Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS

docx 15 trang sklop6 01/06/2024 1150
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS
 UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
 TRƯỜNG THCS PHƯƠNG ĐÌNH
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC HỌC SINH Ý THỨC SỬ DỤNG ĐIỆN AN TOÀN 
 THÔNG QUA BÀI HỌC “AN TOÀN ĐIỆN”
 Môn: Công nghệ 8
 Cấp học: Trung học cơ sở
 Tên Tác giả: Nguyễn Hữu Hào
 Đơn vị công tác: Trường THCS Phương Đình
 Xã Phương Đình - huyện Đan Phượng
 Chức vụ: Giáo viên
 NĂM HỌC: 2019 - 2020 “Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS”
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo góp phần đổi mới phương pháp dạy học 
theo hướng phát huy năng lực của người học sinh.
- Nâng cao, mở rộng kiến thức cũng như rèn luyện các kĩ năng học tập, mà còn 
có tác dụng kích thích, tạo sự hứng thú trong học tập, tạo sự tự tin, mạnh dạn, 
làm cho việc học tập nhà trường gắn với thực tế cuộc sống.
2. Phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi nghiên cứu đi sâu nghiên cứu các hình thức và biện pháp tổ chức các 
hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.
 Giới hạn nội dung nghiên cứu: tập trung nghiên cứu về nội dung hoạt động 
trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Địa lí lớp 6 ở trườngTHCS.
 2/14 “Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS”
một trong những vấn đề quan trọng nhất cần phải được quan tâm và tìm cách 
giải quyết.
2. Các biện pháp để giải quyết vấn đề
2.1. Xác định nội dung tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo
 Không phải nội dung nào trong chương trình Địa lí lớp 6 – THCS cũng 
thích hợp với việc tổ chức học tập trải nghiệm. Nội dung kiến thức phù hợp với 
học tập trải nghiệm thường là những nội dung gắn với thực tiễn của HS, dễ dàng 
cho GV xây dựng những tình huống thực tiễn hoặc những tình huống mô phỏng 
gần giống với thực tiễn cho phép HS trải nghiệm trong các tình huống đó để tự 
rút ra kiến thức mới.
 Một số nội dung có thể tổ chức bằng phương pháp học tập trải nghiệm 
sáng tạo ở chương trình Địa lí 6 như sau:
Bài Nội dung tổ chức học tập Tình huống GV xây dựng để tổ chức cho
 trải nghiệm sáng tạo HS trải ghiệm sáng tạo
 1 1.Vị trí của Trái Đất trong - Tổ chức trò chơi "Tôi là ai" để HS xác
 hệ Mặ Trời; định được vị trí các hành tinh trong hệ Mặt 
 Trời.
 2. Hình dạng và kích - HS lắp mô hình hệ mặt trời
 thước của Trái Đất.
3 2. Đo tính khoảng cách Cho HS sử dụng bản đồ du lịch tỉnh/ thành
 thực địa dựa vào tỉ lệ phố để xác định khoảng cách trong một tình 
 thước hoặc tỉ lệ số trên bản huống cụ thể.
 đồ.
4 1. Phương hướng trên bản Cho HS sử dụng bản đồ du lịch tỉnh/ thành
 đồ. phố để xác định hướng đi trong một tình 
 huống cụ thể
8 2. Hiện tượng các mùa; GV sử dụng các phương tiện học tập trực
9 quan, yêu cầu HS:
 - Em hãy lí giải về cách mặc trang phục của 
 mình trong một năm hoặc lí giải về cây rau 
 bắp cải, su hào... ở địa phương chỉ có thể 
 trồng được vào mùa đông.
 4/14 “Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS”
 về hoạt động của các đối tượng địa lí.
26 3. Các nhân tố hình thành Đưa ra tình huống về tác động của con 
 đất. người tới quá trình hình thành đất. Trong 
 vai trò là người nông dân địa phương em đã 
 có những tác động như thế nào tới tài
 nguyên đất.
27 1. Lớp vỏ sinh vật; - Tham quan lớp phủ thực vật trong khuân 
 2. Các nhân tố tự nhiên viên nhà trường và tại địa phương.
 ảnh hưởng tới sự phân bố - Tìm hiểu cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở nơi 
 thực, động vật; có điều kiện tự nhiên khác nhau. So sánh về 
 việc trồng cây rau muống ở hai môi trường 
 khác nhau: trên cạn và dưới nước.
 3 Ảnh hưởng của con - GV đưa ra vấn đề mà cộng đồng đang 
 người đối với sự phân bố quan tâm cần được giải quyết hiện nay
 thực, động vật trên Trái 
 Đất.
2.2. Chuẩn bị tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo
 Tìm hiểu thực trạng, thông tin, địa điểm:
- GV tìm hiểu thực trạng xem HS đã được tiếp cận với phương pháp học tập trải 
nghiệm chưa, HS có hứng thú với phương pháp này không và cách thức tổ chức 
như thế nào?
- Đối với hoạt động trải nghiệm ở môi trường ngoài lớp học, GV cần tìm hiểu kĩ 
về địa điểm dự kiến tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm.
- Các công việc cần chuẩn bị trước khi tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo: 
định hướng nội dung học tập trải nghiệm sáng tạo, GV cần cung cấp cho HS 
những thông tin về địa điểm, tài liệu tham khảo, phương tiện, thiết bị, thành 
phần tham gia...
2.3. Xác định mục tiêu và sản phẩm đầu ra của hoạt động trải nghiệm
 6/14 “Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS”
và học tập giúp cho HS hiểu được các thành phần và các mối quan hệ của các 
thành phần trong các thể tổng hợp tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội.
Ví dụ: Bài 26. “Đất. Các nhân tố hình thành đất”
 HS khảo sát một khu vực cụ thể tại địa phương để hiểu thấy rõ mối quan hệ 
giữa các yếu tố tự nhiên và các yếu tố kinh tế - xã hội tác động tới quá trình hình 
thành đất.
+ Phương pháp đóng vai: GV tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số 
cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
Ví dụ: Bài 24. “Biển và đại dương”
 HS đóng vai là các hiện tượng tự nhiên (sóng, thủy triều, dòng biển) để nói 
về sự hoạt động của các hiên tượng đó.
+ Phương pháp dạy học sử dụng các phương tiện trực quan: phương tiện 
học tập trực quan giúp mô hình hóa các sự vật, hiện tượng tự nhiên và kinh tế - 
xã hội mà ngay cả trong thực tiễn HS cũng không thể quan sát được, hoặc những 
đối tượng do khoảng cách nên không thể quan sát được. Đồng thời, các phương 
tiện học tập trực quan giúp GV “đem thực tiễn vào trong lớp học”.
Ví dụ: Bài 7. “Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả”.
 GV cho HS quan sát hình ảnh, video về vũ trụ, hệ mặt trời, Trái Đất trong hệ 
mặt trời; hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất để giúp HS hiểu 
rõ hơn về các đối tượng, hiện tượng địa lí.
+ Phương pháp trò chơi: Trò chơi là một loại hoạt động giải trí, thư giãn đồng 
thời là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Việc 
lựa chọn trò chơi phù hợp sẽ có tác dụng rất tích cực tới con người nói chung và 
đặc biệt đối với thanh niên học sinh nói riêng. Trò chơi là hình thức tổ chức hoạt 
động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó 
có Địa Lí. Cụm từ “học mà chơi, chơi mà học” không còn xa lạ với nhiều người. 
Nhiều khi được coi như là khẩu hiệu trong học tập, là phương pháp học tập hiệu 
quả
+ Tổ chức các cuộc thi: Nếu như việc tổ chức trò chơi gây hứng thú, sự tự tin, 
nhanh nhẹn thì việc tạo ra các sân chơi, những cuộc thi cũng là hình thức hấp 
dẫn không kém thậm trí có sức lôi cuốn và đạt hiệu quả học tập cao hơn trong
 8/14 “Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS”
cho Mặt Trời và 8 hành tinh (Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, 
Sao Thổ, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh).
 GV ghi tên Mặt Trời và lần lượt 8 hành tinh vào từng mảnh giấy và phát cho 
các học sinh dưới lớp. Trong 15 giây, các học sinh xác định vị trí mình thuộc 
nhóm nào và đứng vào vị trí đó để xác định được vị trí của mình trong hệ Mặt 
Trời.
* Bước 2: Chia lớp thành các nhóm : CHINH PHỤC THỬ THÁCH
( lắp, ghép mô hình Hệ mặt trời từ chất liệu bằng xốp, tô màu, thời gian 10 p)
GV : Mở nhạc không lời bài “ Đường đến đỉnh vinh quang”- Trần Lập.
 10/14 “Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS”
 4. Kết quả
 - Trong học tập:
 + Các kiến thức mới hình thành đều được gắn với những tình huống cụ thể, vì 
 thế tăng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
 + Học sinh được phát huy kiến thức ở nhiều môn học, tạo động lực cho học sinh 
 học toàn diện các môn, tránh xu hướng học lệch ở các em.
 + Các em được phát triển các năng lực quan sát, năng lực sử dụng ngôn ngữ, 
 năng lực phán đoán, năng lực thu nhận thông tin, năng lực giao tiếp, năng lực tư 
 duy sáng tạo tạo điều kiện cho các em phát huy được năng khiếu và sở trường 
 cá nhân.
 + Dạy học trải nghiệm sáng tạo là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ 
 năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng 
 lực giải quyết các tình huống thực tiễn.
 - Trong đời sống:
 + Dạy học tích hợp liên môn rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Các em mạnh 
 dạn, tự tin hơn, xử lí tình huống trong thực tiễn linh hoạt và hiệu quả.
 + Học sinh có những trải nghiệm trực tiếp ngoài thực tiễn cuộc sống. Học sinh 
 hòa nhập với thực tiễn cuộc sống, trở thành những công dân năng động, tích 
 cực.
 - Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Địa lí 6 là một hình thức 
 tổ chức dạy học tạo điều kiện cho học sinh có những trải nghiệm khám phá mới 
 mẻ, qua đó góp phần hình thành năng lực, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng sưu 
 tầm, phát triển năng lực người học. Bên cạnh đó, hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
 trong dạy học Địa lí 7 còn giúp học sinh nắm được kiến thức của bài ngay tại 
 trên lớp thông qua cách truyền đạt kiến thức một cách mới mẻ, sáng tạo,..
 Tôi đã cho các lớp HS tôi giảng dạy làm một bài kiểm tra về khả năng tiếp 
 thu kiến thức sau những tiết học được hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì kết quả 
 rất đáng mừng. Đa phần các em đều nắm được nội dung của bài thông qua các 
 hoạt động trải nghiệm sáng tạo của chính các em trên lớp.
 Kết quả như sau:
 *Lớp đối chứng ( năm học 2018-2019)
 Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
Lớp Sĩ số
 SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
6A 40 10 25 15 37,5 14 35 1 2,5 0 0
6B 41 9 22 16 39 14 34,1 2 4,9 0 0
 12/14 “Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS”
 C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
- Trải nghiệm sáng tạo giúp HS rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích, tổng hợp, 
so sánh, trải nghiệm thực tế để giải thích các sự vật, hiện tượng Địa lí cũng như 
các vấn đề kinh tế và giải quyết một số vấn đề của thực tế cuộc sống và hoạt 
động sản xuất gần gũi với HS.
- SKKN xác định được một số nội dung trong chương trình môn Địa lí lớp 6 có 
thể áp dụng học tập trải nghiệm, đề xuất một số phương pháp dạy học phù hợp 
với học tập trải nghiệm. Xây dưng một giáo án minh họa có áp dụng hình thức 
học tập trải nghiệm và một số ví dụ minh họa để phần nào chứng minh được 
việc áp dụng lý thuyết vào thực tế giảng dạy tại đơn vị.
- Đề tài đã tiến hành thực nghiệm trong năm học 2018 – 2019 và năm học 2019
– 2020, theo đúng các quy trình. Sau khi tổ chức những khảo sát thực tế đã bước 
đầu thấy được sự thay đổi tích cực về kiến thức, kĩ năng, năng lực – phẩm chất 
của HS. Qua đó, thấy được tính ứng dụng và khả thi của đề tài. SKKN có thể áp 
dụng được ở các trường THCS.
2. Kiến nghị:
 Trong điều kiện đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, nhằm tăng cường 
việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học Địa lí nói chung và 
Địa lí lớp 6 – THCS nói riêng, đặc biệt ở vùng nông thôn, tôi xin mạnh dạn đưa 
ra một số kiến nghị như sau:
- Ngành giáo dục cấp trên cần tổ chức nhiều các chương trình bồi dưỡng, tập 
huấn để GV hiểu rõ hơn về cách tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu đổi mới phương 
pháp dạy học nói chung và bộ môn Địa lí nói riêng.
- Tạo điều kiện về thời gian và kinh phí, nâng cao hơn nữa về cơ sở vật chất kĩ 
thuật, các thiết bị dạy học phục vụ cho việc học tập trải nghịêm sáng tạo nhằm 
đem lại hiệu quả cao nhất.
 Trên đây là những ý kiến chủ quan của tôi từ thực tiễn giảng dạy, SKKN 
còn nhiều thiếu sót, nhiều điểm chưa hợp lý. Rất mong được đồng nghiệp đóng 
góp ý kiến, cùng xây dựng cách thức tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo hoàn 
thiện hơn, phù hợp thực tế địa phương hơn nữa. Mục đích là nhằm nâng cao chất 
lượng dạy - học bộ môn Địa lí 6 trong nhà trường THCS với yêu cầu phát triển 
của sự nghiệp giáo dục và của đất nước.
 14/14

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoc_tap_trai_nghiem_sang_tao_t.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS.pdf