Sáng kiến Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thiết bị ở trường THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thiết bị ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thiết bị ở trường THCS
SKKN: Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thiết bị ở trường THCS Trang 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ: I> Tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học, thiết bị dạy học và bộ phận thiết bị trong nhà trường hiện nay: 1) Tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong dạy học hiện nay Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với phương pháp giảng dạy truyền thống là: Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh, video, với âm thanh, văn bản, biểu đồ được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan, giúp giáo viên chủ động hơn về mặt thời gian, mô tả đầy đủ nhiều thí nghiệm mà thực tế không thể tiến hành được; Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới, tạo ra nhiều hứng thú cho học sinh. Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới. 2) Tầm quan trọng của đồ dùng dạy học: Theo chương trình đổi mới giáo dục, giáo viên chỉ là người tổ chức lớp, còn học sinh trở thành nhân vật trung tâm, tự tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích và đưa ra kết luận, tổng hợp kiến thức, thông qua hoạt động thực hành. Vì thế, sách giáo khoa cũng đã được cải tiến, không mang tính hàn lâm, áp đặt. Để thực hiện được điều này, thiết bị giáo dục góp phần đến 50%. Thế nên, khi không có thiết bị, học sinh sẽ không thể thực hành, bài học sẽ không khắc sâu, kiến thức sẽ rất trừu tượng, lơ mơ, còn giáo viên sẽ lại phải tự thuyết minh kiến thức một chiều, áp đặt học sinh nghe và chép một cách bị động. Không có thiết bị, làm sao học sinh có thể làm thí nghiệm, thực hành, đặt giả thiết rồi rút ra kết luận, nhất là những môn mà vai trò của thí nghiệm và thực hành rất cần thiết như Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử,. Vậy, khi thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới thì phải có thiết bị giáo dục. 3) Tầm quan trọng bộ phận thiết bị: Theo tôi bộ phận thiết bị như là cầu nối trung gian giữa giáo viên và thiết bị, bộ phận này hoạt động tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên sử dụng thiết bị, các thiết bị được bảo quản tốt, sữa chữa bổ sung thiết bị kịp thời. Đồng thời, kiểm tra đánh giá tình hình sử dụng thiết bị của giáo viên giúp giáo viên nâng cao tính tự giác sử dụng thiết bị. II> Thực trạng thiết bị ở trường THCS Trần Quang Khải: 1) Số học sinh, giáo viên, lớp: Trường THCS Trần Quang Khải hiện có 38 cán bộ, giáo viên, công nhân viên, 498 học sinh, 14 lớp học: (Khối 6: 4 lớp; Khối 7:4 lớp; Khối 8:3 lớp: Khối 9: 3 lớp). Trung bình mỗi lớp có từ 30 đến 40 học sinh thích hợp cho việc chia thành 6 nhóm. Gv:Trần Minh Thọ Phụ trách thiết bị Trường THCS Trần Quang Khải SKKN: Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thiết bị ở trường THCS Trang 3 B. MỘT SỐ KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CNTT LÀM CHO HOẠT ĐỘNG THIẾT BỊ CÓ HIỆU QUẢ: I> Máy vi tính của bộ phận thiết bị: Để có thể đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào hoạt động thiết bị thì trước hết bộ phận thiết bị cần phải có một máy vi tính riêng cấu hình mạnh để cài đặt và sử dụng tốt phần mềm quản lý thiết bị Vemis của dự án Srem (bản thân tôi cũng đã tự trang bị cho mình một máy tính xách tay), và để dùng vào các việc sau: 1. Tạo thư mục lưu trữ: Tôi đã tạo ra thư mục mang tên THIET BI trong ổ đĩa D: và các thư mục con để lưu trữ các tài liệu liên quan tới hoạt động thiết bị: - BAI GIANG DIEN TU : Là thư mục lưu trữ bài giảng điện tử của giáo viên qua các năm học. - BAO CAO – THONG KE : Là thư mục lưu trữ báo cáo thống kê các năm. - CAC LOAI SO : Là thư mục lưu trữ các loại sổ và biểu mẫu của chúng ví dụ sổ đăng kí thiết bị, sổ danh mục thiết bị, sổ mượn,... - DO DUNG DAY HOC DIEN TU: Là thư mục lưu trữ đồ dùng dạy học điện tử của giáo viên ở các bộ môn. Bao gồm, các đoạn video, flash, các hình ảnh phục vụ việc soạn bài giảng điện tử của giáo viên - KIEM KE : Lưu trữ kiểm kê, tài sản tăng giảm ở các năm học (mỗi năm có 2 lần kiểm kê) - HO SO KHAC : Lưu trữ các loại hồ sơ khác phục vụ công tác thiết bị ví dụ phiếu mượn, phiếu đăng kí sử dụng máy chiếu, lịch trực thiết bị của giáo viên, học sinh... - KE HOACH – DANG THUC HIEN : Lưu trữ những kế hoạch và những việc mà tôi đang làm ví dụ thống kê số tiết thực hành, chia thiết bị theo học kì... 2. Cài đặt đầy đủ font chữ, các phần mềm công thức toán học, thí nghiệm ảo, các phần mềm xử lý hình ảnh, video, flash để làm đồ dùng dạy học điện tử: Máy tính cần phải có đầy đủ các phông chữ của 3 bảng mã sau: Gv:Trần Minh Thọ Phụ trách thiết bị Trường THCS Trần Quang Khải SKKN: Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thiết bị ở trường THCS Trang 5 Báo cáo tháng: Việc thống kê lượt mượn, số lần sử dụng và đánh giá việc mượn thiết bị của giáo viên được tiến hành vào cuối mỗi tháng (thường là ngày 1, 2, 3 của tháng tiếp theo). Tôi căn cứ vào sổ danh mục thiết bị, sổ mượn thiết bị để thống kê và đánh giá từng giáo viên, từng tổ. Sau đó, nộp bản báo cáo cho thầy Hiệu trưởng. Nội dung của bản báo cáo là tính số lượt mượn và số lần sử dụng của từng giáo viên và từng tổ trong tháng và phần nhận xét đánh giá việc mượn thiết bị của giáo viên cũng như hoạt động thiết bị trong tháng qua của phụ trách thiết bị. (Đây cũng chính là nội dung sơ kết tháng trong sổ kế hoạch thiết bị) Để kiểm tra có thiết bị nào chưa được giáo viên sử dụng hay không thì cần phải căn cứ vào lịch báo giảng của giáo viên, sổ danh mục, sổ mượn thiết bị cụ thể là căn cứ vào lịch báo giảng để biết trong tháng này, ở bộ môn đó, ở khối lớp đó giáo viên giảng dạy từ tiết thứ mấy đến tiết thứ mấy. Căn cứ vào sổ danh mục để biết từ tiết thứ x đến tiết thứ y có những thiết bị nào phải được giáo viên mượn và sử dụng. Căn cứ vào sổ mượn thiết bị để kiểm tra xem giáo viên có mượn những thiết bị đó hay không, thiết bị nào vẫn chưa được sử dụng. Ví dụ: Thầy Trần Văn dạy môn sinh vật 7 trong tháng 11: -Căn cứ vào lịch báo giảng của thầy Văn tôi biết trong tháng 11 thầy dạy môn sinh vật 7 từ tiết 21 đến tiết 27. -Căn cứ vào sổ danh mục thiết bị tôi biết từ tiết 21 đến tiết 27 môn sinh vật 7 phải mượn 2 thiết bị sau: +Mô hình tôm đồng (tiết 23) +Mô hình châu chấu (tiết 27) -Căn cứ vào sổ mượn thiết bị của thầy Văn tôi biết thầy đã mượn 2 thiết bị trên hay chưa. Đối với môn khác và các giáo viên khác, công việc được thực hiện tương tự như trên. Báo cáo sơ kết học kì 1: Là tổng hợp số lượt mượn và số lần sử dụng từ tháng 8 đến tháng 12 vẫn sử dụng chương trình Excel để làm thống kê sử dụng phép tính tổng để tính số lượt mượn và số lần sử dụng của các tháng trong học kì 1 và copy sang Word để viết báo cáo. (Xem phụ lục 3 trang 14) Báo cáo tổng kết năm học: Tương tự như báo cáo sơ kết học kì 1 b. Báo cáo cho Phòng giáo dục & Đào tạo: Dùng chương trình Word soạn thảo lại mẫu báo cáo mà Phòng giáo dục & Đào tạo gởi về. Năm sau, chỉ cần điều chỉnh số liệu và in ra, giúp tiết kiệm được nhiều thời gian. (Biểu mẫu có tại trang web của thiết bị) 2. Làm Kiểm kê giữa và cuối năm học: Gv:Trần Minh Thọ Phụ trách thiết bị Trường THCS Trần Quang Khải SKKN: Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thiết bị ở trường THCS Trang 7 Điểm đặc biệt của sổ này hơn sổ trước là giáo viên chỉ cần nhìn vào tên bài dạy là biết được mình cần sử dụng những thiết bị nào. Ví dụ khi dạy vật lý 6 ở tuần 5 tiết 5 thì nhìn vào danh mục ta biết cần có các thiết bị: Cốc đựng nước, bình chia độ, bình tràn, 2 hòn đá+dây buộc (1bỏ lọt bcđ và 1 bỏ không lọt bcđ) (Xem phụ lục 4.2 trang 19) c. Sổ cho mượn thiết bị: Sổ cho mựơn thiết bị dùng để ghi lại các thiết bị mà giáo viên đã mượn và sử dụng. Phụ trách thiết bị phải cập nhật hàng tuần vào sổ này để cuối tháng thống kê lượt mượn và số lần sử dụng thiết bị của từng giáo viên. Đồng thời căn cứ vào sổ danh mục thiết bị đánh giá tình hình sử dụng thiết bị của giáo viên, xem sử dụng được khoảng bao nhiêu phần trăm, có những thiết bị nào chưa được sử dụng hay không?... (Xem phụ lục 5 trang 20) (Biểu mẫu có tại trang web của thiết bị) Lưu ý khi làm sổ mượn: cột thiết bị mượn sử dụng rộng hơn cột tên bài dạy (mẫu của bộ thì ngược lại); cột tình trạng thiết bị khi trả nhỏ lại (vì rất hiếm trường hợp thiết bị bị hỏng sau khi gv trả). In trên giấy A4 nằm ngang. 4. Làm các loại hồ sơ khác a. Phiếu đăng kí mượn thiết bị: Làm theo mẫu của sổ mượn, in trên giấy A4 nằm ngang, chỉ in một trang, Sau đó, photo và cắt ra mỗi trang được 3 phiếu (nhớ giữ bản gốc, khi giáo viên sử dụng hết thì photo ra tiếp) (Xem phụ lục 8 trang 23) (Biểu mẫu có tại trang web của thiết bị) b. Phiếu đăng kí giảng dạy bài giảng điện tử: Vì trường chỉ có một phòng bài giảng điện tử nên có khi các tiết dạy bài giảng điện tử trùng nhau. Vì vậy, tôi đã sử dụng chương trình Word làm phiếu đăng kí giảng dạy bài giảng điện tử dán ở phòng Hội đồng để giáo viên đăng kí tránh trường hợp trùng tiết. Nếu trùng tiết thì ưu tiên cho các tiết thực hành, hội giảng, tiết đăng kí trước... hoặc các giáo viên thỏa thuận với nhau. (Biểu mẫu có tại trang web của thiết bị) c. Các loại sổ khác: Bao gồm: Sổ theo dõi đồ dùng tự làm, sổ ghi đầu bài tiết thực hành, sổ ghi đầu bài tiết dạy bài giảng điện tử, sổ mua bổ sung thiết bị, các loại sổ này có thể xem biểu mẫu tại trang web của thiết bị. (Xem phụ lục ảnh các loại sổ ở trang 21 ) III> Đẩy mạnh việc sử dụng giáo án điện tử: Theo nghị quyết Hội nghị cán bộ công chức đầu năm học thì mỗi giáo viên phải sử dụng ít nhất 2 tiết dạy bài giảng điện tử trong một năm. Việc này có thể gây khó khăn cho một số giáo viên ở trường tôi đặc biệt là các giáo viên lớn tuổi vì sử dụng máy vi tính chưa thành thạo. Để khắc phục khó khăn trên trường tôi đã làm các việc sau: 1. Trang bị máy vi tính cho giáo viên: Hiện ở trường có trang bị 2 máy vi tính cho giáo viên để phục vụ việc soạn và dạy bài giảng điện tử (một máy ở phòng Hội đồng và một máy ở phòng Gv:Trần Minh Thọ Phụ trách thiết bị Trường THCS Trần Quang Khải SKKN: Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thiết bị ở trường THCS Trang 9 lấy cái hay, ưu điểm của các bài giảng này cộng với các tư liệu điện tử của mình để soạn thành bài giảng cho riêng mình, giúp tiết kiệm được nhiều thời gian. Ngoài ra, ở hai trang web này là nơi lưu trữ các bài giảng điện tử của giáo viên qua các năm học, để giáo viên có thể tải về mọi lúc mọi nơi. Lưu trữ các tư liệu điện tử phục vụ việc soạn bài giảng điện tử. Lưu trữ các loại hồ sơ thiết bị....tôi còn đưa lên các chương trình, phần mềm phục vụ việc biên soạn tư liệu điện tử... (Xem phụ lục 9, 10 ở trang 24,25) V> Sử dụng phần mềm quản lý phân hệ thiết bị của Bộ GD-ĐT Vemis-Equiment: 1. Giới thiệu: Ngày 13 tháng 2 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định số 558/QĐ-BGDĐT về việc sử dụng thống nhất phần mềm V.EMIS trong các trường phổ thông nhằm xây dựng Cơ sở dữ liệu điện tử dùng chung về giáo dục. Theo Quyết định, hệ thống phần mềm quản lý trường học V.EMIS gồm có 7 phân hệ, trong đó có Phân hệ Quản lý thiết bị. 2. Quá trình tập huấn – hướng dẫn sử dụng: Theo Quyết định số 814/QĐ-SGDĐT ngày 26 tháng 7 năm 2012 của Giám đốc Sở GD-ĐT Khánh Hòa Tôi được Sở GD&ĐT Khánh Hòa cử đi tập huấn Vemis phân hệ quản lý thiết bị tại Gia Lai từ ngày 02/8 đến ngày 04/8/2012. Theo Quyết định số 707/PGDĐT-PT ngày 21 tháng 09 năm 2012 của Trưởng Phòng GD&ĐT Ninh Hòa. Tôi và hai đồng chí nữa được cử đi tập huấn phần mềm Quản lý nhà trường VEMIS tại Nha Trang. Trong đó, tôi được phân công tập huấn về phân hệ quản lý thiết bị và thư viện. Ngày 23 và 24 tháng 10 năm 2012, Tôi đã làm báo cáo viên tập huấn nghiệp vụ thiết bị cho cán bộ thiết bị trong toàn Thị xã Ninh Hòa tại trường THCS Chu Văn An (Theo công văn là THCS Hùng Vương sau đó đổi địa điểm) theo Quyết định số 782/PGDĐT ngày 15 tháng 10 năm 2012. Trong năm học 2012-2013 các trường tiểu học và THCS trong Thị xã đã bắt đầu sử dụng phần mềm Vemis nói chung và phân hệ quản lý thiết bị nói riêng. Trong thời gian sử dụng nhiều trường còn gặp nhiều vướng mắc khó khăn, Tôi đã tận tình giúp đỡ thông qua điện thoại di động, phần mềm điều khiển từ xa hoặc trực tiếp đến tận trường để hướng dẫn. Có thể kể tên một số trường mà tôi đã giúp như: THCS Chu Văn An, THCS Hùng Vương, THCS Lê Hồng Phong, THCS Trần Quốc Tuấn, Tiểu học Ninh Đa, Tiểu học Ninh Hưng, Tiểu học Ninh Hiệp 3... (Xem phụ lục 11 ở trang 26) Gv:Trần Minh Thọ Phụ trách thiết bị Trường THCS Trần Quang Khải
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_hoat.pdf