Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy môn Giáo dục thể chất ở trường THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy môn Giáo dục thể chất ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy môn Giáo dục thể chất ở trường THCS
1/15 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Giáo dục thể chất trong trường học là nội dung quan trọng góp phần rèn luyện thể lực cho học sinh, từ đó nâng cao tính tự giác, chủ động rèn luyện, giúp các em đảm bảo sức khỏe cho hoạt động học tập và phát triển thể lực, góp phần đào tạo con người toàn diện đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước.Nghị quyết số 08/NQ-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020 đã nhấn mạnh “Thực hiên tốt giáo dục thể dục thể chất theo chương trình nội khóa; phát triển thể lực toàn diện và kỹ nảng vận động cơ bản của học sinh, sinh viên và góp phần đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao. Để giảng dạy môn thể dục đạt kết quả cao thì chúng ta phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó việc tạo cho học sinh sự hứng thú có tính tự giác tích cực, điều đó nắm vai trò quan trọng trong việc dạy và học. Tâm lý học đã nghiên cứu thấy rằng “hoạt động của con người luôn xuất phát từ 1 mục đích nhất định và khi mục đích đó trở thành nhu cầu hứng thú của cá nhân thì kết quả hoạt động sẽ cao hơn” có người còn ví rằng: Hứng thú là chiếc dù nhỏ mở ra trước tiên, tạo điều kiện bật tung vòm dù chính bao bọc các năng khiếu có thể nói hứng thú kích thích tính tích cực của con người để giáo dục một nhân cách toàn diện. Nhà trường chúng ta không thể không coi trọng vấn đề giáo dục, xây dựng và bồi dưỡng sự hứng thú tính tự giác tích cực cho học sinh vậy làm thế nào cho học sinh say mê hứng thú tự giác tích cực trong học tập? Đó là vấn dề quan tâm hàng đầu của những người làm công tác giáo dục để nâng cao chất lượng dạy và học Và với sự thay đổi quan điểm, quán triệt mạnh mẽ của ngành giáo dục về phương pháp giảng dạy, công nghệ thông tin được ứng dụng rất nhiều vào các môn học khác nhất là trong giai đoạn hiện nay dịch covid vẫn đang diễn biến hết sức phạp lên việc giảng dạy bằng công nghệ thông tin được sử dụng nhiều trong các tiết học và đã mang lại hiệu quả cao . Vậy tại sao môn học thể dục lại không sử dụng công nghệ thông tin vào các tiết học? Là do môn học thể dục được giảng dạy ngoài trời nên không thể kết hợp với trình chiếu hay là do chúng ta chưa có biện pháp phối hợp hiệu quả giữa các phương pháp dạy học khác để giúp các em có hứng thú hơn khi học môn thể dục.. Xuất phát từ những lý do nêu trên đã thôi thúc tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy môn giáo dục thể chất ở trường THCS ”. 3/15 PHẦN B: NỘI DUNG I. Cơ sở của vấn đè nghiên cứu Hiện nay không chỉ riêng nước ta mà những nước phát triển trên thế giới, những nước trong khu vực đều quan tâm đến việc nâng cao khả năng tư duy, khả năng xử lí mọi tình huống của con người. Và để có được con người như thế, giáo dục đóng vai trò quan trọng và phần trách nhiệm lớn lao. Nói đến giáo dục, chúng ta biết có nhiều phương pháp khác nhau nhằm đạt tới mục đích nêu trên. Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy hiện nay đang được ngành giáo dục, cũng như giáo viên quan tâm bởi vì nó có vị trí đặc biệt trong việc nhận thức của học sinh. Lâu nay mọi người chưa quan tâm đúng mức về nó nhất là phía giáo viên dạy thể chất, do những điều kiện chủ quan và khách quan mà họ không thể sử dụng được bằng phương tiện máy tính trong giờ dạy, mà đặc biệt lại là môn học thể dục, môn học không thể thiếu trong giáo dục toàn diện. Môn học chủ yếu trên sân tập, mang tính vận động nhiều hơn nhằm mục đích thực hiện yêu cầu của môn học là rèn luyện và nâng cao sức khỏe, góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển toàn diện, cân đối của cơ thể, song song đó là bồi dưỡng các đức tính tốt: ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong khỏe mạnh, khẩn trương, tinh thần dũng cảm, khắc phục khó khăn Nên việc trình bày có kết hợp làm mẫu, thị phạm, phim, ảnh, đặc biệt là những đoạn phim về những động tác kỹ thuật được quay chậm, hay như những động tác do chính các em thực hiện được được ghi hình rồi trình chiếu để cả lớp xem, nhìn nhận rút kinh nghiệm cho chính bản thân thì rất cần thiết và quan trọng. Điều này đã góp phần không nhỏ giúp học sinh hứng thú hơn trong tiết học và môn học thể dục, say mê tự tìm hiểu, học tập và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên hơn. * Cơ sở thực tiễn a. Thể dục mang lại món quà vô giá cho con người. Như nhà danh y lớn của Việt Nam thế kỷ 18 - Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã viết rằng: "Thể chất và tinh thần luôn luôn khang kiện, mà tận hưởng hết tuổi thọ, ngoài trăm tuổi mới có thể chết". Tư tưởng đó của ông thể hiện cách xem xét sức khoẻ của con người trong mối quan hệ hữu cơ giữa thể chất và tinh thần. Cơ thể khoẻ mạnh thì tinh thần mạnh mẽ. Cả thể chất và tinh thần khoẻ mạnh thì tuổi thọ của con người cũng sẽ dài lâu. Y học ngày nay cũng khẳng định sức khoẻ của con người phải là sức khoẻ của cả thể xác và tinh thần. Chỉ khi nào cơ thể của con người lành mạnh, tâm hồn thoải mái thì khi đó con 5/15 - Đội ngũ giáo viên nhiều người còn chưa thực sự nắm vững phương pháp trình chiếu PowerPoint. 2 Thực trạng vấn đề: Thực tế ở nhà trường THCS các em học sinh còn ở lứa tuổi mới lớn, đang phát triển, tính vui tươi hiếu động và ưa các hoạt động tập thể. Đặc biệt là mặt tâm lí của các em đang có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, việc giảng dạy môn giáo dục thể chất có những nét đặc thù riêng, không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi căng thẳng, nhàm chán dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà cần phải sáng tạo về phương pháp dạy học, phát huy tính chủ động, tích cực tự giác học tập của học sinh. Chú trọng phương pháp rèn luện tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập của học sinh. Chương trình môn giáo dục thể chất với mục tiêu của các bài giảng là đạt được yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng. Dạy không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa, có thể hoán vị các nội dung trong bài để phù hợp với đối tượng học sinh, sức khỏe của học sinh, phù hợp với điều kiện sân bãi, phù hợp với mục tiêu của môn học. Trong quá trình lên lớp, giáo viên thực hiện các bước cứng nhắc, tuần tự từ bước này sang bước khác theo phương pháp lối mòn làm cho giờ học nhàm chán, nặng nề, chưa kết hợp và giải quyết hài hòa giữa các bước lên lớp, cấc hình thức lên lớp đơn điệu, chưa biết kết hợp nhiều hình thức giảng dạy khác nhau. * Số liệu thống kê: a. Khảo sát thực tế: - Tổ chức một cuộc khảo sát thăm dò qua công tác tiếp xúc và phỏng vấn các buổi sinh hoạt tập thể, các giờ lên lớp chính khóa để tìm hiểu sở thích nguyện vọng của học sinh để từ đó có kế hoạch cho hoạt động giảng dạy môn thế dục. Qua cuộc khảo sát lấy phiếu trắc nghiệm và kết hợp với quan sát hàng ngày của học sinh tôi nhận thấy kết quả như sau: b. Số liệu điều tra trước khi thực hiện Lớp 9A có 48 học sinh - 16% học sinh say mê học tập. - 50% học sinh tập luyện theo cảm tính - 34% học sinh có thái độ thờ ơ trong học tập * Đánh giá chung. - Qua số liệu trên tôi thấy các em chưa có hứng thú học môn thế dục . - Kết quả học tập cuả các em còn thấp . 7/15 chiếu cho học sinh biết được mình thực hiện chưa đúng ở điểm nào, và cần khắc phục như thế nào. Căn cứ vào thời lượng bài giảng, giáo viên có thể tập trung lớp vào nhà thi đấu nhà đa năng sử dụng trình chiếu giới thiệu khái quát cho học sinh nội dung bài của buổi học sau để học sinh có sự chuẩn bị trước cho bài học tiếp theo. 2.Ứng dụng kết hợp giảng dạy ngoài trời với trình chiếu PowerPoint vào giảng dạy môn thể dục: - Cho học sinh xem clip về bài thể dục phát triển của nam và nữ sau đó triển khai cho các em thực hiện, giáo viên thực hiện chậm và các em làm theo. - Cho các em xem băng hình môn học liên quan của các VĐV hàng đầu Thế giới và Việt Nam thức hiện để các em cảm nhận, hình dung được môn học, cố gắng tập luyện. - Hay những thước phim khi thực hiện động tác kỹ thuật như nhảy cao, nhảy xa được quay chậm, giúp các em nhìn nhận, tìm hiểu cặn cẽ nên tiếp thu nhanh và chính xác. - Đặc biệt là việc giảng dạy các phần luật của các nội dung trong chương trình THCS thì đặc biệt hiệu quả, giúp các em tiếp thu nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn về các điều luật này để các em vận dụng tốt vào trong quá trình tập luyện và thi dấu với nhau. - Hay chính những động tác do các em thức hiện được ghi nhận để cùng nhau theo dõi, phân tích, đánh giá, những ưu và khuyết điểm của động tác đó, để cùng nhau học tập. Những hình ảnh này đã kích thích, gây hứng thú trong học tập cho các em, làm tiết học sôi động, không khí vui vẻ được tăng thêm nên tác động rất tốt đến kết quả học tập của học sinh. A. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ MỘT BÀI GIẢNG TRONG POWERPOINT Khi chuẩn bị một bài giảng trong PowerPoint, ta thực hiện qua 6 bước sau: 1.Xác định mục đích, mục tiêu bài giảng. “Mục đích” trả lời câu hỏi “vì sao”, còn “mục tiêu” cho biết mức độ cần đạt được”. Phương pháp giảng dạy sẽ xuất phát từ mục đích, mục tiêu và đối tượng giảng dạy. Xác định đúng đối tượng sẽ giúp ta đưa ra mục tiêu đúng và nôi dung chứa đựng các thông tin phù hợp. Một mục tiêu được cân nhắc kỹ lưỡng sẽ giúp ta hạn chế được tình trạng quá tải thông tin. Nội dung bài giảng phải đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng giảng dạy. 2.Chuẩn bị bài giảng và kế hoạch bài giảng trên giấy. 9/15 Slide tiếp theo: Trình bày các nội dung chính của bài giảng. 2. Phần nội dung bài giảng Các Slide tiếp theo sẽ lần lượt trình bày nội dung bài giảng. Trong phần này, tùy nội dung cụ thể có thể sử dụng các siêu liên kết theo các cách sau: + Trình diễn các Slide được giới thiệu không theo tuần tự mà theo logic nội dung dạng hình cây. Ví dụ, xuất phát từ Slide các nội dung chính, sau khi trình bày hết nội dung chi tiết thuộc một mục chính trong Slide này, lại trở về Slide đó để trình bày mục chính khác. + Trình bày kết hợp tuyến tính và phi tuyến. 3. Phần kết luận Sau khi trình bày hết nội dung bài giảng, cần có Slide kết luận. Slide kết luận tóm tắt và nhấn mạnh những vấn đề chính của bài giảng, những điểm cần chú ý, những yêu cầu cần đạt được, các bài tập hoặc nhiêm vụ học sinh phải hoàn thành sau khi học xong. C. TRÌNH BÀY BÀI GIẢNG Trước khi giảng bài, giáo viên cần đến phòng học sớm để làm công tác chuẩn bị giảng bài. Nên sao chép tệp trình diễn và các tệp tin liên kết với trình diễn lên ổ đĩa cứng của máy vi tính, để tốc độ truy nhập nhanh và tránh sai sót. Kết nối và điều chỉnh máy chiếu phù hợp với điều kiện của nhà thể chất , cụ thể là: -Độ sáng. -Độ phân giải -Kích cỡ, độ cao màn ảnh, hình dáng màn ảnh. - Điều chỉnh hội tụ. Trong quá trình giảng bài, nên chú ý kết hợp các vấn đề sau: + Tư thế, tác phong: Có hai tư thế thường được sử dụng trong trình diễn đó là tư thế thoải mái và tư thế nhấn mạnh. Tư thế thoải mái được sử dụng trong phần lớn bài giảng, đó là tư thế đứng hướng xiên 45 độ so với hàng đầu. Tư thế nhấn mạnh được sử dụng khi truyền đạt những nội dung cần nhấn mạnh và cần sự chú ý của học sinh, đó là tư thế đứng đội diện với học sinh hàng đầu. + Vị trí đứng: Vị trí đứng tùy thuộc vào phòng học cụ thể, do giảng viên kiểm soát và phải cảm thấy thoải mái, thông thường ở phía trái học sinh. Vị trí đứng không được che khuất tầm nhìn học sinh. + Di chuyển: Nếu từ dưới nhìn lên, ta di chuyển trong tam giác vuông: Đỉnh góc vuông là góc tường phía trên bên trái, một đỉnh là mép trái của màn ảnh, đỉnh kia
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_trong.doc