Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh ở trường THCS

docx 24 trang sklop6 23/06/2024 1081
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh ở trường THCS
 1
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
 Hiện nay chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực đã trở thành 
xu hướng giáo dục quốc tế. Nhiều nước trên thế giới đã có sự thay đổi mạnh mẽ 
theo hướng chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển năng 
lực người học.
 Ở nước ta Đại hội XII của Đảng xác định: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng 
bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục - đào tạo theo hướng coi trọng phát triển 
phẩm chất, năng lực của người học; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo 
hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; đổi 
mới căn bản công tác quản lý Giáo dục-Đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; 
tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục-đào tạo; coi 
trọng quản lý chất lượng; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, 
đáp ứng yêu cầu đổi mới; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự 
tham gia đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển Giáo 
dục - Đào tạo. 
 Đổi mới phương pháp dạy học cần phải đáp ứng mục tiêu giáo dục mới đó 
là không chỉ nhằm trang bị kiến thức mà còn chú trọng đến vận dụng kiến thức 
kĩ năng vào cuộc sống, đặc biệt quan tâm đến phát triển năng lực sáng tạo, năng 
lực giải quyết vấn đề phù hợp với hoàn cảnh. Điều đó có nghĩa dạy học không 
chỉ đơn thuần truyền đạt, cung cấp thông tin mà chủ yếu rèn luyện khả năng tìm 
kiếm và chiếm lĩnh tri thức. 
 Môn lịch sử được coi là môn học khô khan, nhiều sự kiện khó nhớ, nhiều 
học sinh sợ, không thích học lịch sử. Điểm kiểm tra môn lịch sử trong các kì thi 
không được cao.
 Giờ học lịch sử diễn ra đơn điệu, học sinh thiếu vốn kiến thức nên bài học 
chủ yếu do giáo viên truyền thụ, hướng dẫn.
 Quan niệm xã hội cho rằng môn lịch sử là môn phụ, cơ hội nghề nghiệp và 
việc làm không cao, tính ứng dụng không nhiều. 3
 - Tiến hành thực nghiệm sư phạm: khảo sát ý kiến của giáo viên, của học 
sinh về Phương pháp Đóng vai. Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi ý kiến với giáo 
viên, xây dựng hệ thống các câu hỏi, phiếu điều tra để điều tra thực trạng. 
 - Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phương pháp thống kê toán học để 
xử lí kết quả thực nghiệm để rút ra kết luận, chứng minh tính khả thi của đề tài. 
V. Tính mới của đề tài.
 - Sử dụng PPĐV trong dạy học đã được tiến hành và áp dụng ở nhiều môn 
học như: GDCD, Ngữ văn, Địa líTrong những năm trở lại đây, do yêu cầu đổi 
mới dạy học, kiểm tra đánh giá môn Lịch sử, nhiều giáo viên đã quan tâm, trăn 
trở hơn đến các tiết dạy, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát triển 
năng lực học sinh. Những biện pháp đó được đúc rút trong một số sáng kiến 
kinh nghiệm hay các đề tài nghiên cứu.
 Tuy nhiên trong những sáng kiến đó, mặc dù các phương pháp tích cực đã 
được sử dụng để nâng cao hiệu quả bài học nhưng chưa có nhiều sáng kiến đề 
cập đến sử dụng phương pháp đóng vai. Còn những nghiên cứu ở các diễn đàn 
có nêu sử dụng phương pháp đóng vai tạo hứng thú học tập nhưng chưa nêu quy 
trình áp dụng trong các giờ học. 
 Vì vậy đề tài “Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử 
nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh ở trường THCS” đã hệ thống quy 
trình thiết kế và sử dụng các dạng đóng vai trong dạy học Lịch sử có thể áp dụng 
để nâng cao hiệu quả bài học Lịch sử ở trường THCS. 5
học, bồi dưỡng phương pháp tư duy, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào 
thực tiễn, tác động đến tư tưởng tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập 
cho học sinh". Vì vậy trong quá trình dạy học tôi đã áp dụng PPĐV trong dạy 
học Lịch sử nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh. 
1.2. Phương pháp đóng vai và vai trò của PPĐV trong dạy học lịch sử 
 *Khái niệm phương pháp đóng vai
 - Phương pháp đóng vai là một trong những PPDH tích cực, nhằm phát huy 
cao độ tính tự giác, độc lập, sáng tạo của người học. Trong quá trình nghiên cứu 
tôi gặp rất nhiều các định nghĩa khác nhau về phương pháp đóng vai, tuy nhiên 
trong đề tài này tôi sử dụng định nghĩa của tài liệu Bồi dưỡng giáo viên thực 
hiện chương trình sách giáo khoa mới, đó là “Đóng vai là phương pháp tổ chức 
cho người học thực hành “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình 
huống giả định”. Với định nghĩa này các tác giả tiếp cận phương pháp đóng vai 
theo hướng nhấn mạnh vai trò của người học qua việc thể hiện quan điểm thái độ, 
hành vi của mình trước tình huống được giao. Giáo viên nêu các tình huống mở 
để người học sáng tạo kịch bản, lời thoại phù hợp với nội dung, kĩ năng của mình. 
 * Vai trò của phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử
 - Phương pháp đóng vai có những vai trò quan trọng trong quá trình đổi 
mới PPDH Lịch sử ở trường phổ thông, tạo hứng thú học tập cho học sinh, nâng 
cao chất lượng dạy học bộ môn.
 - Phương pháp đóng vai làm phong phú thêm phương pháp dạy học cho 
giáo viên, góp phần tích cực vào xu thế đổi mới PPDH Lịch sử ở trường phổ 
thông cơ sở.
 - Phương pháp đóng vai có khả năng kích thích tư duy sáng tạo của người 
học (sáng tạo trong giải quyết tình huống, sáng tạo trong xây dựng kịch bản, thể 
hiện hình tượng nhân vật). Do vậy phương pháp đóng vai có thể kết hợp với 
phương pháp thuyết trình để làm cho bài học sinh động, hạn chế nhược điểm và 
phát huy những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống.
 - Phương pháp đóng vai giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn nội dung lịch sử 
đang học, phát triển trí tuệ và phẩm chất nhân cách cho HS. Ngoài việc cung cấp 
kiến thức sát với nội dung bài học, đóng vai giúp phát triển khả năng tư duy, sáng 
tạo của người học, kích thích người học đưa ra nhiều ý tưởng mới cho bài học. 7
 Kết quả như sau:
 TT Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng
 Các PPDH
 SL % SL % SL %
 1 Thuyết trình 12 100 0 0 0 0
 2 Đóng vai 0 0 5 42 7 58
 3 Vấn đáp 7 58 5 42 0 0
 4 Trực quan 2 17 8 66 2 17
 5 Nhóm 4 33 5 42 3 25
Bảng 1: Thực trạng sử dụng các PPDH của GV trong dạy học lịch sử ở 
trường THCS
2.2. Mức độ hứng thú của HS đối với các phương pháp dạy học của GV.
 Để tìm hiểu về mức độ hứng thú của HS đối với các PPDH mà GV thường 
sử dụng tôi đã tiến hành điều tra 100 HS khối 6,7,8 của 3 lớp ở trên địa bàn kết 
quả thu được như sau:
 Không 
 TT Rất thích Thích Bình thường
 Các PP thích
 SL % SL % SL % SL %
 1 Thuyết trình 0 0 12 12 26 26 62 62
 2 Đóng vai 85 85 15 15 0 0 0 0
 3 Vấn đáp 5 5 12 12 27 27 56 56
 4 Trực quan. 32 32 38 38 30 30 0 0
 5 Nhóm 44 44 50 50 6 6 0 0
Bảng 2: Mức độ hứng thú của học sinh với các phương pháp mà giáo viên đã 
sử dụng
 Qua số liệu điều tra trên tôi thấy:Các phương pháp dạy học được các GV sử 
dụng 100%. Phương pháp dạy học được sử dụng thường xuyên nhất là phương 
pháp thuyết trình, 33% sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, 17% sử dụng 
phương pháp trực quan. Trong khi đó với PPĐV chỉ có 42%(5/12) GV được hỏi 9
II. Tổ chức đóng vai trong dạy học lịch sử ở trường THCS nhằm tạo hứng 
thú học tập cho học sinh. 
 Để thiết kế giờ học theo hướng phát triển năng lực của học sinh, tiến trình 
giờ học được tổ chức theo các hoạt động: Khởi động, hình thành kiến thức, 
luyện tập, vận dụng . Tùy theo từng tiết học giáo viên có thể sử dụng PPĐV ở 
các các bước trên lớp hoặc chỉ tiến hành một số hoạt động nhất định như khởi 
động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng. PPĐV nhằm hướng tới tạo 
hứng thú cho học sinh, phát huy năng lực sáng tạo, tích cực chủ động của người 
học. Để thực hiện PPĐV có hiệu quả GV cần chú ý các nguyên tắc. 
1. Nguyên tắc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử. 
 - Đảm bảo khai thác kiến thức cơ bản, trọng tâm. 
 Giáo viên khi lựa chọn nội dung có sử dụng phương pháp đóng vai thì bám 
sát chương trình, sách giáo khoa để đạt được mục tiêu dạy học. Mỗi bài cụ thể 
giáo viên cần cân nhắc lựa chọn nhân vật, tình huống để sử dụng phương pháp 
đóng vai. 
 - Đảm bảo tính khả thi. 
 Khả thi về kịch bản: Kịch bản được xây dựng dựa vào mục tiêu, nội dung 
bài học, phải có kịch tính để gây sự hứng thú, gây sự chú ý, đồng thời kịch bản 
phải có tính giáo dục, bồi dưỡng cảm xúc, thẩm mĩ cho người học. Kịch bản 
phải tôn trọng sự thật lịch sử đối với kiểu đóng vai nhân vật lịch sử. Vì vậy giáo 
viên cần hỗ trợ học sinh tìm nguồn tham khảo chính thống, và giáo viên phải 
kiểm duyệt trước khi học sinh diễn trước lớp.
 Khả thi về mặt thời gian: Đối với bài dạy nội khóa có sử dụng phương pháp 
đóng vai thì thời gian đóng vai trò quan trọng. Với thời gian 45 phút, giáo viên 
cần cân đối giữa các hoạt động, chọn nội dung sử dụng phương pháp đóng vai 
phù hợp.
 - Đảm bảo tính tích cực, chủ động.
 Hoạt động đóng vai phải phát huy được tinh thần làm việc tập thể, khả năng 
hợp tác, làm việc nhóm của học sinh . Qua hoạt động đóng vai HS phải làm việc 
nhóm, đòi hỏi sự tự giác và tích cực của tất cả các thành viên. Vì vậy trong quá 11
sử. Thông qua vai diễn của mình, học sinh phải khắc họa được hình tượng nhân 
vật (thần thái, tính cách)Vì vậy việc “diễn” là phần khá quan trọng. Đóng vai 
thường do một học sinh độc diễn hoặc vài học sinh đảm nhận (đóng vai người dẫn 
chuyện, đóng vai nhân vật cụ thể). 
 Các bước sử dụng phương pháp đóng vai nhân vật trong dạy học lịch sử :
 Bước 1: Giáo viên căn cứ vào nội dung, mục tiêu cụ thể của bài học, nêu ra 
nhiệm vụ chuẩn bị bài mới (lựa chọn nhân vật để tiến hành đóng vai). 
 Bước 2: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể GV đưa ra các tiêu chí 
(diễn xuất, đạo cụ, thời gian). 
 Bước 3: Các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản, phân công vai diễn và 
thông qua kịch bản với giáo viên. 
 Bước 4: Các nhóm được phân công lên đóng vai theo kịch bản đã xây dựng.
 Bước 5: Nhận xét, đánh giá - Đại diện nhóm tự nhận xét đánh giá. 
 Để đóng vai nhân vật, HS sẽ được GV cung cấp thông tin về nhân vật sẽ 
đóng. Nguồn thông tin về nhân vật lịch sử có thể từ: kênh chữ, kênh hình trong 
sách giáo khoa, sách tham khảo, thông tin trên Internet Để có được ngoại hình 
và thần thái giống nhân vật thì đòi hỏi học sinh phải tìm hiểu kĩ về nhân vật đó. 
 Học sinh có thể đóng vai thành các nhân vật lịch sử tiêu biểu, có tầm ảnh 
hưởng lớn trong lịch sử, là tấm gương cho hậu thế noi theo như: Hưng Đạo 
Vương Trần Quốc Tuấn, Quang Trung –Nguyễn Huệ, Nguyễn Tất Thành.
 Sau khi học sinh đóng vai, GV tổ chức cho học sinh tranh luận, nêu ý kiến 
của mình về nhân vật lịch sử đã đóng. Đây là biện pháp để học sinh tự mình 
khám phá những nhận thức đúng đắn về nhân vật lịch sử, góp phần kích thích 
niềm say mê, hứng thú đối với môn học.
 2.2. Đóng vai nhân vật giả định.
 Khi đóng vai nhân vật giả định học sinh sẽ tưởng tượng về nhân vật mình 
hóa thân qua vốn hiểu biết của mình trong cuộc sống như phóng viên, hướng 
dẫn viên du lịch, hoặc các nhà hoạt động chính trị
 Ví dụ: HS đóng vai thành hướng vẫn viên du lịch giới thiệu về 1 thành tựu 
văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ thời phong kiến; giới thiệu về Lễ hội đền Hùng, di 
tích thành cổ Loa 13
 -Khi dạy mục 1 bài 20 Lịch sử 8: 3 học sinh đóng vai thành phóng viên của 
đài truyền hình Việt Nam thường trú tại đế quốc Nga đầu thế kỉ XX, cập nhật 
thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước Nga trước khi cách mạng 
tháng Mười bùng nổ. (Có kịch bản kèm theo-phụ lục 2).
 -Khi dạy bài 16 Lịch sử 7. Nước Đại Việt thời Trần Cuối thế kỉ XIV – Mục 
II. Cải cách của Hồ Quy Ly 1 học sinh đóng vai thành hướng dẫn viên du lịch 
giới thiệu về thành nhà Hồ ở Thanh Hóa.
 c. Sử dụng phương pháp đóng vai cho phần luyện tập, vận dụng: 
 - Em hãy tưởng tưởng mình là một người lính tham gia chiến đấu trong 
chiến dịch Việt Bắc. Hãy kể lại quá trình giành thắng lợi của quân và dân ta 
trong chiến dịch này.
 - HS đóng vai thành hướng vẫn viên du lịch giới thiệu về 1 thành tựu văn 
hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế VII sau khi học xong các 
thành tựu của văn hóa Trung Quốc. 
 - Khi dạy cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 sau khi hướng dẫn học 
sinh tìm hiểu về cuộc khủng hoảng và hậu quả của nó, Giáo viên tổ chức cho 
học sinh đóng vai người đứng đầu chính phủ các nước tư bản đề xuất cách giải 
quyết khủng hoảngKhi học sinh nhập vai các lực lượng chính trị để giải quyết 
khủng hoảng sẽ tạo sự hứng thú trong quá trình tìm hiểu kiến thức, kích thích 
khả năng sáng tạo, trình bày được quan điểm cá nhân về một vấn đề lịch sử. 
4. Kết quả thực hiện.
 Trong năm học 2022-20223tôi đã áp dụng phương pháp đóng vai trong 
dạy học lịch sử đặc biệt ở các lớp 6C,7B, 8A.
 Sau một thời gian tôi vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn 
Lịch sử, tôi nhận thấy mình đã làm được một số việc sau đây:
 Tôi đã giúp học sinh phát triển nhiều năng lực như: năng lực giao tiếp, 
năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực sáng tạo
 Giúp các em tăng tính bạo dạn, tự tin, nhanh nhẹn, năng động hơn.
 Các tiết học các em được đóng vai, diễn xuất, các em hào hứng, sôi nổi tích 
cực hơn. Đặc biệt là giúp các em tăng thêm hứng thú học tập và lòng yêu thích 
môn học. Đó là tiền đề để giúp các em học tốt, nó được biểu hiện cụ thể thông 
qua kết quả học tập của các em được nâng cao.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_dong_vai_trong_day.docx