Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiếu đánh giá trong dạy học phát triển kĩ năng viết cho học sinh Lớp 6

docx 17 trang sklop6 28/06/2024 640
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiếu đánh giá trong dạy học phát triển kĩ năng viết cho học sinh Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiếu đánh giá trong dạy học phát triển kĩ năng viết cho học sinh Lớp 6

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiếu đánh giá trong dạy học phát triển kĩ năng viết cho học sinh Lớp 6
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận
 Một trong những điểm mới và cũng là xu thế chung của chương trình giáo dục phổ 
thông nhiều nước trên thế giới từ đầu thế kỉ XXI đến nay là chuyển từ dạy học cung 
cấp nội dung sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Với Việt Nam, đây là 
yêu cầu đột phá của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện theo Nghị quyết 29(2013) 
của Đảng và Nghị quyết 88(2014) của Quốc hội. Để thực hiện chương trình và sách 
giáo khoa theo định hướng đó, người giáo viên bên cạnh những hiểu biết về phương 
pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cần phải có những hiểu biết nhất định 
về yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá năng lực.
Trong mấy năm gần đây, việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông đã có 
nhiều chuyển biến trong dạy học phát triển năng lực. Theo hướng này, việc dạy học 
Ngữ văn trước mắt tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. 
Đặc biệt, cách kiểm tra theo hướng đánh giá năng lực qua các sản phẩm học tập ( đọc, 
viết, nói và nghe) của người học; chống chép văn mẫu, khuyến khích những suy nghĩ 
chân thực và cách trình bày sáng tạo của lười học. Yêu cầu này là một thách thức lớn 
với tất cả giáo viên bởi như chúng ta đều biết, mỗi học sinh là một cá thể độc lập, có 
sự khác biệt về trình độ, năng lực, nhu cầu, sở thích và nền tảng xuất thân. Dạy học và 
kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực thừa nhận thực tế này và 
hướng đến việc tìm ra được những cách tiếp cận phù hợp nhằm phát triển toàn diện 
năng lực và phẩm chất với mỗi học sinh thay vì giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức 
như ở mô hình dạy học truyền thống.
 Cụ thể hơn, để đánh giá các năng lực chung và năng lực đặc thù của môn Ngữ văn 
cần kết hợp cả định tính và định lượng thông qua các bài kiểm tra đọc, viết, nói, trình 
bày. Đặc biệt là để đo được năng lực ngôn ngữ của người học cần rất nhiều các bài đánh 
giá năng lực dưới dạng viết. Thông qua kiểm tra, đánh giá giáo viên có thể xác định 
được năng lực học tập của học sinh, làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả của người học. 
Đồng thời giáo viên sẽ có sự điểu chỉnh hợp lí về phuong pháp dạy học cho phù hợp 
với từng đối tượng học sinh. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
2. Cơ sở thực tiễn
 Xây dựng phiếu đánh giá trong dạy kĩ năng viết cho học sinh môn Ngữ văn 6 3 /17
tiềm tàng của các em không được khơi mở và phát huy, đồng thời làm ảnh hưởng xấu 
đến kết quả học tập bộ môn Ngữ văn. Do đó, việc xây dựng một bộ phiếu đánh giá kĩ 
năng viết hợp lý có thể làm thang đo, giúp học sinh định hướng đúng đắn kĩ năng viết, 
từ đó tự tin và sáng tạo, đồng thời phát huy tối đa sự chủ động của học sinh khi tạo lập 
văn bản là vô cùng cấp thiết.
III MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 - Nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của bản thân.
 - Tạo niềm hứng thú, yêu thích với môn học cho học sinh.
 - Hình thành kĩ năng tạo lập văn bản.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 - Sử dụng phiếu đánh giá trong rèn kĩ năng viết cho học sinh trong môn Ngữ văn 6.
 - Phạm vi: Học sinh lớp 6A, 6E, năm học 2022-2023.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 - Phương pháp đọc tài liệu, nghiên cứu lý thuyết.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tế.
 - Phương pháp vấn đáp, trò chuyện.
 - Phương pháp thực nghiệm.
 Xây dựng phiếu đánh giá trong dạy kĩ năng viết cho học sinh môn Ngữ văn 6 5 /17
 -Về phía học sinh: Các em học sinh bước đầu hình thành thói quen viết các bài 
văn ở cấp THCS. Đa phần các em khá tích cực tham gia các hoạt động dạy-học do giáo 
viên tổ chức. 
3. Tồn tại, hạn chế:
 Học sinh chưa phát huy được sự chủ động, sáng tạo khi tham gia các hoạt động 
dạy-học theo định hướng phát triển năng lực.
 Một số em còn lười chuẩn bị bài, lười tư duy và ngại viết.
 Từ đó mà khiến cho việc tạo lập văn bản không đạt kết quả như mong đợi. Cụ thể 
kết quả khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến của lớp 6A, 6E như sau:
 Chất lượng Giỏi Khá Trung bình Yếu
 khảo sát
 SL % SL % SL % SL %
 6A (44) 9 20.45 22 50 12 27.27 1 2.28
 6E (44) 16 36.36 20 45.45 8 18.19 0 0
III. GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
 1.Làm công tác tư tưởng cho học sinh (định hướng):
 Trước tiên cần hình thành cho học sinh thói quen độc lập trong tư duy. Các em 
 từ tiểu học lên thường có thói quen làm việc theo sự hướng dẫn sát sao của giáo viên. 
 Từ đó dẫn đến một số em có tâm lý phụ thuộc vào giáo viên và tài liệu mẫu có sẵn. 
 Điều này vô tình khiến các em e ngại khi đưa ra những ý kiến và cách viết của riêng 
 bản thân trong tạo lập văn bản theo chủ đề. Chính bởi vậy, giáo viên cần khích lệ, 
 động viên các em bày tỏ suy nghĩ, quan điểm, cách viết của cá nhân mình. Có vậy khi 
 làm việc với phiếu đánh giá mới có thể phát huy một cách hiệu quả sự chủ động, sáng 
 tạo và những năng lực của bản thân.
2. Xây dựng phiếu đánh giá tiêu chí
2.1.Xây dựng tiêu chí đánh giá
 Xây dựng phiếu đánh giá trong dạy kĩ năng viết cho học sinh môn Ngữ văn 6 7 /17
 Điểm Mô tả tiêu chí Điểm 
 đánh giá
Điểm Bài viết có bố cục đầy đủ 3 phần, rõ ràng, trình bày sạch đẹp.
10-9
 Bài viết đúng trọng tâm, đủ ý.
 Nội dung thuyết minh có ý nghĩa, sâu sắc, thuật lại được diễn 
 biến chính, sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí.
 Cung cấp đầy đủ các chi tiết về sự kiện rõ ràng, chính xác, có 
 một số chi tiết hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người học, đã biết 
 kết hợp các phương pháp thuyết minh.
 Bài viết hầu như không mắc lỗi chính tả, diễn đạt mạch lạc, trôi 
 chảy. Từ ngữ đúng văn cảnh.
Điểm Bài viết có bố cục trình bày rõ ràng.
8-7 Bài viết nêu được các vấn đề chính theo yêu cầu của đề, tuy 
 nhiên còn hơi rườm rà.
 Diễn đạt mắc một lỗi sai nhỏ.
Điểm Bài viết nêu được thông tin cơ bản của đối tượng thuyết minh, 
 tuy nhiên còn thiếu sự chọn lọc và kết nối giữa các đoạn văn.
6-5
Điểm Nội dung thuyết minh chưa đúng trọng tâm, đoạn văn thiếu sự 
 kết nối.
4-3
 Bài viết còn mắc tương đối nhiều lỗi diễn đạt.
 Bố cục, trình bày không rõ ràng.
Điểm Bố cục, trình bày không rõ ràng, mắc nhiều lỗi diễn đạt
2-1 Bài viết lạc đề hoặc không viết bài hoặc không viết bài hoặc 
 chỉ viết được 1, 2 câu chưa thể hiện được đối tượng.
Điểm Bài viết không có trọng tâm.
0 Thuyết minh tản mạn, không có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
 Xây dựng phiếu đánh giá trong dạy kĩ năng viết cho học sinh môn Ngữ văn 6 9 /17
 5 Miêu tả được quang cảnh của cảnh sinh 
 hoạt.
 6 Miêu tả được diễn biến của cảnh sinh hoạt.
 7 Miêu tả hoạt động của các nhân vật tham 
 gia cảnh sinh hoạt.
 8 Miêu tả trạng thái của các nhân vật tham 
 gia cảnh sinh hoạt.
 9 Kết quả của cảnh sinh hoạt.
 10 Cảm xúc với cảnh sinh hoạt.
 11 Mỗi đoạn văn trình bày trọn vẹn một nội 
 dung.
 12 Bài văn miêu tả đảm bảo tính chính xác, 
 khách quan.
 13 Bài văn miêu tả thể hiện sự sinh động, 
 chân thực.
 14 Bài văn được trình bày sạch, đẹp.
 15 Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả.
 16 Sử dụng đúng từ ngữ và hay.
 17 Viết đúng ngữ pháp.
 18 Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục.
 19 Các đoạn văn, câu văn có sự thống nhất, 
 liên kết chặt chẽ để phát triển nội dung bài.
 20 Kết bài: Khái quát và nhấn mạnh các hoạt 
 động đặc sắc của cảnh sinh hoạt.
c. Phiếu đánh giá nâng cao
 Xây dựng phiếu đánh giá trong dạy kĩ năng viết cho học sinh môn Ngữ văn 6 11 /17
2.3.Hướng dẫn học sinh tự sửa và chấm chéo bài viết theo phiếu đánh giá
 Học sinh chuẩn bị bài viết ở nhà theo yêu cầu của giáo viên. Khi học trên lớp học 
sinh sẽ đối chiếu với phiếu đánh giá chỉnh sửa, bổ sung. Sau đó học sinh sẽ trao đổi bài 
chấm chéo lẫn nhau. Khuyến khích học sinh học chỉ ra trên bài của bạn những ưu và 
hạn chế của bài viết để cùng học hỏi nhau và rút kinh nghiệm. Giáo viên sẽ chọn 2-3 
bài điển hình cho các mức độ tiêu biểu để nhận xét, đánh giá và quy chuẩn cũng như 
phát hiện sự sáng tạo của học sinh.
2.4. Sản phẩm của học sinh
 BÀI VIẾT VĂN
 TẢ QUANG CẢNH MUA
 SẮM MỘT PHIÊN CHỢ TẾT
 Thành viên: Chi, Công Minh, Nghĩa, Bùi Yến.
 Xây dựng phiếu đánh giá trong dạy kĩ năng viết cho học sinh môn Ngữ văn 6 13 /17
 Không gian chợ Tết rực rỡ sắc
 màu. Từng gian hàng được
 trang trí, sắp xếp cẩn thận sao
 cho người mua dễ dàng nhìn
 thấy. Chợ Tết có đủ mọi món
 hàng chẳng thiếu thứ gì, cũng
 giống như một siêu thị lớn ở
 thành phố.
Nổi bật trên con đường vào chợ, là
gian hàng hoa khoe sắc thắm.
Những cành đào màu hồng, e ấp
trong làn sương mai, như chờ đợi
chị nắng đến để bung toả cánh hoa
mỏng manh của mình. Chậu hoa ly,
hoa cúc vạn thọ, cẩm chướng, lay
ơn cũng toả ra sắc màu tuyệt đẹp
cùng mùi thơm nồng nàn. “Giá hoa
bán bao nhiêu cô ơi, giảm tiền chút
nhé là câu hỏi, câu mặc cả giá của
tất cả mọi người mua sắm”
 Xây dựng phiếu đánh giá trong dạy kĩ năng viết cho học sinh môn Ngữ văn 6 15 /17
 Sau buổi chợ, em về nhà trong một
 niềm vui, hạnh phúc. Phiên chợ Tết
 như kéo con người lại gần nhau hơn.
 Họ mua bán trao đổi không chỉ là
 món hàng mà còn gửi vào đó yêu
 thương, lời chúc tốt đẹp cho một
 năm mới được an lành, thịnh vượng.
 CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2023
3 Việc kiểm tra, đánh giá
- Giáo viên kiểm tra vở bài tập của học sinh đối với mỗi cá nhân trong hoàn thành bài 
văn. Giáo viên có thể chấm xác suất cả bài hoặc một, hai đoạn văn.
- Đối với bài văn chuyển thể văn bản viết sang trình chiếu theo nhóm, giáo viên đánh 
giá thông qua phần trình bày của các nhóm.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG
 Qua thời gian thực hiện các em đã chủ động, tự tin và sáng tạo hơn trong việc 
chuẩn bị bài và thực hành viết các kiểu bài văn. Các em dần có thói quen tư duy độc 
lập mà không sao chép văn mẫu.
 Cũng nhờ áp dụng đề tài này, đối với các bài viết thực hành các em đều muốn 
thử sức với cả tiêu chí đánh giá cơ bản và nâng cao, một số học sinh còn hào hứng khi 
chuyển từ văn bản viết sang nói để thuyết trình trước lớp. Các giờ học về kĩ năng viết 
không còn khô khan, thay vào đó là những cách thức trình bày bài viết sinh động, thu 
hút, khích lệ cả tinh thần hoạt động cá nhân lẫn hoạt động nhóm.
 Kết quả bài khảo sát về bài viết văn tả cảnh sinh hoạt sau khi thực hiện đề tài:
 Xây dựng phiếu đánh giá trong dạy kĩ năng viết cho học sinh môn Ngữ văn 6 17 /17
Danh mục tài liệu tham khảo
 1. Sách giáo khoa Ngữ văn 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống của Nhà xuất bản 
 giáo dục Việt Nam
 2. Sách giáo viên Ngữ văn 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống của Nhà xuất bản 
 giáo dục Việt Nam
 Xây dựng phiếu đánh giá trong dạy kĩ năng viết cho học sinh môn Ngữ văn 6

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phieu_danh_gia_trong_day_hoc_p.docx