Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học Ngữ văn 6 nhằm phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh

docx 55 trang sklop6 16/04/2024 2392
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học Ngữ văn 6 nhằm phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học Ngữ văn 6 nhằm phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học Ngữ văn 6 nhằm phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh
 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Trang 2
 1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp Trang 2
 1.2. Mục đích nghiên cứu Trang 3
 1.3. Phương pháp nghiên cứu Trang 3
 ]1.4. Đối tượng và phạm vi áp dụng Trang 3
 1.5. Căn cứ đề xuất giải pháp Trang 3
 1.6. Kế hoạch thực hiện Trang 6
 CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG 
 Trang 7
 GIẢI PHÁP
 2.1. Quá trình hình thành Trang 7
 2.2. Giải pháp đề xuất Trang 7
 2.2.1. Gỉai pháp 1: Nắm chắc nguyên tắc thiết kế trò chơi Trang 7
 2.2.2. Giải pháp 2: Hiểu được quy trình tổ chức trò chơi Trang 8
 2.2.3. Giaỉ pháp 3: Cách thức tổ chức trò chơi Trang 12
mĩ2.3. thuật Một từ số vật lưu liệu ý khiđã quasử dụng sử dụng. trò chơi học tập vào dạy học Trang 44
 CHƯƠNG 3. HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP Trang 44
 3.1.HO họcThời gian áp dụng hoặc áp dụng thử của giải pháp Trang 44
 3.2. Hiệu quả đạt được hoặc dự kiến đạt được Trang 44
 3.3. Khả năng triển khai, áp dụng của giải pháp Trang 48
 3.4. Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng giải pháp Trang 49
 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ Trang 49 
 4.1. Kết luận Trang 35
 4.2. Đề xuất, kiến nghị Trang 49
 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 51
 1 1.2. Mục đích của giải pháp
 - Đưa học sinh đến với các hoạt động vui chơi, giải trí nhưng có nội dung 
gắn liền với bài học nhằm chống mệt mỏi, giảm căng thẳng, giúp tăng hứng thú, 
tạo thói quen độc lập, chủ động, sáng tạo của học sinh.
 - Giúp các em củng cố, khắc sâu kiến thức đã học hoặc rút ra được một nội 
dung cụ thể của bài học thông qua những ấn tượng khó quên về màu sắc, hình ảnh 
và âm thanh sinh động của trò chơi.
 1.3. Phương pháp thực hiện
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu dựa vào các Văn kiện, các 
Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục về chỉ đạo dạy học ở trường 
THCS
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, tổng kết kinh nghiệm 
dạy học và qua kinh nghiệm dạy học của bản thân; Thông qua trao đổi, thảo luận 
với các bạn bè đồng nghiệp và học hỏi kinh nghiệm dạy học của các đồng chí giáo 
viên trong và ngoài nhà trường.
 - Phương pháp hỗ trợ: Thống kê số liệu, phân tích số liệu, dựa vào bảng biểu, 
sơ đồ.
 1.4. Đối tượng và phạm vi áp dụng
 - Đối tượng của giải pháp: Tất cả học sinh cấp THCS nói chung và lớp 6 
nói riêng chưa có hứng thú trong việc học môn Ngữ văn.
 - Phạm vi áp dụng: Cùng với các đồng chí trong tổ Ngữ văn theo dõi, thống 
kê chất lượng bộ môn các năm trước và đưa ra các giải pháp phù hợp trong giai 
đoạn mới. Đề tài được tiến hành từ năm học 2020 - 2021 cho đến hết năm học 
2021 - 2022 tại Trường THCS Võ Trường Toản- TP. Vũng Tàu.
 1.5. Các căn cứ đề xuất giải pháp.
 1.5.1. Cơ sở lý luận.
 Năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo công bố chương trình 
giáo dục phổ thông mới. Chương trình này được xây dựng theo định hướng tiếp 
cận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển của các nước tiên tiến, nhằm tạo 
chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết 
hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; phát huy tốt nhất tiềm năng 
của mỗi học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp then chốt, có 
tính đột phá cho việc thực hiện chương trình này. Một trong những biện pháp góp 
phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy và học là đưa các trò chơi phù 
hợp với đối tượng học sinh và nội dung bài học nhằm phát huy năng lực của học 
sinh và tăng thêm hứng thú cho giờ học, qua đó để nâng cao chất lượng dạy và 
học bộ môn.
 3 học theo kiểu chống đối, tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Chính vì vậy mà kết 
quả học tập không cao.
 Năm học 2020-2021 tôi được nhà trường phân công giảng dạy Ngữ văn lớp 
6a4, 6a8 trong những giờ dạy của bản thân cũng như qua những lần dự giờ đồng 
nghiệp tôi nhận thấy một điều rằng hiện nay đang xuất hiện một thực trạng học sinh 
ngày càng thụ động không chịu phát biểu xây dựng bài. Nhiều lần thầy cô giáo đặt 
câu hỏi, dù chỉ là những câu hỏi trong sách giáo khoa nhưng hỏi đi hỏi lại 2, 3 lượt 
nhưng các em vẫn ngồi im lặng, và chính thầy cô là người phải trả lời câu hỏi do 
mình đặt ra, những tình huống như vậy thường gây tâm lí ức chế cho thầy cô rất 
nhiều, thậm chí chán nản, không tha thiết với công việc của mình. 
 Theo kết quả khảo sát (ngày 10/09/2020) học sinh 2 lớp 6a4, 6a8 mà tôi trực 
tiếp giảng dạy về việc HS có hay phát biểu trong giờ học Văn hay không, kết quả thu 
được như sau:
 Số học Phát biểu Có phát biểu Không phát 
 sinh khảo sát nhiều nhưng không biểu
 nhiều
 Lớp 6A4, 6A8 6/82 47/82 31/82
 (84 học sinh)
 Tỷ lệ % 9.52% 53.57% 34.52%
 Từ kết quả trên ta thấy tình trạng lớp học tương đối trầm, tỷ lệ phát biểu ít 
chiếm quá 50%, rồi đến tỷ lệ những học sinh chưa bao giờ phát biểu khá cao trên 
34%, còn lại lượng học sinh hăng hái phát biểu không đáng kể chỉ trên 9%.
 Cũng với 2 lớp trên với câu hỏi “Em có hứng thú khi đến giờ học môn Văn hay 
không?”, kết quả thu được như sau: khảo sát (ngày 10/09/2020)
 Số học sinh Hứng thú với Không hứng 
 khảo sát giờ học thú với giờ học
 Lớp 6a, 6a8
 34/82 50/82
 ( 82 học sinh)
 Tỷ lệ % (40.47%) (59.52%)
 Kết quả trên cho thấy số học sinh yêu thích giờ học Văn rất ít chưa đến một 
nửa còn lại hơn 50% là các em không thích giờ học Văn, điều đó cũng có nghĩa là 
các em không yêu thích môn Văn điều này không chỉ gây bi quan đối với dư luận xã 
hội mà còn tác động tiêu cực đến người dạy. Nhiều thầy cô giáo dạy Văn đã xuất 
hiện tâm lí chán nản, buông xuôi, không có động lực để trau dồi chuyên môn, tạo 
sức ỳ lớn trong tư duy đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy. 
 5 Tháng 12/ 2021
 - Thực hiện khảo sát học sinh 
 (năm học: 2021 -2022)
 Tháng 6/2022
 - Đánh giá kết quả sau khảo sát.
 (năm học: 2021 -2022)
 Tháng 10/ 2022 - Viết, hoàn thành đề tài.
 CHƯƠNG 2:
 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP
 2.1. Quá trình hình thành
 Năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo công bố chương trình 
giáo dục phổ thông mới. Chương trình này được xây dựng theo định hướng tiếp 
cận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển của các nước tiên tiến, nhằm tạo 
chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết 
hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; phát huy tốt nhất tiềm năng 
của mỗi học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp then chốt, có 
tính đột phá cho việc thực hiện chương trình này. Một trong những biện pháp góp 
phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy và học là đưa các trò chơi phù 
hợp với đối tượng học sinh và nội dung bài học nhằm phát huy năng lực của học 
sinh và tăng thêm hứng thú cho giờ học, qua đó để nâng cao chất lượng dạy và 
học bộ môn.
 Trong tất cả các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng, người giáo 
viên muốn nâng cao chất lượng bộ môn thì điều đầu tiên là phải làm cho học sinh 
có hứng thú, có tâm thế học bài thật tốt. Có lẽ việc đưa trò chơi vào các tiết học 
là một giải pháp đem lại hiệu quả cao nhất. 
 Trước hết, xét về tâm lí lứa tuổi, học sinh ở bậc THCS đều ở độ tuổi thiếu 
niên nên sự tập trung chú ý thường không bền vững. Các nghiên cứu đã chỉ ra 
rằng: Cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của các em là tổ chức các hoạt động học 
tập sao cho hấp dẫn để tập trung chú ý và duy trì sự chú ý ở học sinh. Vì vậy, các 
trò chơi áp dụng trong giờ học là một trong những sự lựa chọn phù hợp.
 Thứ hai, môn Ngữ văn là một môn khoa học xã hội có đặc trưng riêng bởi 
gồm ba phân môn : Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. Vì vậy kiến thức bộ môn khá 
rộng, yêu cầu học sinh nhiều kỹ năng khác nhau. Do đó mà giờ học môn Ngữ văn 
nhiều khi còn trở nên nặng nề, khó đạt được mục tiêu dạy học.
 7 2.2.2. Giải pháp 2: Giáo viên cần nắm chắc quy trình thực hiện khi tổ 
chức trò chơi dạy học
 * Bước 1: Xác định mục tiêu của trò chơi
Trước khi cho học sinh chơi bất kì một trò chơi nào, giáo viên cũng cần phải xác 
định rõ:dùng trò chơi này với mục đích gì? trò chơi mang lại cho học sinh những 
kiến thức gì và hình thành những kĩ năng gì thông qua các hoạt động chơi?. Từ 
mục tiêu của trò chơi kết hợp với mục tiêu của bài học cũng như các điều kiện 
khác để giáo viên lựa chọn trò chơi phù hợp.
 * Bước 2: Chuẩn bị điều kiện, phương tiện chơi. Giới thiệu và giải thích 
trò chơi
 Chuẩn bị điều kiện, phương tiện chơi.
 Để cho trò chơi diễn ra thuận lợi thì GV cần chuẩn bị một điều kiện chơi 
tốt.Sau khi đã chọn được trò chơi phù hợp thì người GV cần:
 - Nghiên cứu kĩ luật chơi: Xác định rõ những quy định với những người 
thamgia chơi là gì, vai trò của các thành viên tham gia chơi được xác định cụ thể.
 - Nghiên cứu kĩ cách chơi, cách tổ chức trò chơi. Xác định tiến trình của 
trò chơi và những điều kiện, phương tiện cần thiết để trò chơi có thể thực hiện 
được.
 - Soạn giáo án, chuẩn bị địa điểm, điều kiện và phương tiện chơi. Giáo án
 do giáo viên thiết kế để sử dụng trò chơi phải được thể hiện bằng chuỗi các hoạt 
động tương ứng với tiến trình của hoạt động chơi của học sinh được chia thành 
những hành động cụ thể và xác định mục tiêu tương ứng.
 Đặc biệt GVcần xác định rõ mục tiêu của việc sử dụng trò chơi trong giáo án 
của mình. Với mỗi trò chơi sẽ giúp đạt được một mục tiêu của bài học.
 Trong giáo án cần giáo viên cần lưu ý hơn về việc:
 + Dự tính thời gian cho từng hoạt động chơi
 + Xây dựng thang điểm, tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng cho từng hoạt động 
chơi.
 + Các tình huống phát sinh có thể phát sinh và biện pháp xử lí
 Trong tổ chức dạy học hóa học bằng cách sử dụng trò chơi, có thể phát sinh 
nhiều tình huống bất ngờ, GV nên lường trước và có sự chuẩn bị để khắc phục, 
xử lí.
 Việc chuẩn bị điều kiện và phương tiện chơi càng chu đáo, đầy đủ thì kết quả 
tổ chức trò chơi càng cao và càng an toàn.
 Giới thiệu và giải thích trò chơi.
 9 - Nếu như học sinh chưa biết trò chơi thì giáo viên cần giải thích tỉ mỉ, và có 
thể cho học sinh chơi thử để cho tất cả mọi người đều nắm rõ luật chơi. GV cần 
nhấn mạnh những hành động nào là phạm quy để các em nắm thật kĩ.
 - Khi tổ chức trò chơi dạy học cho học sinh, học sinh thường muốn chơi 
ngaynên giáo viên không giải thích dài dòng mà giải thích ngắn gọn, rõ ràng, dễ 
hiểu làm cho tất cả học sinh nắm rõ cách chơi.
 - Khi giới thiệu và giải thích trò chơi phải hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý 
và khích lệ được học sinh.
 * Bước 3 : Điều khiển trò chơi.
 - Người điều khiển trò chơi cần thực hiện các công việc sau:
 + Lệnh cho phép trò chơi được bắt đầu.
 + Theo dõi và nắm vững các hoạt động chơi của cá nhân, nhóm tham gia 
chơi.
 + Giảm hoặc tăng thời gian chơi.
 + Thay đổi số lượng người chơi.
 - Thay đổi yêu cầu hoặc cách chơi
 + Khi học sinh bắt đầu cuộc chơi thì người điều khiển trò chơi như một trọng 
tài thi đấu. Vì vậy người điều khiển trò chơi phải theo dõi tiến trình của cuộc chơi 
và nắm chắc mọi chi tiết của cuộc chơi.
 + Người điều khiển trò chơi thường là GV, nhưng với các trò chơi có luật 
chơi đơn giản hoặc các trò chơi quen thuộc thì GV nên để cho HS tự dẫn chương 
trình còn GV thì đóng vai trò là cố vấn.
 * Bước 4: Đánh giá kết quả chơi, trao giải cho người chơi.
 - Khi hết thời gian chơi GV cần chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm của từng đội 
chơi. Để đánh giá được thực chất cuộc chơi giáo viên phải thống kê những ưu 
điểm, khuyết điểm của từng đội chơi trong đó đánh giá:
 + Về mức độ và chất lượng hoàn thành công việc theo yêu cầu.
 + Thời gian đội nào hoàn thành trước.
 + Mức độ thực hiện kỉ luật trước, trong và sau khi chơi.
 + Số lượng nhiều hay ít người vi phạm
 - Trên sự công bằng, khách quan, rõ ràng giáo viên đánh giá phần thắng, 
thua.
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_to_chuc_tro_choi_t.docx