Sáng kiến kinh nghiệm Tự giác học tập bộ môn Tiếng Anh Lớp 6

docx 7 trang sklop6 22/07/2024 1050
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tự giác học tập bộ môn Tiếng Anh Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tự giác học tập bộ môn Tiếng Anh Lớp 6

Sáng kiến kinh nghiệm Tự giác học tập bộ môn Tiếng Anh Lớp 6
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TỰ GIÁC HỌC TẬP BỘ MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 I. Mục đích của việc tự giác học tập bộ môn Tiếng Anh lớp 6.
 Rèn cho các em tính tích cực, độc lập, cần cù, sáng tạo trong học tập, trong 
 cuộc sống.
 Cũng cố, đào sâu tri thức.
 Tạo được sự tự tin, sôi nổi và hiệu quả cho tiết học Tiếng Anh ở trên lớp.
 II.Thuận lợi và khó khăn của việc tự giác học tập bộ môn Tiếng Anh lớp 6. 
 1. Thuận lợi:
 * Thời gian không hạn chế. Việc tự giác học tập của các em không quy định 
thời gian.Các em có thể đề ra thời gian biểu cho môn học và học một cách tự nguyện.
 * Việc tự giác học tập giúp các em cõng cố, đào sâu tri thức, phát huy được 
tính độc lập, sáng tạo của học sinh.
 * Tiết kiệm được thời gian và tạo được sự sôi nổi ở trên lớp vì đă có sự chuẩn 
bị của các em.
 * Tạo điều kiện cho học sinh mở rộng tri thức, phát triển hứng thú và năng lực 
riêng của mỗi học sinh.
 2. Khó khăn:
 * Điều kiện phương tiện học tập còn hạn chế do điều kiện kinh tế gia đình.
 * Khó thành công nếu không chiến thắng được bản thân. Việc tự giác trong học 
tập là tự mình quán xuyến mình, nếu không đề ra nguyên tắc và thực hiện theo đúng 
nguyên tắc thì sẽ thất bại. III. Các phương tiện và phương pháp phù hợp cho việc học tập bộ môn
 Tiếng Anh lớp 6.
 1. Giáo viên:
 Với vai trò là người hướng dẫn, dìu dắt các em, người giáo viên phải tạo điều 
kiện giúp đỡ các em về các phương tiện và phương pháp gián tiếp khác.
 Ví dụ như cách tra từ điển, cách đọc các phiên âm trong từ điển, cách sử dụng 
băng nghe, 
 2. Từ điển:
 Học Tiếng Anh , phương tiện đầu tiên là từ điển. Khi gặp một từ mới, người 
học cần biết nghĩa và cách đọc của nó.Người học có tính tích cực đến đâu cũng 
không tự mày mò ra được. Lúc này người học cần sự giúp đỡ của từ điển.
 3. Đài, băng:
 Đây cũng là phương tiện cần thiết không kém. Các em có thể trang bị cho mình 
một chiếc casette và băng thu chương trình môn học Tiếng Anh . Các em có thể mở 
băng, nghe cách đọc nhiều lần để nắm cách đọc. Phương pháp này giúp các em học 
cách phát âm một cách chuẩn xác nhất của một từ, một câu hay một đoạn văn trong 
Tiếng Anh .
 4. Giấy nháp và bút:
 Người học Tiếng Anh có thể dùng bút để ghi nhớ một từ Tiếng Anh và nghĩa 
của nó. Miệng các em thì đọc, tay sẽ ghi ra giấy nháp, động tác này lặp đi lặp lại rất 
nhiều lần thì mới khắc sâu và có hiệu quả.
 5. Đọc:
 Người học có thể đọc thuộc lòng các từ Tiếng Anh như học thuộc lòng các 
môn Sử, Địa
 Ví dụ: eat đọc là /i:t/ : ăn.
 Phương pháp này rèn cho các em kỷ năng nói chứ không khắc sâu được như kỷ 
năng viết. V. Đề xuất:
 Ngoài sự chuẩn bị của thầy và trò đối với môn học, tôi mong nhà trường cũng 
tạo điều kiện về phương tiện dạy học đầy đủ hơn cho bộ môn Tiếng Anh như: trang 
bị thêm phòng Lap, tranh ảnh ; sửa chửa và mua sắm lại các băng đĩa đã bị hư 
hỏngđể tiết học Tiếng Anh được lôi cuốn, sôi nỗi và đạt hiệu quả cao hơn.
 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tu_giac_hoc_tap_bo_mon_tieng_anh_lop_6.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Tự giác học tập bộ môn Tiếng Anh Lớp 6.pdf