Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh trong môn Nghệ thuật 6

docx 28 trang sklop6 24/06/2024 641
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh trong môn Nghệ thuật 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh trong môn Nghệ thuật 6

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh trong môn Nghệ thuật 6
 PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN YÊN LẠC 
 TRƢỜNG THCS TRUNG KIÊN
 
 CHUYÊN ĐỀ
 TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH 
 TRONG MÔN NGHỆ THUẬT 6
 Nhóm giáo viên dạy hoạt động giáo 
Ngƣời thực hiện :
 dục nghệ thuật
Tổ : Khoa học xã hội
Ngƣời báo cáo : Bùi Thị Thúy Hằng
Ngƣời dạy minh họa : Trần Ánh Dƣơng
 Trung Kiên, tháng 11 năm 2022
 0 Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi nhạy cảm, hiếu 
động, ham thích Hoạt động Âm nhạc - Mỹ thuật. Nếu giáo viên gây được hứng 
thú trong bài dạy sẽ tạo cho học sinh sự hưng phấn, hào hứng để tiếp thu bài học 
một cách có hiệu quả.
 Từ thực tiễn giảng dạy, cũng như thực tiễn của học sinh, đa số là con em 
nông thôn, ít có điều kiện để tiếp nhận tri thức về Âm nhạc - Mỹ thuật Nếu giáo 
viên tạo được hứng thú trong giảng dạy và học tập sẽ giúp cho học sinh say mê 
học tập.
 Từ những lý do trên, bản thân chúng tôi là những giáo viên trực tiếp giảng 
dạy môn Hoạt động giáo dục Âm nhạc - Mỹ thuật. Chúng tôi nhận thấy việc 
gây hứng thú cho học sinh trong học tập môn Hoạt động giáo dục Âm nhạc - 
Mỹ thuật là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong việc nâng cao 
chất lượng trong việc dạy học. Vì vậy, nó là động lực giúp chúng tôi đi sâu 
nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm này.
 2. Mục đích nghiên cứu.
 Mục đích của đề tài đưa ra một số giải pháp phát huy sự hứng thú cho học 
sinh THCS học môn Hoạt động giáo dục Âm nhạc - Mỹ thuật để học sinh tích 
cực, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học. Để đáp ứng 
nhu cầu môn học và nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học môn Hoạt động 
giáo dục Âm nhạc - Mỹ thuật:“Cách phát triển con người toàn diện - phát triển 
tư duy sáng tạo - hình thành phẩm chất người lao động mới”.
 Thông qua từng môn học thì tạo hứng thú cho học sinh trong học tập là 
điều rất cần để tránh lối “đọc - chép”, “lấy thầy làm trung tâm”.
 3. Đối tƣợng nghiên cứu.
 Tạo hứng thú cho học sinh học tập Hoạt động giáo dục Âm nhạc - Mỹ thuật 
thông qua một số phương pháp dạy học (PPDH). Đối tượng nghiên cứu của đề 
tài là học sinh THCS Trung Kiên.
 4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
 Để tiến hành làm đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên 
cứu sau:
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp tổng hợp, phân loại.
 - Phương pháp phỏng vấn.
 - Phương pháp so sánh, đối chiếu cùng một số phương pháp khác.
 5. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường THCS Trung Kiên.
 II.CƠ SỞ LÝ LUẬN.
 Như chúng ta đã biết, hoạt động giáo dục Âm nhạc - Mỹ thuật có vai trò rất 
to lớn, đem đến những khoái cảm thẩm mỹ cao, là món ăn tinh thần không thể 
thiếu trong cuộc sống của con người. Trong những năm qua, từ khi đất nước ta 
bước sang thể kỷ XXI, sự nghiệp giáo dục được quan tâm và đầu tư cao hơn bao
 2 - Môn Hoạt động giáo dục Âm nhạc - Mỹ thuật vốn là môn chuyên về 
năng khiếu vì thế sẽ không ít học sinh còn coi nhẹ. Khi đã không có hứng thú, 
học sinh sẽ suy nghĩ “Đây chỉ là môn phụ nên chỉ học để biết mang tính chất bắt 
buộc”.
 - Đội ngũ giáo viên còn mỏng, kinh nghiệm chưa cao.
 - Đồ dùng học tập còn hạn chế.
 - Chưa có phòng học bộ môn năng khiếu.
 IV. NỘI DUNG PHÁT HUY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC 
SINH MÔN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC - MỸ THUẬT THCS.
 1. Phát huy và nâng cao vai trò của ngƣời giáo viên.
 - Muốn gây được hứng thú cho học sinh trong tiết học, thầy, cô giáo phải 
giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, điều khiển học sinh trong mọi hoạt động 
nói chung cũng như hoạt động nhận thức nói riêng của học sinh.
 - Giáo viên mỗi khi đến lớp luôn tạo cho mình một tâm thế vững vàng, bình 
tĩnh, tự tin, đĩnh đạc, tác phong nhanh nhẹn, giọng nói truyền cảm, đầy nhiệt 
huyết.
 - Chuẩn bị bài giảng (giáo án, đồ dùng dạy học). Tìm ra những phương 
pháp phù hợp với từng bài, từng tiết, từng đối tượng học sinh đặc biệt phải liên 
hệ được với thực tiễn cuộc sống, vận dụng kiến thức chuyên môn.
 2. Chuẩn bị và sử dụng tốt đồ dùng dạy - học.
 -Đồ dùng dạy học vô cùng quan trọng trong việc gây hứng thú và sự thích 
thú cho học sinh, vì vậy, chúng ta phải đầu tư vào việc chuẩn bị đồ dùng.
 - Đồ dùng phải phù hợp với nội dung, yêu cầu của bài học.
 - Đồ dùng phải đảm bảo tính thẩm mỹ cao, không tùy tiện, cẩu thả, phong 
phú, đa dạng để học sinh quan sát, phân tích, khơi dậy hứng thú cho học sinh.
 - Đồ dùng cần phải sử dụng có hiệu quả, đúng lúc, đúng chỗ.
 3. Tạo tình huống có vấn đề khi vào phần giới thiệu bài.
 - Giáo viên cho học sinh quan sát, hình ảnh, tranh, băng đĩa liên quan đến 
nội dung bài học và đặt những câu hỏi để gây sự tò mò hứng thú với học sinh.
 - Có thể dùng biện pháp tổ chức trò chơi Như vậy việc giới thiệu đối với 
một bài mới rất cần thiết và càng cần thiết hơn nếu người giáo viên tìm được 
cách giới thiệu gây được sự tò mò, kích thích hứng thú đối với học sinh.
 - Để làm được điều này, giáo viên trước hết phải tìm hiểu kỹ bài dạy, xem 
xét tìm ra cách lạ, hay gây ấn tượng và cụ thể hơn là cách chọn những hình ảnh 
phù hợp liên quan đến bài học.
 4. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong phát hiện kiến 
thức mới.
 - Tạo hứng thú bằng cách đặt những câu hỏi khêu gợi thông tin, kích thích 
tính tò mò của học sinh.
 4 Sau khi tập hết toàn bộ lời ca của bài hát, giáo viên tập cho học sinh một số 
động tác múa phú họa cho bài hát. Học sinh kết hợp một số động tác múa đơn 
giản hoặc vỗ tay theo nhịp. Cuối cùng cho học sinh biểu diễn theo nhóm và từng 
cá nhân (thể hiện giọng hát của mình kết hợp múa phụ họa).
 * Đối với dạy nhạc lý - tập đọc nhạc: Lâu nay khi dạy về nhạc lý, giáo viên 
thường định nghĩa, giảng giải ít xuất phát từ thực tiễn âm nhạc qua các ví dụ 
sinh động để rút ra nhận xét, kết luận. Về tập đọc nhạc, các giáo viên chịu ảnh 
hưởng sâu sắc phương pháp dạy cho học sinh chuyên nghiệp âm nhạc, gây nên 
tâm lý căng thẳng, nặng nề không cần thiết, làm cho học sinh cảm thấy nặng nề 
trong giờ tập đọc nhạc. Những tiết dạy như vậy thường kém hiệu quả, học sinh 
không hứng thú học. Vì vậy, để tạo cho các em sự hứng thú trong giờ học lý 
thuyết và tập đọc nhạc, trước hết giáo viên nên cho học sinh tập đọc cao độ và 
đánh đàn giai điệu từng câu cho các em nghe. Kỹ năng thể hiện trường độ và tiết 
tấu phải được quan tâm nhiều hơn nữa bằng những bài tập riêng trong nhiều tiết 
học. Giáo viên đàn từng câu ngắn để các em đọc theo đúng tên nốt nhạc và cuối 
cùng học sinh trong lớp đọc đúng được cả bài đọc nhạc.
 Dạy nhạc lý - tập đọc nhạc, giáo viên phải thật nhẹ nhàng. Khi cho học sinh 
thể hiện bài thì giáo viên nên cho những học sinh khá thể hiện bài trước để 
những học sinh trung bình cảm nhận và tự tin hơn khi các em đứng dậy thể hiện 
bài.
 * Đối với dạy âm nhạc thường thức: Phân môn này bao gồm các nội dung: 
Giới thiệu tác giả - tác phẩm, nghe nhạc và một số kiến thức liên quan đến đời 
sống âm nhạc. Để tạo ra hứng thú đối với phân môn này, giáo viên có thể tiến 
hành dưới các hình thức.
 + Đọc truyện, kể chuyện.
 + Xem tranh và giải thích.
 + Nghe băng nhạc hoặc giáo viên tự trình bày tác phẩm.
 + Trường hợp đọc, kể chuyện theo sách thì giáo viên có thể đọc cho cả lớp 
nghe. Nếu cần, giáo viên tóm tắt ý chính và nêu câu hỏi cho học sinh trả lời. Bài 
nào có tranh minh họa thì giáo viên nên sưu tầm và phóng to những hình vẽ 
trong sách để treo lên bảng. Mỗi câu chuyện kể phải nhấn mạnh những ý chính 
để gây ấn tượng cho các em.
 + Bên cạnh đó, lời nói, giọng hát, phong cách của giáo viên là hết sức quan 
trọng, đây là một trong những yếu tố gây nên hứng thú học tập đối với học sinh.
 - Trong quá trình giảng dạy cần đưa vào một số trò chơi vừa để nâng cao 
hiệu quả bài học, vừa tạo hứng thú cho học sinh.
 Thực tế cho thấy nếu trong một tiết học, giáo viên dành ít thời gian tổ chức 
trò chơi cho học sinh sinh thì học sinh rất hào hứng học. Trong âm nhạc có rất 
nhiều trò chơi nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh nhưng trò chơi phải phù 
hợp với từng bài học cụ thể.
 Ví dụ như trong học hát có trò chơi “Nhìn tranh đoán tên bài hát”, “Nghe 
nhạc đoán bài hát”, “Nghe tiết tấu đoán câu hát”; Trong tiết tập đọc nhạc có thể
 6 nhưng hình ảnh cho học sinh quan sát, giáo viên phát phiếu bài tập cho học sinh 
thảo luận, chủ động tìm hiểu kiến thức.
 - Em hãy cho biết điểm giống và khác nhau của các bức tranh trên ?
 - Thế nào là tranh phong cảnh ?
 - Đặc điểm để phân biệt tranh phong cảnh với các thể loại khác là gì?
 Hoạt động hình thành kiến thức, giáo viên có thể sử dụng những câu hỏi 
sau để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong tìm hiểu kiến thức 
mới.
 Trưng bày một số tranh phong cảnh cho học sinh quan sát sau đó phát 
phiếu bài tập.
 - Để vẽ tranh về đề tài phong cảnh, chúng ta có thể tìm chọn những nội 
dung như thế nào?
 - Em hãy nêu nội dung, ý tưởng của các bức tranh phong cảnh trên?
 - Các tranh trên có cách thức sắp xếp bố cục hình mảng, đậm nhạt, màu sắc 
như thế nào?
 - Bài vẽ tranh phong cảnh của em có ý tưởng sắp xếp bố cục hình mảng, 
đậm nhạt, màu sắc như thế nào? Tại sao?
 V. CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT PHỔ THÔNG.
 1. Giáo dục nghệ thuật, giáo dục thẩm mĩ và năng lực thẩm mĩ.
 Giáo dục nghệ thuật là một lĩnh vực thuộc giáo dục thẩm mĩ.Từ điển bách 
khoa Tâm lí học, Giáo dục học Việt Nam định nghĩa giáo dục thẩm mĩ 
(Aesthetics education) là “bộ phận quan trọng trong giáo dục, một bộ phận giáo 
dục toàn diện, gắn bó chặt chẽ và được thực hiện thông qua tất cả các quá trình 
giáo dục khác trong nhà trường. Giáo dục thẩm mĩ là đào tạo và phát triển thẩm 
mĩ (tình cảm thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ, năng lực thẩm mĩ) của nhân cách, làm 
cho nhân cách có những quan hệ thẩm mĩ đúng đắn đối với hiện thực (giáo dục 
cái thẩm mĩ), đồng thời thông qua các phương tiện thẩm mĩ, đặc biệt phương 
tiện nghệ thuật để tác động đến sự phát triển toàn diện và hài hòa của nhân cách 
(giáo dục bằng cái thẩm mĩ)”. Theo đó, trong nhà trường, giáo dục thẩm mĩ 
được thực hiện qua các môn học và các hoạt động giáo dục, nhằm hình thành 
năng lực thẩm mĩ.Giáo dục thẩm mĩ góp phần quan trọng trong quá trình kiến 
tạo sự phát triển toàn diện và hài hòa nhân cách của học sinh.
 Với mục tiêu “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”, giáo dục nghệ 
thuật nói riêng và giáo dục thẩm mĩ nói chung luôn được được Đảng và Nhà 
nước đặc biệt quan tâm. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Đảng về 
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp: 
“Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài 
hòa đức, trí, thể, mĩ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề... Chú trọng giáo dục nhân 
cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào 
những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn 
hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
 8 công/giải quyết thấu đáo một nhiệm vụ trong các tình huống mới. Theo Chương 
trình giáo dục phổ thông, năng lực được quan niệm là thuộc tính cá nhân được 
hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho 
phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá 
nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt 
động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể; phẩm chất 
là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với 
năng lực tạo nên nhân cách con người. Như vậy, có thể nói: phẩm chất được 
đánh giá bằng hành vi, còn năng lực được đánh giá bằng hiệu quả hoạt động.
 Theo đó, nội dung giáo dục nghệ thuật được định hướng nhằm góp phần 
hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh; 
đồng thời, thông qua việc trang bị những kiến thức cốt lõi, kĩ năng cơ bản về các 
lĩnh vực nghệ thuật, tập trung hình thành, phát triển năng lực thẩm mĩ và phát 
hiện, bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật cho học sinh; giáo dục thái độ tôn trọng, 
khả năng kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống của 
dân tộc trong quá trình hội nhập và giao lưu với thế giới, đáp ứng mục tiêu giáo 
dục hài hoà về đức, trí, thể, mĩ cho học sinh.
 Ngay từ bậc học mầm non, giáo dục nghệ thuật đã được chú trọng 
nhằm“giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết thẩm mĩ, hình thành các 
yếu tố đầu tiên của nhân cách,...”.Đến bậc phổ thông, giáo dục nghệ thuật được 
thực hiện thông qua nhiều môn học, mà cốt lõi là môn Âm nhạc và môn Mĩ 
thuật. Từ lớp 10 đến lớp 12, học sinh được lựa chọn môn học thuộc nhóm môn 
công nghệ và nghệ thuật phù hợp với định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng 
lực của bản thân.
 Như vậy, có thể thấy: trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo dục 
nghệ thuật được xây dựng theo quan điểm tập trung phát triển ở học sinh năng 
lực âm nhạc và mĩ thuật, biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong các lĩnh vực 
này thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực; chú 
trọng thực hành; góp phần phát triển hài hoà đức, trí, thể, mĩ và định hướng nghề 
nghiệp cho học sinh. Nội dung giáo dục của chương trình được thiết kế theo 
hướng kết hợp giữa đồng tâm với tuyến tính; thể hiện rõ đặc trưng nghệ thuật 
âm nhạc, mĩ thuật và bản sắc văn hoá dân tộc; tích hợp cao ở các lớp học dưới, 
phân hoá dần ở các lớp học trên, đồng thời “bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các 
lớp học, cấp học với nhau và liên thông với chương trình giáo dục mầm non, 
chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học” (chúng 
tôi nhấn mạnh). Mặt khác, cùng với việc chú trọng khai thác tiềm năng – những 
yếu tố bên trong của con người, từ đó khơi gợi được tinh thần tự học, niềm đam 
mê khát vọng sáng tạo của mỗi học sinh – mà đặc biệt là nuôi dưỡng tinh thần tự 
học và học tập suốt đời – đây là một trong những điểm nhấn quan trọng và then 
chốt của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.
 Nói đến năng lực thẩm mĩ là nói tới cảm xúc thẩm mĩ – yếu tố tiền đề của 
nhận thức thẩm mĩ, thưởng thức thẩm mĩ và sáng tạo thẩm mĩ...; là nói tới tư 
duy thẩm mĩ – nói tới một điều kiện cần thiết để con người lĩnh hội thế giới
 10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_mon_ng.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh trong môn Nghệ thuật 6.pdf