Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy, học môn Địa lý Lớp 6
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy, học môn Địa lý Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy, học môn Địa lý Lớp 6
SKKN - Sử dụng “Bản đồ tư duy” trong dạy- học môn Địa lý lớp 6 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TIÊN TIẾN Tên SKKN: Sử dụng “Bản đồ tư duy” trong dạy– học môn Địa lý lớp 6 SƠ YẾU LÍ LỊCH - Họ và tên: Nguyễn Thị Dung. - Ngày sinh: 29/05/1986. - Chức vụ: Giáo viên. - Năm vào ngành: ngày 31 tháng 8 năm 2007. - Đơn vị công tác: Trường THCS Song Phượng huyện Đan Phượng. - Trình độ chuyên môn: Đại học. - Hệ đào tạo: Từ xa. - Đã đạt danh hiệu CSTĐ năm học 2010-2011 Người viết: Nguyễn Thị Dung- THCS Song Phượng - 1 - SKKN - Sử dụng “Bản đồ tư duy” trong dạy- học môn Địa lý lớp 6 A: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở khoa học: 1.1. Cơ sở lý luận: Trong điều kiện thực tế hiện nay, xu thế thế giới đang có sự biến đổi sâu sắc về mọi mặt, xu thế đẩy mạnh liên kết giáo dục giữa các quốc gia, xu thế nền kinh tế toàn cầu, kinh tế tri thức, bên cạnh khoa học công nghệ phát triển như vũ bão tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của cuộc sống trong đó có giáo dục. Vấn đề dạy học trong nhà tường cũng tất yếu cần có những đổi mới để đào tạo con người mới đủ năng lực và có nhân cách tốt, đáp ứng được yêu cầu cao của điều kiện sống mới. Theo định hướng cuả Bộ GDĐT, trong nhà trường hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Giống như khái niệm phương pháp, đặc trưng của phương pháp dạy- học là tính hướng đích của nó. Phương pháp dạy- học có mối quan hệ chặt chẽ với các thành tố của quá trình dạy- học. Phương pháp dạy- học tích cực lấy HS làm trung tâm, đưa HS lên làm chủ quá trình nhận tức, HS quan sát, nhận xét, lý giải và rút ra kết luận.Phương pháp dạy- học này đang là phương pháp được đưa vào áp dụng rộng rãi trong ccasc trường phổ thong và đạt hiệu quả cao. Để phát huy được tính tích cực của học sinh (HS) cần tạo điều kiện để HS được suy nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn, được phát biểu quan điểm của mình, được đưa ra những nhận xét vấn đề đang bàn luận, được tham gia vào quá trình học tập để tự chiếm lĩnh tri thức. Mỗi phương pháp dạy học có một giá trị riêng, tuỳ theo nội dung kiến thức và đối tượng mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp nhằm tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, khắc sâu kiến thức cơ bản cho học sinh. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, bộ não con người sẽ nhớ lâu, hiểu sâu và in đậm những điều do mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình, người ta đưa ra phương pháp dạy- học mới “ Sử dụng bản đồ tư duy (BĐTD) trong dạy- học” Khi HS biết vẽ BĐTD các em sẽ phát huy tối đa khả năng tư duy của cả 2 bán cầu não: Bán cầu não trái xử lý các thông tin logic, con số, đường nét, từ ngữ, Bán cầu não phải xử lý thông tin về tưởng tượng , màu sắc, không gian cấu trúc, nhịp điệu,của đối tượng. Nhờ đó HS sẽ nhớ nhanh được được những kiến thức, kĩ năng đã được học trong bài, tạo cho các em hứng thú học tập và sáng tao không ngừng. Vì vậy “ Sử dụng BĐTD trong dạy- học Địa lý” sẽ giúp các em nâng cao được chất lượng và hứng thú học tập môn học. Người viết: Nguyễn Thị Dung- THCS Song Phượng - 3 - SKKN - Sử dụng “Bản đồ tư duy” trong dạy- học môn Địa lý lớp 6 tập thực hành, sẽ không thể nào có được năng lực vận dụng và như vậy sự học trở nên vô bổ. Cuộc sống đang đặt ra vô vàn những vấn đề phức tạp, hiểu sâu sắc các kiến thức về Địa lý sẽ giúp các em lý giải những vấn đề của cuộc sống hiện tại. Đổi mới phong cách dạy học phải đi liền với việc thay đổi cách thức kiểm tra đánh giá. Giáo viên phải biết trăn trở, lựa chọn hình thức và nội dung kiểm tra để đánh giá đúng thực lực học sinh, đồng thời tự kiểm tra năng lực giảng dạy của mình một cách chính xác. Phải hết sức nghiêm túc trong kiểm tra đánh giá thì mới tạo được sự chuyển biến về chất lượng đào tạo và mới có thể “Nói không với tiêu cực trong thi cử”. Sở GD&ĐT Hà Nội đã triển khai cho các Trường THCS thực hiện dạy học theo “Bản đồ tư duy” và mỗi trường THCS cử giáo viên dự lớp tập huận đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp mới ‘ Sử dụng BĐTD trong dạy học ở trường THCS’. Từ đó tôi đã tìm hiểu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy- học môn Địa lý lớp 6”. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài. - Sử dụng BĐTD trong dạy- học môn Địa lý nhằm đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy. - Qua việc áp dụng phương pháp này, giúp học sinh ( HS ) có thể nắm bài một cách trực quan và dễ dàng hơn, tích cực chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức, không còn ngại học vì “ học thuộc”, vì học vẹt quên ngay.... Tăng cường vai trò của học sinh trong giờ học và giúp phát triển tính sáng tạo, thẩm mỹ, năng lực trình bày vấn đề trước tập thể cho HS. Người viết: Nguyễn Thị Dung- THCS Song Phượng - 5 - SKKN - Sử dụng “Bản đồ tư duy” trong dạy- học môn Địa lý lớp 6 2. Biện pháp và cách thức tiến hành: 2.1. BĐTD và vai trò của BĐTD: Bản đồ tư duy hay sơ đồ tư duy (Mind Map) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề. Nó là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan (Anh) nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp thế giới. Tony Buzan sinh năm 1942, chuyên gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu hoạt động của bộ não và là cha đẻ của Mind Map. Phương pháp tư duy của ông được dạy và sử dụng ở khoảng 500 tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới; hơn 250 triệu người sử dụng phương pháp Mind Map của Tony Buzan; khoảng hơn 3 tỷ người đã từng xem và nghe chương trình của ông (ông đã từng sang Việt Nam năm 2007 để nói chuyện về lĩnh vực nghiên cứu của mình). Trong dạy học: Việc sử dụng BĐTD huy động tối đa tiềm năng của bộ não, giúp học sinh học tập tích cực, hỗ trợ hiệu quả các phương pháp dạy học. Vận dụng BĐTD trong dạy học, giáo viên giúp học sinh có thói quen tự tay ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc – đã học, theo cách hiểu của học sinh với dạng một bản đồ tư duy. Đối với học sinh: Học sinh thường xuyên tự lập BĐTD sẽ phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó phải bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng khoa học, súc tích Và đó chính là để học sinh “Học cách học”: Học sinh được học để tích lũy kiến thức, nhưng từ trước đến nay học sinh chưa biêt cách học cách để lĩnh hội những kiến thức bộ môn Địa lý một cách hiệu quả. Nguyên lý hoạt động của BĐTD theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gợi ý kia” của bộ não. Người viết: Nguyễn Thị Dung- THCS Song Phượng - 7 - SKKN - Sử dụng “Bản đồ tư duy” trong dạy- học môn Địa lý lớp 6 vẽ ra từng nhánh nhỏ theo từng tiểu mục chính của bài giảng và chú thích, giảng giải theo một ngôn ngữ dễ hiểu và gần gũi với học sinh. Như vậy, thay vì phải học thuộc lòng các khái niệm, định nghĩa hay cả bài giảng đọc chép như lúc trước, giờ đây học sinh có thể hiểu và nắm được khái niệm qua hình vẽ. Chính sự liên tưởng theo hướng dẫn của giáo viên cũng giúp các em nhớ được phần trọng tâm của bài giảng. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ, vẽ, viết gì trên BĐTD, hệ thống hóa kiến thức chọn lọc những phần nào trong bài để ghi, thể hiện dưới hình thức kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc, vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống. Để giảng dạy theo BĐTD, giáo viên có thể chủ động vẽ hình trên bảng rồi cho học sinh tiếp tục lên phân nhánh sơ đồ hay để học sinh chia thành từng nhóm nhỏ rồi tự vẽ bản đồ theo cách hiểu của mình sau đó giáo viên định hướng lại từng nội dung cho học sinh. BĐTD thực chất là một sơ đồ mở không theo một khuôn mẫu hay tỷ lệ nhất định mà là cách hệ thống kiến thức tạo ra một tiết học sinh động, đầy màu sắc và thực sự hiệu quả. Giảng dạy theo BĐTD phát huy tính tích cực nhiều nhất trong các giờ ôn tập. Khi học sinh trở thành chủ thể thành nhân vật trung tâm trong mỗi tiết học, các em sẽ trở nên hào hứng và hăng say hơn trong học tập. Giáo viên trở thành người hướng dẫn, hỗ trợ: Trước đây, giáo viên vẫn thường sử dụng sơ đồ để hệ thống kiến thức cho học sinh nhưng học sinh vẫn là người tiếp thu một cách thụ động. Với việc giảng dạy bằng bản đồ tư duy, nhất là cho học sinh tự phát huy khả năng sáng tạo của mình bằng cách tự vẽ, tự phân bố và thể hiện nội dung bài học qua bản đồ sau đó yêu cầu các bạn khác bổ sung những phần còn thiếu. Kết thúc bài giảng, thay vì phải ghi chép theo cách truyền thống, học sinh có thể tự “vẽ” bài học theo cách hiểu của mình với nhiều màu sắc và hình ảnh khác nhau. Đến tiết học sau, chỉ cần nhìn vào bản đồ, các em có thể nhớ được những phần trọng tâm của bài học. Giảng dạy theo BĐTD mang tính khả thi cao vì có thể vận dụng được với bất kỳ điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường, có thiết kế trên giấy, bìa, bảng bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn màu hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm sơ đồ tư duy đã được triển khai đến từng trường. Việc vận dụng BĐTD trong dạy học sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Vận dụng BĐTD trong dạy học, giáo viên giúp học sinh có thói quen tự tay ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc – đã học, theo cách hiểu của học sinh với dạng BĐTD. Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của học sinh rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó là “Sắp xếp” ý nghĩ của Người viết: Nguyễn Thị Dung- THCS Song Phượng - 9 - SKKN - Sử dụng “Bản đồ tư duy” trong dạy- học môn Địa lý lớp 6 b. Giới thiệu một số phần mềm dùng để tạo BĐTD: Một sơ đồ tư duy có thể được thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy với các loại bút màu khác nhau, tuy nhiên, cách thức này có nhược điểm là khó lưu trữ, thay đổi, chỉnh sửa. Một giải pháp được hướng đến là sử dụng các phần mềm để tạo ra sơ đồ tư duy. Một số phần mềm tiêu biểu trong thể loại “phần mềm mind mapping” (mind mapping software). Phần mềm Buzan’s iMindmap™: một phần mềm thương mại, tuy nhiên có thể tải bản dùng thử 30 ngày. Phần mềm do công ty Buzan Online Ltd. thực hiện. Trang chủ tại www.imindmap.com Phần mềm Inspiration: sản phẩm thương mại của công ty Inspiration Software, Inc. Sản phẩm có phiên bản dành cho trẻ em (các em từ mẫu giáo đến lớp 5) rất dễ dùng và nhiều màu sắc. Có thể dùng thử 30 ngày. Trang chủ tại www.inspiration.com Phần mềm Visual Mind: sản phẩm thương mại của công ty Mind Technologies. Phần mềm dễ sử dụng và linh hoạt trong sắp xếp các nút chứa từ khóa. Có thể dùng thử 30 ngày. Trang chủ tại www.visual-mind.com Phần mềm FreeMind: sản phẩm hoàn toàn miễn phí, được lập trình trên Java. Các icon chưa được phong phú, tuy nhiên chương trình có đầy đủ chức năng để thực hiện mind mapping. Trang chủ tại: Phần mềm EdrawMax (tải về theo địa chỉ : . com/freemind.php) Ngoài ra, chúng ta còn có thể tham khảo một danh sách các phần mềm loại mind mapping tại địa chỉ sau: Người viết: Nguyễn Thị Dung- THCS Song Phượng - 11 - SKKN - Sử dụng “Bản đồ tư duy” trong dạy- học môn Địa lý lớp 6 c.2. GV hướng dẫn HS các bước để vẽ BĐTD như sau: + Chủ đề nằm ở chính giữa, có thể viết tên nhưng nên vẽ 1 hình ảnh thể hiện chủ đề của bản đồ tư duy. Tại sao lại phải dùng hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp ta tập trung được vào chủ đề và làm cho ta hưng phấn hơn! + Từ trung tâm của bản đồ tư duy vẽ các nhánh chính, mỗi nhánh thể hiện 1 nội dung chính của chủ đề. Nên dùng các đường cong với các màu sắc khác nhau để dễ nhớ các nội dung bài học bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. + Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ thể hiện các đặc điểm của nhánh chính. Mỗi từ, ảnh, ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ hay đường cong. Nên dùng các đường cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều so với đường thẳng. c.3. Cách ghi chép trên Bản đồ tư duy. ➢ Nghĩ trước khi viết. ➢ Viết ngắn gọn. ➢ Viết có tổ chức. ➢ Viết lại theo ý của mình, nên chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý (nếu sau này cần). Người viết: Nguyễn Thị Dung- THCS Song Phượng - 13 -
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_ban_do_tu_duy_trong_day_hoc_mo.doc