Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6

doc 19 trang sklop6 20/06/2024 650
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6

Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6
 Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6
 MỤC LỤC
I/PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................................2
 I.1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................2
 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ...................................................................................2
 I.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................2
 I.4. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................2
 I.5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................3
II/ PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................3
 II.1. Cơ sở lí luận.............................................................................................................3
 II.2. Thực trạng................................................................................................................3
 II.3. Giải pháp thực hiện..................................................................................................6
 II.4. Kết quả quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề ...................15
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................................16
 III.1. Kết luận ................................................................................................................16
 III.2. Kiến nghị ..............................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................19
 Người viết: Lê Văn Điệp -Bộ môn Vật lý 6 -Trường THCS Lê Quý Đôn -Krông Ana Trang 1 Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6
 I.5. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp chủ yếu giúp tôi thực hiện đề tài này là dựa trên những kiến thức, 
kinh nghiệm, thực tiễn của bản thân qua những năm trực tiếp giảng dạy Vật lý 6 và qua 
việc thu thập thông tin phản hồi của học sinh sau những tiết học, qua kết quả của bài kiểm 
tra thống kê, khảo sát chất lượng, kiểm tra một tiết và kiểm tra học kì, qua sự góp ý của 
đồng nghiệp, tổ chuyên môn sau những tiết dự giờ, thao giảng, chuyên đề, qua nghiên cứu 
tài liệu tham khảo.
 II/ PHẦN NỘI DUNG
 II.1. Cơ sở lí luận
 Cơ sở chính là xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, chủ thể quan trọng 
của quá trình giáo dục vì lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi có sự thay đổi lớn, chuyển 
giao giữa cấp Tiểu học và THPT, lứa tuổi không còn là trẻ con cũng không phải là người 
lớn. Nên việc tự giác học và làm bài tập của các em cũng có sự thay đổi.
 Từ những năm có thay đổi chương trình sách giáo khoa mới đến nay tôi luôn đổi 
mới phương pháp giảng dạy và sau mỗi tiết học luôn nhắc học sinh về làm bài tập nhưng 
kết quả thu được cũng chưa được như mong muốn qua mỗi năm học và từng lớp học khác 
nhau. Qua đó tôi đã có những phương pháp và ý tưởng để giúp học sinh làm bài Vật lý 6 
ở học sinh của trường mình theo yêu cầu đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá.
 II.2. Thực trạng
 a. Thuận lợi, khó khăn
 Thuận lợi : 
 Môn Vật lý 6 chủ yếu là quan sát các hiện tượng từ thí nghiệm, lập công thức và 
một số kiến thức liên quan đến các hiện tượng xảy ra trong thực tế, nên học sinh nắm 
được kiến thức sẽ vận dụng vào để làm các bài tập liên quan đến bài học cũng như giải 
thích các hiện tượng trong thực tế cuộc sống. Qua đó làm tăng tính tò mò, sáng tạo, kích 
thích học sinh hứng thú làm bài tập. 
 Khó khăn : 
 Mới chuyển lên lớp 6 cấp THCS và tiếp cận môn học mới là môn Vật lý, cũng như 
thầy cô mới, cách học mới, bạn mới. Nên học sinh còn rụt rè, chưa tích cực, tự giác trong 
các hoạt động học tập: Phát biểu ý kiến xây dựng bài, trao đổi, thảo luận nhóm, học nhóm 
nên dẫn đến việc tự giác làm bài tập Vật lí chưa cao, mà chỉ mang tính đối phó khi vào 
 Người viết: Lê Văn Điệp -Bộ môn Vật lý 6 -Trường THCS Lê Quý Đôn -Krông Ana Trang 3 Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6
 Những hạn chế, yếu kém khi thực hiện đề tài này là đối với những học sinh không 
tích cực, ỉ lại, mất kiến thức cơ bản, không có tính tự giác, chỉ chờ khi nào giáo viên hoặc 
các bạn giải bài tập xong trên bảng thì chép lại.
 e. Phân tích, đánh giá 
 Tới năm học 2014-2015 đã hơn một thập kỉ áp dụng chương trình và SGK mới, mà 
với bộ môn Vật lý lớp 6 có 1 quyển bài tập nhưng trong phân phối chương trình lại không 
có tiết bài tập, cách đây vài năm mới có sự điều chỉnh nên trong phân phối chương trình 
được 2 tiết bài tập kết hợp trong hai tiết dạy của bài Khối lượng riêng – Trọng lượng 
riêng. Đến tháng 9 năm học 2015-2016 thì PGD&ĐT đã có hướng mở cho các trường tự 
xây dựng Phân phối chương trình cho phù hợp thực tế của từng trường dựa trên khung 
phân phối chương trình và áp dụng từ tháng 10/2015. Nhưng vận dụng vào hiệu quả ở 
một số trường THCS chưa được như mong muốn, học sinh chưa tích cực, tự giác làm bài 
tập hoặc làm tắt theo kiểu toán học.
 Các trường học luôn đổi mới phương pháp dạy - học nhưng chất lượng và hiệu quả 
ở một số trường THCS chưa cao, trong đó có trường THCS Lê Quý Đôn. Một ngôi 
trường còn thiếu thốn về cơ sở vật chất và trình độ nhận thức của học sinh không đồng 
đều đặc biệt là học sinh người đồng bào dân tộc. Nên việc học sinh tự giác làm bài tập 
còn ít. Muốn nâng cao chất lượng giáo viên cần phải hướng cho học sinh tính độc lập, tự 
giác và sáng tạo khi làm bài tập. Trong hoạt động học tập về thực chất là tự giác làm bài 
tập sẽ giúp cho học sinh củng cố được kiển thức. Tự giác làm bài tập liên quan trước hết 
đến động cơ làm bài tập, động cơ làm bài tập tạo ra hứng thú, hứng thú là tiền đề của tự 
giác. Hứng thú và tự giác sản sinh ra tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập tạo ra sáng tạo. 
Tóm lại tính tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, có hứng thú và có động cơ làm 
bài tập.
 Tính tự giác, tích cực làm bài tập từ những cấp độ từ thấp đến cao, từ dể đến khó.
 Bắt chước: Làm theo các bài tập mẫu của giáo viên, của bạn
 Tìm tòi: Độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm những cách giải quyết khác 
nhau về một vấn đề trong khi làm bài tập.
 Sáng tạo: Tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu.
 Giáo viên phải thấy được muốn đạt được mục đích mới trong dạy học Vật lý thì 
việc dạy học Vật lý phải được tiến hành thông qua việc làm bài tập của học sinh. Học sinh 
 Người viết: Lê Văn Điệp -Bộ môn Vật lý 6 -Trường THCS Lê Quý Đôn -Krông Ana Trang 5 Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6
 Yêu cầu học sinh phải đọc kĩ đề bài để tìm hiểu các thuật ngữ chưa biết, tên gọi... 
xác định ý nghĩa Vật lý của các thuật ngữ vật lý, tóm tắt đầy đủ các giả thiết và nêu bật 
câu hỏi chính của bài tập (cần xác định cái gì? mục đích cuối cùng của bài giải là gì?). 
 b. Phân tích hiện tượng
 Yêu cầu học sinh nghiên cứu các dữ kiện ban đầu của bài tập (những hiện tượng 
gì, sự kiện gì, những tính chất gì...) để nhận biết chúng có liên quan đến những khái niệm 
nào, quy tắc nào đã học trong Vật lý 6.
 c. Xây dựng lập luận và suy luận kết quả
 Có thể phân loại các bài tập định tính theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên về cơ 
bản ta thường gặp hai dạng, đó là giải thích hiện tượng và dự đoán hiện tượng sẽ xảy ra:
 – Đối với loại câu hỏi giải thích hiện tượng, phải thiết lập được mối quan hệ giữa 
một hiện tượng cụ thể với một số đặc tính của sự vật hay định luật Vật lý, tức là phải thực 
hiện được phép suy luận lôgic, trong đó cơ sở kiến thức phải là một đặc tính chung của sự 
vật hoặc định luật Vật lý có tính tổng quát áp dụng vào điều kiện cụ thể của đề bài mà kết 
quả cuối cùng chính là hiện tượng đã được nêu ra trong đề bài.
 – Đối với loại câu hỏi dự đoán hiện tượng, trước hết cần phải “khoanh vùng” kiến 
thức bằng cách căn cứ vào những dấu hiệu ban đầu (các dụng cụ thí nghiệm, dạng đồ thị, 
cấu tạo vật thể, trạng thái ban đầu của hệ ...) để liên tưởng, phán đoán chúng có thể liên 
quan đến những quy tắc Vật lý nào đã biết. Từ những phân tích về diễn biến của quá trình 
và việc vận dụng các kiến thức Vật lý liên quan đã tìm được ta có thể dự đoán hiện tượng 
một cách chính xác.
 d. Kiểm tra kết quả tìm được
 Kiểm tra kết quả tìm được thực chất là phân tích kết quả cuối cùng để xem kết quả 
tìm được có phù hợp với điều kiện nêu ra ở bài tập hay không. Đối với các bài tập định 
tính có nhiều cách để kiểm tra, trong đó hai cách thường dùng là thực hiện các thí nghiệm 
có liên quan để đối chiếu với kết luận về dự đoán hiện tượng hoặc đối chiếu câu trả lời 
với các nguyên lí hay định luật Vật lý tổng quát xem chúng có thoả mãn hay không.
 Ví dụ: Bài tập 20.6* (Sách BTVL6). Trong một ống thủy tinh nhỏ đặt ngang đã 
được hàn kín hai đầu và hút hết không khí, có một giọt thủy ngân nằm ở giữa (hình 20.3). 
Nếu đốt nóng một một đầu ống thì giọt thủy ngân có dịch chuyển không? Tại sao?
 Người viết: Lê Văn Điệp -Bộ môn Vật lý 6 -Trường THCS Lê Quý Đôn -Krông Ana Trang 7 Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6
để suy luận ngay sau khi nung nóng giọt thủy ngân có dịch chuyển. Tuy trong ống không 
có không khí nhưng lại có hơi thủy ngân. Hơi thủy ngân ở một đầu bị hơ nóng lên, nở ra 
đẩy giọt thủy ngân dịch chuyển về phía đầu kia.
 e. Kết quả khảo nghiệm. 
 -Trước hướng dẫn
 Lớp Số học sinh Số học sinh dự đoán đúng Số học sinh giải thích đúng 
 6A 33 8 3
 6B 33 2 0
 6C 32 6 2
 6D 33 5 1
 6E 34 4 0
 Tổng cộng 165 25 6
 -Sau hướng dẫn
 Lớp Số học sinh Số học sinh dự đoán đúng Số học sinh giải thích đúng 
 6A 33 30 25
 6B 33 26 18
 6C 32 29 24
 6D 33 29 22
 6E 34 29 23
 Tổng cộng 165 143 122
 *Phương pháp này có thể áp dụng gần như hầu hết cho các bài tập ở chương trình 
Vật lí lớp 6. 
 II.3.2.Phương pháp làm bài tập định lượng:
 Để làm được tốt các bài toán định lượng thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực 
hiện như sau:
 a. Tìm hiểu đề:
 Đọc kĩ đề bài.
 Tìm hiểu ý nghĩa Vật lý của các từ ngữ trong đề bài bằng ngôn ngữ Vật lý.
 Tóm tắt đề bài bằng các kí hiệu Vật lý.
 Vẽ hình (nếu cần)
 Xác định điều “cho biết” đã cho, điều “phải tìm” ẩn số của bài tập, điều kiện 
trung gian “cần tìm”.
 Người viết: Lê Văn Điệp -Bộ môn Vật lý 6 -Trường THCS Lê Quý Đôn -Krông Ana Trang 9 Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6
 Trước khi hướng dẫn tôi kiểm tra bài làm của học sinh thì thấy một số học sinh 
làm như sau: 15:10 = 1,5
 1: 1,5 = 0,666
 15 x 3 = 45
 Đáp số: 1,5; 0,666; 45
 Một số học sinh khác làm như sau:
 1,5 : 0,01 = 1500
 1000 : 1500 = 0,666
 10 x 1500 = 15.000
 15.000 x 3 = 45.000
 Đáp số: 1500; 0,666; 15.000; 45.000
 Một số học sinh khác lại làm như sau:
 1,5 : 0,01 = 1500 kg/m3
 1000 : 1500 = 0,666 m3
 10 x 1500 = 15.000 N/m3
 15.000 x 3 = 45.000 N
 Đáp số: 1500 kg/m3; 15.000 N/m3; 45.000 N
 Một số học sinh khác làm cụ thể hơn như sau:
 Khối lượng riêng của cát là: 1,5 : 0,01 = 1500 kg/m3
 Thể tích của 1 tấn cát là: 1000 : 1500 = 0,666 m3
 Trọng lượng riêng của cát là: 10 x 1500 = 15.000 N/m3
 Trọng lượng của 1 đống cát 3m3 là 15.000 x 3 = 45.000 N
 Đáp số: 1500 kg/m3; 15.000 N/m3; 45.000 N
 Sau khi kiểm tra bài làm của học sinh tôi thấy một số học sinh làm bài tập chưa 
đúng hoặc một số học sinh làm đúng nhưng chưa đầy đủ các bước: Lời giải, lập luận (nếu 
có), đổi đơn vị, công thức hoặc biến đổi công thức (nếu cần), ghi đơn vị .. . Nên tôi đưa ra 
hướng dẫn làm bài tập này như sau:
 Hướng dẫn
 Đề bài đã cho biết gì? 
 Tóm tắt bài toán bằng các kí hiệu Vật lý đã học?
 Đổi đơn vị theo các đại lượng Vật lý đã học?
 Phải tìm gì, bằng công thức nào? Muốn vậy cần tìm điều kiện trung gian nào, bằng 
công thức nào?
 Người viết: Lê Văn Điệp -Bộ môn Vật lý 6 -Trường THCS Lê Quý Đôn -Krông Ana Trang 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tim_hieu_va_huong_dan_hoc_sinh_lam_bai.doc