Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Số học Lớp 6

pdf 37 trang sklop6 22/08/2024 690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Số học Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Số học Lớp 6

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Số học Lớp 6
 TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY MÔN SỐ HỌC LỚP 6 
 MỞ ĐẦU 
 1. Lý do chọn đề tài 
 Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong 
việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông. Dạy học tích hợp liên 
môn nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh 
giá ở nhà trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh trên tinh 
thần Nghị quyết 29 – NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 
 Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá 
trình học tập và quá trình dạy học. Vận dụng hợp lý quan điểm tích hợp trong 
giáo dục sẽ giúp học sinh phát triển các năng lực giải quyết những vấn đề phức 
tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc các 
môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những 
quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo ra 
những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của 
cuộc sống hiện đại. 
 Đối với giáo dục phổ thông nói chung và cấp học trung học cơ sở nói riêng 
hiện nay việc hiểu đúng và vận dụng phù hợp quá trình tích hợp đem lại những 
hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong nhà trường. Việc tăng cường năng 
lực dạy học theo hướng tích hợp liên môn cho đội ngũ giáo viên là một trong 
những vấn đề được các cơ quan quản lý giáo dục ưu tiên hàng đầu. 
 Môn Toán có lẽ là môn khoa học lâu đời nhất và có sự ảnh hưởng lớn nhất 
trong sự phát triển của nhân loại. Không ai có thể phủ nhận rằng: Thành công của 
một cá nhân phụ thuộc vào mức độ xử lý tình huống trong toàn bộ cuộc đời. Dù 
có làm công việc gì hay ở vị trí nào thì ta cũng sẽ cảm thấy thỏa mãn và phấn 
khích khi biết cách đối đầu với các thử thách trước mắt. Và khi học sinh không 
thể luyện tập trước việc xử lý tất cả các tình huống có thể xảy ra trong đời, có một 
môn học có thể giúp các em rèn luyện suy nghĩ logic – đó là môn Toán học. Tuy 
vậy với nhiều học sinh thì môn Toán là môn học khô khan và không hấp dẫn. Vì 
vậy tôi chọn đề tài “Tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Số học lớp 6” để hình 
thành những kĩ năng cần thiết cho học sinh và tập cho học sinh vận dụng các kiến 
 1 
 TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY MÔN SỐ HỌC LỚP 6 
6. Giả thiết khoa học 
 Nếu trong dạy học môn Toán, giáo viên thực hiện tích hợp liên môn một 
 cách hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của trường THCS thì sẽ hình 
 thành được những kĩ năng cần thiết cho học sinh và tập cho học sinh vận 
 dụng các kiến thức, kĩ năng đã được học vào thực tế vào cuộc sống hàng 
 ngày, qua đó gây thêm sự hứng thú và lòng say mê của học sinh đối với 
 môn học. 
 3 
 TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY MÔN SỐ HỌC LỚP 6 
tác đồng tâm: kiến thức, kỹ năng của lớp trên, bậc học trên bao hàm kiến thức, 
kỹ năng của lớp dưới, bậc học tới. 
 Tích hợp liên môn: là phương án trong đó nhiều môn học liên quan được 
kết thành một môn học mới với hệ thống những chủ đề nhất định xuyên suốt 
qua nhiều cấp học. 
 Tích hợp xuyên môn: Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn, giáo 
viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các vấn đề và quan tâm của 
người học. Với tích hợp xuyên môn, học sinh có thể học và hình thành kiến 
thức, kỹ năng ở nhiều thời điểm và thời gian khác nhau theo sự lựa chọn của 
người dạy hoặc người học. 
1.3. Tại sao phải dạy học tích hợp liên môn 
 - Do mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều ít nhiều có mối 
liên hệ với nhau. Nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm tương đồng và cùng 
nguồn cội. Để giải quyết các sự vật hiện tượng ấy, cần huy động tổng hợp các 
kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau. 
 - Trong quá trình phát triển của khoa học và giáo dục, nhiều kiến thức, 
 kỹ năng chưa hoặc chưa cần thiết trở thành một môn học trong nhà trường, 
 nhưng lại rất cần chuẩn bị cho học sinh để các em có thể đối mặt với những 
 thách thức của cuộc sống. Do đó rất cần tích hợp giáo dục các kiến thức và 
 kỹ năng thông qua các môn học. 
 - Dạy học tích hợp liên môn tạo động lực để học sinh tích cực học tập 
 thông minh, vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng một cách toàn diện, hài 
 hòa và hợp lý để giải quyết các tình huống đa dạng và mới mẻ trong cuộc 
 sống hiện đại. 
 - Các bài dạy theo hướng tích hợp góp phần làm hoạt động dạy học 
 trong nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, làm cho học sinh có nhu 
 cầu học tập để giải đáp được những thắc mắc phục vụ cho cuộc sống bản thân 
 và cộng đồng. 
1.4. Xu hướng của dạy học tích hợp liên môn 
 Dạy học tích hợp liên môn là cần thiết, là xu hướng của lý luận dạy học 
hiện đại và đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Ở Việt Nam, trước 
 5 
 TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY MÔN SỐ HỌC LỚP 6 
 Chương 2 
THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG MÔN TOÁN 
 TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆN NAY 
2.1. Vài nét về tình hình nhà trường 
 Trường THCS mà tôi thực hiện đề tài này được thành lập từ năm 1974. Qua 
hơn 40 năm xây dựng, nhà trường đã có nhiều đổi thay và phát triển. Trường đã 
được công nhận đạt chuẩn quốc gia từ nhiều năm qua. Hiện nay trường có 24 phòng 
học và đầy đủ các phòng thư viện, phòng thí nghiệm Sinh, Hóa, Vật lí, phòng thực 
hành máy tính cùng nhiều trang thiết bị dạy học khác. 
 Về kết quả học tập của học sinh: Trong những năm gần đây kết quả học sinh 
thi vào cấp ba luôn đứng vào tốp đầu của Quận. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, 
học sinh năng khiếu cũng được nhà trường quan tâm đúng mức, hàng năm nhà trường 
có nhiều học sinh dự thi học sinh giỏi và đạt nhiều giải cấp Quận, Thành phố ở các 
môn học. Để có được thành tích đó, ngoài mặt tích cực học tập của các em học sinh 
còn có sự đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên trong nhà trường. Tuy nhiên 
bên cạnh những thành tích đã đạt được vẫn còn một số tồn tại như: nhiều em học 
sinh còn chưa thực sự yêu thích môn Toán, còn học lệch, học yếu ở một số môn 
khoa học như Vật lí, Sinh học, Hóa học 
2.2. Thực trạng giảng dạy tích hợp liên môn trong môn Toán tại trường THCS 
 Hiện tại giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục cấp trung học cơ sở nói 
riêng vẫn chưa thoát khỏi nền giáo dục “ứng thí” nên mục tiêu dạy và học môn Toán 
vẫn chưa định hướng đúng vị trí của nó. Việc dạy môn Toán chủ yếu theo nhu cầu 
trước mắt của học sinh là trang bị kiến thức để thi vào lớp 10 hay thi tốt nghiệp trung 
học phổ thông. 
 Về đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên hiện nay chủ yếu được đào tạo theo 
chương trình sư phạm đơn môn, chưa được trang bị nhiều về cơ sở lý luận dạy học 
tích hợp liên môn một cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện thì phần lớn là 
do giáo viên tự tìm hiểu nên cũng không tránh khỏi việc hiểu chưa đúng, chưa đầy 
đủ về mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp liên môn. Phần 
lớn giáo viên đã quen với việc dạy học đơn môn là chính, ít có sự trao đổi chuyên 
môn với giáo viên dạy các bộ môn khác nên khi dạy tích hợp liên môn chưa có sự 
thống nhất về nội dung, phương pháp 
 7 
 TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY MÔN SỐ HỌC LỚP 6 
 Qua dự giờ một số tiết học của một số giáo viên, tôi thấy nhiều giờ học chưa 
sinh động, không khí giờ học còn nặng nề, kiến thức học sinh nắm được chưa sâu, 
tôi có hỏi nhiều em kiến thức nhớ được sau bài học thì các em cũng có thể trả lời 
được nhưng khi chúng tôi hỏi làm thế nào để biết được điều đó, vì sao lại có điều 
đó? Hầu như các em không trả lời được. 
 Bảng 2: Đánh giá mức độ yêu thích của học sinh khi học tập môn Toán 
 Sĩ số Rất thích học Không thích học Không ý kiến 
 50 21 22 7 
 100
 42% 44% 14% 
 % 
 Qua bảng 2 cho thấy tỉ lệ học sinh không thích học môn Toán (44%) nhiều 
hơn tỉ lệ học sinh yêu thích (42%) môn này khi học tập, số còn lại (14%) là không 
có ý kiến. Để tìm nguyên nhân cho kết quả đó, tôi tiến hành phỏng vấn một số em 
học sinh và đại đa số các em cho biết lí do là: không thích học môn này là do nhiều 
kiến thức khó, ít thực tế, trừu tượng Qua thực tế giảng dạy tôi thấy việc giải các 
bài toán liên quan đến thực tế của các em còn chưa tốt. 
 Bảng 3: Sự hiểu biết của giáo viên về dạy học tích hợp liên môn 
 Mức độ hiểu biết Số ý kiến Tỷ lệ (%) 
 Hiểu rõ 1 14 
 Đã tìm hiểu một chút 6 86 
 Mới chỉ nghe tên 0 0 
 Tổng 7 100% 
 Nhìn vào bảng 3 ta thấy: Không có giáo viên giảng dạy môn Toán của trường 
chưa biết gì về dạy học tích hợp liên môn, nhưng chỉ có một giáo viên hiểu một cách 
sâu sắc, kỹ càng. Trò chuyện với các đồng chí giáo viên dạy môn Toán của trường, 
tôi thấy các đồng chí đều tỏ quan điểm muốn tìm hiểu dạy học tích hợp để triển khai 
trong quá trình dạy học. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để giúp tôi thực hiện đề 
tài này. 
 Đánh giá chung: Nhìn chung các thầy cô giảng dạy bộ môn Toán của trường 
đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học và đã đạt được những thành tích đáng kể. 
 9 
 TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY MÔN SỐ HỌC LỚP 6 
 Chương 3 
 BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
3.1. Xây dựng giáo án tích hợp 
3.1.1. Lựa chọn nội dung tích hợp 
 Ngay từ đầu năm học, giáo viên phải rà soát chương trình, sách giáo khoa để 
tìm các nội dung liên quan đến nhau hoặc liên quan đến một vấn đề của đời sống cần 
giáo dục học sinh. Để thực hiện tốt bước này, người giáo viên phải nắm chắc chuẩn 
kiến thức, kỹ năng, chương trình các môn học, hiểu sâu sắc nội dung từng môn học, 
đồng thời cũng phải có ít nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp. 
 Tìm hiểu ý tưởng xây dựng bài học tích hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng, có 
ý tưởng hay, sáng tạo thì mới có bài học hấp dẫn, hiệu quả. Để thực hiện thành công 
bước này, giáo viên cần liên kết các bài học, các nội dung đã được chọn để tích hợp 
với các sự việc, hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống xung quanh học sinh. 
3.1.2. Xác định mục tiêu dạy học 
 Mục tiêu dạy học cần được xuất phát từ các nội dung được chọn lựa để tích 
hợp. Những mục tiêu này cần phải bao quát được nhiều lĩnh vực học tập, nhiều môn 
khoa học khác nhau. 
 Ngoài những mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và giá trị thuộc các lĩnh vực khoa 
học được chọn để tích hợp, cần xác định thêm những mục tiêu hình thành và phát 
triển năng lực, kỹ năng xã hội cho học sinh. 
 Thông thường những phần tích hợp cần chú trọng vào mục tiêu hình thành và 
phát triển kỹ năng sống, năng lực hoạt động xã hội cho học sinh. 
 Đối với bài tích hợp thì mục tiêu dạy học cũng là mục tiêu tích hợp. Sự tích 
hợp trong mục tiêu dạy học được thể hiện ở việc tích hợp các kiến thức của các lĩnh 
vực khao học, tích hợp các kỹ năng và năng lực học sinh cần đạt được, tích hợp các 
giá trị nhân văn định hướng cho sự phát triển của học sinh. Khi thiết kế mục tiêu của 
bài học tích hợp, cần lưu ý không nên đưa quá nhiều mục tiêu về kiến thức thuộc 
nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau mà cần chắt lọc các mục tiêu trọng tâm nhất. Nên 
thể hiện rành mạch nội dung đặc thù của bài học chính vào mục tiêu tích hợp. Cần 
tập trung vào các mục tiêu phát triển năng lực cho người học, nhất là các mục tiêu 
về kỹ năng sống, năng lực xã hội. 
 11 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_lien_mon_trong_giang_day_mon.pdf