn trong một không khí học tập vui vẻ, củng cố sự tự tin và 
nâng cao hiệu quả vẽ SĐTD cho học sinh.
Dùng SĐTD khuyết thiếu để kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh sau bài học 
sẽ giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian mà vẫn đánh giá được chính xác cả 
 15 sinh có cơ hội phát huy tối đa sáng tạo của mình, lắng nghe và chia sẻ những kinh 
nghiệm vẽ SĐTD với bạn cùng lớp.
 Sử dụng các phần mềm để vẽ sơ đồ tư duy ( SĐTD):
 Khi học sinh đã vẽ SĐTD thành thạo, giáo viên yêu cầu học sinh vẽ bản đồ 
tư duy độc lập để tổng kết bài học. Với đối tượng học sinh khá giỏi giáo viên có thể 
hướng dẫn học sinh cách download các phần mềm vẽ bản đồ tư duy trên Internet để 
vẽ bản đồ tư duy trên máy tính (ví dụ phần mềm Buzan's iMindMap V5 rất dễ sử 
dụng và tạo ra các sản phẩm bản đồ tư duy rất đẹp mắt).
 Giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt làm theo các bước sau:
 - Dowload phần mềm vẽ SĐTD từ Internet.
 - Mở chương trình. 
 -> Chọn hình ảnh trung tâm cho sơ đồ: vào Browse để chọn file ảnh làm hình 
ảnh trung tâm. 
 -> Điền nội dung cho hình ảnh trung tâm (viết vào ô Enter some text for your 
central idea) –> bấm chọn create để hoàn thành. 
 -> Lấy các nhánh nội dung : Di chuột tới hình ảnh trung tâm, thấy một chấm 
đỏ xuất hiện, kích chuột trái vào chấm đỏ và kéo đến vị trí mong muốn, thả chuột. 
Để vẽ các nhánh khác chỉ việc kéo và thả,
 -> Viết nội dung vào nhánh : Di chuột vào nhánh, kích đúp chuột trái - > 
Nhập nội dung cho nhánh vào ô Text box.
 -> Nhập nội dung cho các nhánh nhỏ nhằm thể hiện chủ đề 1 cách sâu sắc: 
Di chuột tới phần cuối của nhánh lớn – chấm đỏ xuất hiện -> kéo, thả,.
 17 Qua nhiều bài học nội dung củng cố bài như cách thực hiện ở trên, tôi nhận 
thấy các em nhớ bài nhanh hơn, từng bước xây dựng được kỹ năng diễn giải. Vì 
vậy, việc củng cố bài học đối với học sinh đã hoàn thành sơ đồ tóm tắt, tôi thường 
dành vài phút đề phân tích nhằm khắc sâu kiến thức qua các từ khóa của sơ đồ, 
cũng như hướng dẫn các em kết nối các từ khóa đó. Bởi, mục đích cuối cùng của 
tôi là giúp các em có thể liên kết các bài có kiến thức liên quan được hệ thống 
thành một sơ đồ tư duy hoàn hảo. 
 Kết quả và thành tích học tập cao hơn nhiều so với kết quả khảo sát đầu năm:
 Giỏi KháTB Yếu Khá
 Lớp SL
 SL % SL % SL % SL %
 61 38 6 15,8 16 42,1 16 42,1 0 0
 62 38 5 13,2 14 36,8 18 47,4 1 2,6
 63 40 7 17,5 16 40,0 14 35,0 1 2,5
 64 40 9 22,5 17 42,5 14 35,0
 65 40 19 47,5 21 52,5 0 0
3. Phần kết luận
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến
 Để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, phương pháp dạy học 
sử dụng sơ đồ tư duy tỏ ra có ưu thế. Mỗi bài học chứa đựng một số vấn đề cơ bản 
của môn học, bằng sự hiểu biết của mình, giáo viên nêu vấn đề, tổ chức cho học 
sinh giải quyết bằng cách sáng tạo thành sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực 
và huy động bộ não các em làm việc hết công suất cho mỗi bài học, sẽ không còn 
tình trạng học sinh ngồi im thụ động chỉ có vài em được phát biểu và làm việc với 
giáo viên trong tiết học. Kỷ thuật sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập để củng cố nội 
dung bài đã giúp các em tư duy tốt hơn, giúp không khí lớp học sinh động hơn từ 
đó giúp các em ý thức tự học tập. Đặc biệt khi ôn bài việc sử dụng sơ đồ trong việc 
 19

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_so_do_tu_duy_trong_hoat_dong.doc