Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai trong dạy học Địa lí Lớp 6

pdf 40 trang sklop6 13/08/2024 640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai trong dạy học Địa lí Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai trong dạy học Địa lí Lớp 6

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai trong dạy học Địa lí Lớp 6
 1 
 MỤC LỤC 
 ------oOo------ 
TT TÊN MỤC Trang 
1 MỞ ĐẦU 2 
1.1 Lí do chọn đề tài 2 
1.2 Mục đích nghiên cứu 3 
1.3 Đối tượng nghiên cứu 3 
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3 
1.5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3 
2 NỘI DUNG 4 
2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề 4 
2.2 Thực trạng của vấn đề 5 
2.2.1 Thuận lợi 5 
2.2.2 Khó khăn 6 
2.3 Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề 7 
2.3.1 Giáo dục bảo vệ môi trường phòng chống thiên tai 8 
 trong trường học 
2.3.2 Khả năng đưa giáo dục bảo vệ môi trường phòng 9 
 chống thiên tai vào dạy học môn địa lí 
2.3.3 Dạy học tích hợp trong môn địa lí 10 
2.4 Hiệu quả đạt được. 23 
3 Kết luận 30 
3.1 Kết luận 30 
3.2 Kiến nghị 30 
 3 
 1.2. Mục đích nghiên cứu. 
 Đánh giá thực trạng về hiểu biết của học sinh trong vấn đề bảo vệ môi 
trường và khả năng ứng phó với thiên tai. 
 - Hình thành một số kỹ năng cơ bản cho học sinh về cách bảo vệ môi 
trường và ứng phó khi có thiên tai xảy ra tại địa phương. 
 - Hình thành cho các em thói quen bảo vệ môi trường có những hành 
động cụ thể về việc bảo vệ môi trường, bảo vệ cơ sở vật chất, sử dụng tiết kiệm 
các nguồn tài nguyên và giúp đ mọi người khi gặp sự cố.... 
 1.3. Đối tƣợng nghiên cứu. 
 Học sinh khối 6 Trường trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành. 
 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 
 .- Sưu tầm, tổng hợp tài liệu, nghiên cứu sách giáo khoa Địa lí và một số 
tài liệu liên quan. 
 - Liên hệ thực tế, tìm ra các giải pháp nâng cao giáo dục thiên tai trong 
trường học. 
 - Thực nghiệm: Tiến hành giảng dạy, giáo dục tích hợp nội dung phòng 
chống thiên tai trong các bài học Địa lí và đánh giá kết quả thực hiện. 
 - Tổng hợp và hướng dẫn các giải pháp giáo dục thiên tai khi học sinh gặp 
phải biết cách phòng tránh (ngoài thực tế). 
 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 
 Hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai được thực 
hiện hàng năm đối với môn Địa lí các khối lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy. Tuy 
nhiên, đề tài “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai 
trong dạy học Địa lí lớp 6” được nghiên cứu và thực nghiệm trong năm học 
2019 – 2020 
 5 
 Tuy nhiên dù tích hợp nội dung nào trong giảng dạy người giáo viên cũng 
phải thực hiện nghiêm túc kiến thức cơ bản của môn học, không kéo dài thời 
gian trên lớp, tránh làm nặng nề thêm các kiến thức sẵn có. Xem xét và chọn lọc 
những nội dung có thể lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống 
thiên tai một cách thuận lợi nhất và đem lại hiệu quả cao nhất nhưng vẫn tự 
nhiên và nhẹ nhàng trong giờ học. 
 2.2. Thực trạng của vấn đề. 
 2.2.1. Thuận lợi. 
 a. Giáo viên. 
 Trong quá trình giảng dạy giáo viên chú trọng phần liên hệ thực tế nhưng 
chưa được nhiều. Vì giáo viên còn phải đảm bảo kiến thức cơ bản của bộ môn 
 Phân bố thời gian giảng dạy giữa các phần của bài học hợp lí và đưa ra 
phần liên hệ thực tế vào bài dạy. 
 Giáo viên tích hợp kiến thức liên môn để giáo dục học sinh ý thức bảo vệ 
môi trường phòng chống thiên tai. 
 b. Học sinh. 
 Học sinh có thói quen hàng ngày trong cuộc sống theo hướng tiết kiệm 
năng lượng. Có ý thức nhấn một nút tắt đèn hay các thiết bị, điện tử khi ra khỏi 
phòng ở hoặc nơi làm việc góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và 
giảm thiểu các chi phí phải trả..... nhưng thói quen chưa thường xuyên. 
 Học sinh hiểu và ý thức được một số vấn đề về môi trường đang được quan 
tâm hiện nay, có liên quan trực tiếp tới quá trình dạy và học môn Địa Lí ở 
trường trung học cơ sở. 
 Học sinh đam mê, yêu thích việc bảo vệ môi trường thông qua học tập môn 
Địa lí. 
 Các em là những tuyên truyền viên có trách nhiệm thông qua trao đổi với 
gia đình, bạn bè, hàng xóm về những vấn đề môi trường như hạn chế xả chất 
thải bẩn, trồng và chăm sóc cây xanh, hạn chế và tiến tới không dùng túi ni lông, 
chai nhựa sử dụng một lần, sử dụng nước, điện tiết kiệm nguồn tài nguyên. 
Để có một cuộc sống trong lành khỏe mạnh. 
 7 
 Vì lứa tuổi các em còn hay quên chưa hình thành được thói quen nên tôi đã 
trăn trở và nghiên cứu sáng kiến này và tìm ra biện pháp khắc phục vấn đề trên 
để giú các em có ý thức tốt hơn trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí 
nguồn tài nguyên và cách phòng tránh thiên tai. 
 Hình ảnh phòng học quên tắt điện. 
 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 
 2.3.1. Giáo dục bảo vệ môi trƣờng, phòng chống thiên tai trong dạy học 
bộ môn Địa lí 
 a. Mục tiêu 
 * Kiến thức 
 − Biết được những biểu hiện của môi trường ô nhiễm thì dẫn đến khí hậu và 
thiên tai cũng bị biến đổi như: Trái Đất ngày càng nóng lên, các hiện tượng thời 
tiết cực đoan diễn ra ngày càng nhiều và trên diện rộng; mực nước biển ngày 
càng dâng cao. 
 − Biết được một số loại hình thiên tai phổ biến thường hay xảy ra các các 
vùng địa lí của nước ta: lũ quét, ngập úng, hạn hán, bão, mưa lớn, cháy rừng, 
 9 
 - Phân tích số liệu thống kê về những biểu hiện, nguyên nhân của biến đổi 
khí hậu, các hậu quả do biến đổi khí hậu và thiên tai về sản xuất, cơ sở vật 
chất,... . 
 − Quan sát thực tế, phân tích hình ảnh, tư liệu về nguyên nhân, biểu hiện và 
hậu quả do biến đổi khí hậu và thiên tai gây ra cho con người. 
 Thái độ 
 - Có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng. 
 − Đồng cảm, chia sẻ với mọi người không may mắn khi bị những tai họa 
thiên tai gây ra. Có được những hành động thiết thực ủng hộ, giúp đ nhân dân 
khi thiên tai xảy ra. 
 − Có hành vi tích cực góp phần giảm thiểu thiên tai và tác động của thiên 
tai đến đời sống, lao động và học tập. 
 − Tuyên truyền để mọi người thấy được sự nguy hiểm của thảm họa do 
thiên tai gây ra. 
 * Định hướng hình thành năng lực 
 - Năng lực chung: Tự học; Giải quyết vấn đề; Tự quản lý; Giao tiếp; Hợp 
tác; Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. 
 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Học tập tại thực 
địa; Sử dụng bản đồ; Sử dụng số liệu thống kê; Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô 
hình, video clip 
 2.3.2. Khả năng đƣa Giáo dục bảo vệ môi trƣờng phòng chống thiên tai 
vào dạy học môn Địa lí: 
 Căn cứ vào vị trí và mục tiêu của môn học, có thể thấy môn Địa lí trong 
trường phổ thông có nhiều khả năng giáo dục bảo vệ môi trường phòng chống 
thiên tai. Vì môn Địa lí trang bị cho học sinh những kiến thức tổng hợp về Địa lí 
tự nhiên và Địa lí kinh tế − xã hội, mà từng thành phần hoặc tổng hợp thể tự 
 11 
giúp ta tránh được sự dàn trải, đưa quá nhiều nội dung vào bài học làm quá tải 
quá trình học tập của học sinh. 
 - Các phương thức tích hợp thường dùng hiện nay là: 
 + Tích hợp toàn phần: được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của bài học, 
cũng chính là các kiến thức về giáo dục phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. 
 + Tích hợp bộ phận: được thực hiện khi có một phần kiến thức của bài học 
có nội dung về giáo dục phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. 
 + Hình thức liên hệ: liên hệ là một hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có 
một số nội dung của bài học liên quan tới nội dung về giáo dục phòng, chống và 
giảm nhẹ thiên tai, song không nêu rõ trong nội dung của bài học. Trong trường hợp 
này giáo viên phải khai thác kiến thức bài học và liên hệ chúng với các nội dung về 
giáo dục phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đây là trường hợp phổ biến nhất. 
 b. Các hình thức tổ chức dạy học tích hợp 
 - Hình thức thứ nhất: Thông qua các bài học trên lớp. Trong trường hợp này 
giáo viên thực hiện các phương thức tích hợp với các mức độ đã nêu ở trên. Các 
hoạt động của giáo viên có thể bao gồm: 
 Hoạt động 1: Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa để xây dựng mục 
tiêu dạy học, trong đó có các mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống 
thiên tai. 
 Hoạt động 2: Xác định các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, phòng 
chống thiên tai cụ thể cần tích hợp. Căn cứ vào mối liên hệ giữa kiến thức môn 
học và nội dung giáo dục phòng chống thiên tai, giáo viên lựa chọn tư liệu và 
phương án tích hợp. Cụ thể phải trả lời các câu hỏi: Tích hợp nội dung nào là 
hợp lí? Liên kết các kiến thức về giáo dục phòng chống thiên tai như thế nào? 
Thời lượng là bao nhiêu? 
 Hoạt động 3: Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện phù hợp, 
trước hết quan tâm sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, các phương tiện 
 13 
 Núi lửa phun trào ỏ Inđônesia năm 2018 
Thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản năm 2011 
 15 
 Giáo viên đặt các câu hỏi cho học sinh trả lời như: 
 ? Thời gian hình thành mỏ khoáng sản? 
 ? Theo em khoáng sản có phải là vô tận không? 
 ? Vậy khai thác và sử dụng như thế nào để bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng 
sản? 
 ? Hiện nay có thể sử dụng những nguồn năng lượng nào để góp phần bảo 
vệ tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường? 
 Giáo viên định hướng cho học sinh trả lời, sau khi học sinh trả lời xong 
giáo viên khắc sâu kiến thức thức cho học sinh về việc bảo vệ môi trường, thay 
thế việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch bằng nguồn năng lượng sạch sẽ góp phần bảo 
vệ tài nguyên khoáng sản, hạn chế sự gia tăng hiệu ứng nhà kính, góp phần giảm 
biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiên tai. 
 Hệ thống năng lượng mặt trời 
 17 
Chúng ta sẽ có một cuộc sống “xanh” hơn. Nếu cả thế giới chung tay làm những 
điều này, sẽ tạo ra môi trường xanh và sạch cho tất cả mọi người. 
 Việt Nam 24 năm bảo vệ tầng Ô Dôn 
Bài 18. Thời tiết và khí hậu và nhiệt độ không khí 
 Ở mục 1. Thời tiết và khí hậu 
 Và mục 3. Sự thay đổi của nhiệt độ không khí 
 − Khí hậu trên Trái Đất đang có sự biến đổi: Nhiệt độ, không khí của Trái 
Đất đang tăng lên làm cho Trái Đất nóng lên, tăng rủi ro thiên tai gây hạn hán 
cục bộ ở các tỉnh duyên hải miền Trung – Tây Nguyên; Bão, lũ gây ngập úng 
nhiều làng mạc ở các tỉnh Bắc Trung Bộ; Mực nước biển dâng gây nhiễm mặn, 
triều cường thường xuyên ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các tỉnh Nam 
Bộ; Lũ quét, lũ ống gây sạt lở đất ở miền núi. 
 19 
 Làm nhà phao 
 Trồng cây bảo vệ môi trường 
Bài 19. Khí áp và gió trên Trái Đất 
 Ở mục 2. Gió và các hoàn lưu khí quyển 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_va.pdf