Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn 6

doc 27 trang sklop6 16/04/2024 590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn 6

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn 6
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
 1 Lý do chọn đề tài:
 Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng nó bao gồm các yếu tố tự 
nhiên và nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất sự tồn 
tại và phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất. 
 Hiện nay môi trường sống của con người trên hành tinh đã và đang bị ô nhiễm là 
một vấn đề nóng, cấp bách đối với toàn nhân loại. Vì nó gây ra hiện tượng biến đổi khí 
hậu dẫn đến những thảm hại thiên tai khủng khiếp. Ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường 
là vấn đề báo động. Theo văn bản của văn phòng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xung 
quanh vấn đề môi trường thì từ đầu năm 2016 đến nay toàn quốc có trên 50 vụ ô nhiễm 
môi trường gây bức xúc trong xã hội đặc biệt sự cố ô nhiễm môi trường ở 4 tỉnh miền 
Trung, thiếu nước ngọt ở Ninh Thuận, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long 
Để khắc phục những hậu quả trên cần phải có một thời gian dài, liên tục ngay từ bây giờ 
và phải tốn nhiều công và tiền của. Do đó việc bảo vệ môi trường nên bắt đầu bằng việc 
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nhất là thế hệ trẻ trong đó có học sinh, sinh viên. 
Hiện nay vấn đề giáo dục ý thức, trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường trong các nhà 
trường chưa được chú trọng đúng mức, bảo vệ môi trường chưa được coi là môn học ở 
cấp học phổ thông chỉ được lồng ghép tích trong các môn học và một số tiết học ngoại 
khóa. Một số cuộc thi bảo vệ môi trường đã được tổ chức trong trường học song nhìn 
chung vẫn còn mang nặng tính hình thức.Do vậy ý thức bảo vệ môi trường vì thế chưa 
được hình thành rõ nét trong tầng lớp học sinh. Môn văn cùng với các môn học khác 
ngoài việc cung cấp những kiến thức đặc trưng bộ môn, môn văn cũng mang trọng trách 
lớn lao trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua tiết học. Nhưng “tích” 
thế nào cho “hợp”đây là vấn đề trăn trở không chỉ của riêng tôi mà tất cả các giáo viên 
đang giảng dạy môn ngữ văn hiện nay vì thế tôi chọn đề tài : “Tích hợp giáo dục bảo vệ 
môi trường trong môn ngữ văn 6” để làm đề tài nghiên cứu. 
 1 
 - Căn cứ vào chỉ thị 32/2006/ CT-BGD & ĐT ngày 1-8-2006 về nhiệm vụ trọng tâm 
giáo dục phổ thông. 
 Để cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước ngày 
31-1- 2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị về việc tăng cường công tác 
giáo dục bảo vệ môi trường xác định nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2010 và những 
năm tiếp theo cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh những kiến thức kĩ năng 
bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp qua các môn học và thông qua các hoạt động 
ngoại khóa, xây dựng nhà trường xanh- sạch- đẹp phù hợp với từng vùng miền.
2. Cơ sở thực tiễn:
 Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại.Các bạn có để ý thấy rằng 
khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường; suy 
thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện 
rộngĐó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đang đối mặt. Con người đã 
tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, 
thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng phân hủy.Thiên nhiên đã 
ban tặng cho con người nhiều thứ vậy mà chúng ta không biết trân trọng giữ gìn và nâng 
niu.Để rồi giờ đây khi môi trường đang ngày càng xuống cấp xuất hiện nhiều bệnh lạ 
hơn con người mới thấy được tầm quan trọng của môi trường. 
 Hơn nữa THCS Nguyễn Tất xây dựng gần khu đông dân cư trong khi ý thức bảo 
vệ môi trường của một số hộ dân còn nhiều hạn chế vì thế trường THCS Nguyễn Tất 
Thành cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các thầy cô giáo và học sinh mỗi ngày đến 
lớp đều phải hít thở những mùi hôi thối nồng nặc bốc ra từ hầm phân lợn,nước thải 
sinh hoạt, mùi thuốc bảo vệ thực vật của những vườn cà phê, hồ tiêu xung quanh 
trường. Có những hôm học sinh phải đeo khẩu trang trong giờ học. 
 Còn về phía nhà trường mặc dù hằng năm đều đầu tư nhiều về cơ sở vật chất nhưng 
khuôn viên trường chật hẹp, trường đã xây dựng từ lâu nên sân trường, hệ thống thoát 
nước đã xuống cấp vì thế chỉ cần sau một trận mưa sân trường đã bị ngập nước nên 
việc đi lại của giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn.
 3 
 4 Các biện pháp tiến hành: 
 a, Xây dựng nội dung tích hợp phù hợp với nội dung bài học. 
 Để học sinh hứng thú học tập nắm vững nội dung bài học và có những hành động 
cụ thể. 
trong việc tham gia bảo vệ môi trường thì giáo viên phải lựa chọn đề tài tích hợp gần 
gũi, phù hợp với nội dung bài học; phù hợp với tâm, sinh lí lứa tuổi các em. Đối với 
môn văn việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh cần thông qua nội dung của 
từng bài học.
 Sau đây là một số địa chỉ và chủ đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong 
sách giáo khoa môn ngữ văn lớp 6 : 
 STT TÊN BÀI CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
 01 Sơn Tinh, Thủy Tinh. Hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm vai trò của con 
 người. 
 02 Luyện tập kể chuyện Ra đề bài về chủ đề môi trường.
 tưởng tượng.
 03 Chương trình địa phương Rèn luyện chính tả có từ ngữ về môi trường.
 (phần tiếng việt)rèn luyện 
 chính tả. 
 04 Sông nước Cà Mau. Môi trường hoang dã tự nhiên. 
 05 Vượt thác Con người có thể chinh phục được thiên nhiên.
 06 Viết bài tập làm văn số 5- Ra đề văn tả cảnh liên quan đến môi trường.
 văn tả cảnh. 
 07 Cô Tô. Vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên biển đảo.
 08 Lao xao. Bảo vệ các loài chim, giữ cân băng sinh thái.
 09 Bức thư của thủ lĩnh da Môi trường có ảnh hưởng sống còn đến cuộc sống 
 đỏ. con người.
 10 Động Phong Nha. Môi trường và du lịch.
 5 
 HÌNH ẢNH LŨ LỤT
 - Câu hỏi tích hợp: 
 GV?Nước có quan trọng với cuộc sống con người không ?
 HS:- Nước có nhiều lợi ích cho đời sống con người, đặc biệt đối với nông nghiệp.
 GV? Tuy nhiên nếu nước xuất hiện quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng gì? Tác hại của 
nó?
 HS: Lũ lụt, ảnh hưởng không tốt đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người 
 GV? Em có suy nghĩ gì khi xem những hình ảnh trên?
 7 
 Sau khi học sinh viết xong giáo viên yêu cầu học sinh đổi bài để các em chấm lỗi 
chính tả của nhau bằng cách gạch chân dưới những lỗi sai. Cuối cùng học sinh nộp bài 
giáo viên chấm lại. 
Ví dụ 4: Tuần 21 
 Tiết 77 Văn bản Sông nước Cà Mau. 
 (Đoàn Giỏi)
 - Thời điểm tích hợp : Trong phần tổng kết bài, giáo viên chiếu lại hình ảnh đã chiếu 
từng phần trước đó : cảnh thiên nhiên, chợ, cảnh sinh hoạt trên sông nước. 
 CẢNH THIÊN NHIÊN CÀ MAU.
 9 
 - Câu hỏi tích hợp: 
 GV? Qua bài học, qua những hình ảnh đã xem em cảm nhận như thế nào về vùng đất 
Cà Mau, cực nam của Tổ quốc?
 HS: Đất mũi Cà Mau cáo vẻ đẹp rộng lớn, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là 
hình ảnh tiêu biểu cho cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía 
Nam Tổ quốc. 
 GV? Chúng ta cần phải làm gì để mảnh đất chúng ta đang sống ngày càng tươi đẹp và 
phát triển ?
 HS: Không được phá vỡ môi trường tự nhiên, giữ bản sắc vùng miền. Chăm lo phát 
triển kinh tế.
 Ví dụ 5: Tuần 23 
 Tiết 85+86 Văn bản Vượt thác. 
 (Võ Quảng)
 - Thời điểm tích hợp:Tổng kết bài.
 - Câu hỏi tích hợp: 
 GV? Qua bài văn em thấy dượng Hương Thư đã lao động như thế nào trong quá trình 
vượt thác? 
 HS: Dượng Hương Thư đã vượt qua mọi trở ngại khắc nghiệt của thiên nhiên để chèo 
thuyền vượt qua cơn thác dữ. 
 GV? Với hình ảnh của dượng Hương Thư vượt thác em thấy gì về tinh thần của người 
lao động trên sông nước ?
 HS: Là những con người mang vẻ đẹp quả cảm, có tinh thần lao động bền bỉ, vượt qua 
mọi khắc nghiệt của thiên nhiên để làm chủ thiên nhiên. Họ là những người Việt Nam 
dũng cảm không lùi bước trước khó khăn.
Ví dụ 6: Tuần 23 
 Tiết 88 Tập làm văn Viết bài tập làm văn số 5- văn tả cảnh
 - Câu hỏi tích hợp: (Đề ra) Hãy miêu tả buổi lao động tập thể ở trường hay ở 
thôn,xóm nơi em sinh sống. 
 11 
- Câu hỏi tích hợp:
 GV? Hày trình bày những cảm nhận của em về Cô Tô?
 HS: Là bức tranh đẹp trong sáng tinh khôi đầy sức sống.
 GV? Để có bức tranh đẹp như thế con người cần phải làm gì?
 HS: Chung tay bảo vệ môi trường không chỉ ở trên đất liền mà còn ở ngoài biển đảo, 
không chỉ ở trên cạn mà còn bảo vệ hệ sinh thái dưới biển để biển đảo Việt Nam luôn 
xanh – sạch – đẹp thu hút nhiều khách du lịch.
Ví dụ 8: Tuần 30 
 Tiết 113+114 Hướng dẫn đọc thêm
 Văn bản: Lao xao.
 (Duy Khán)
 - Thời điểm tích hợp: Trước khi tổng kết bài giáo viên chiếu lại hình ảnh các loài 
chim.
 -
 Bìm bòp Qu¹ khoang
 Bå C¸c (¸c lµ) Chim ri S¸o ®en
 Dieàu haâu Qu¹ ®en Chim Cắt
 S¸o sËu Tu hó Chim nh¹n
 13 
 HS: Con người phải biết sống hòa đồng với thiên nhiên, hãy bảo vệ môi trường và 
thiên nhiên vì bảo vệ môi trường và thiên nhiên là bảo vệ chính cuộc sống của chúng 
ta.
 Ví dụ 10: Tuần 34 
 Tiết 129 Văn bản Động Phong Nha
 (Hướng dẫn đọc thêm)
 (Trần Hoàng)
 - Thời điểm tích hợp: Sau khi tổng kết bài học giáo viên chiếu lại các hình ảnh về 
 động Phong Nha và các danh lam thắng khác.
 ĐỘNG PHONG NHA.
 15 
 GIÁO ÁN MINH HỌA:
 TUẦN 3
 TIẾT 9: Văn bản: SƠN TINH, THỦY TINH.
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1 Kiến thức: 
Hiểu được truyền thuyết Sơn Tinh,Thủy Tinh nhăm gải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở 
Bắc Bộ thờ các vua Hùng dựng nước và khát vọng của người Việt cổ trong việc giải 
thích chinh phục thiên nhiên bảo vệ cuộc sống của người xưa.
- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện: Sử dụng niều chi tiết kì lạ hoang 
đường.
2 Kĩ năng :
- Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại, kể lại được truyện. 
- Nắm bắt các sự kiện chính và nắm được ý nghĩa của truyện. 
3 Thái độ: 
Có ý thức phòng chống thiên tai lũ lụt bảo vệ đời sóng nhân dân. Có tinh thần tương trợ 
giúp đỡ lẫn nhau khi xảy ra thiên tai.
II CHUẨN BỊ : 
 1 Giáo viên: Giáo án, máy chiếu.
 2 Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn SGK.
III TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 
 1 Ổn định tổ chức.(1 p)
 2 Kiểm tra bài cũ. (5 p)
 3 Tiến trình bài dạy. 
* Giới thiệu bài mới: (1 p) 
Là một đất nước hằng năm luôn phải đương đầu với thiên tai, lũ lụt. Để tồn tại con 
người phải tìm mọi cách để chống lại. Cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ ấy được thể 
hiện trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”mà hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
 17

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_tr.doc