Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng tự học Ngữ văn cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động tự học ở nhà
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng tự học Ngữ văn cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động tự học ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng tự học Ngữ văn cho học sinh Trung học cơ sở qua hoạt động tự học ở nhà
1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài 1. Cơ sở lí luận Trong báo cáo của UNESCO [4,66,67,83]: “Học tập – một kho báu tiềm ẩn” đã xác định các trụ cột của giáo dục như sau: “Học để hiểu, học để làm, học để hợp tác, cùng chung sống và học để làm người”, hướng tới xây dựng một xã hội học tập. Muốn thực hiện được điều này, trong dạy học hiện nay, một trong những mục tiêu quan trọng là phải hình thành phương pháp tự học ở người học. Học sinh không chỉ học tri thức của mà còn học cả cách tìm ra tri thức và những kỹ năng cần thiết để có thể tự học tập một cách độc lập và chủ động. Như vậy, kiến thức chưa phải là đích cuối cùng mà thông qua kiến thức học thúc đẩy được động cơ, hình thành được phương pháp, kỹ năng học. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta cũng rất coi trọng sức mạnh nội lực – tự học của con người. Nghị quyết Trung ương II khóa VIII (12/1996) đã khẳng định: “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học; từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tập trung nâng cao chất lượng, phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên, rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh nhiên”. Muốn thực hiện được điều này, trong dạy học hiện nay, một trong những mục tiêu quan trọng là phải hình thành phương pháp tự học ở người học. Học sinh không chỉ học tri thức của mà còn học cả cách tìm ra tri thức và những kỹ năng cần thiết để có thể tự học tập một cách tích cực, chủ động và độc lập. Như vậy, có thể nói tự học là một trong những kĩ năng quan trọng của giáo dục, là năng lực cần có của mỗi học sinh. Đặc biệt, đối với chương trình phổ thông mới thì việc tự học là một trong năng lực quan trọng và cần thiết đối với học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn Tuy nhiên, đối với học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng, khả năng tự học còn chưa tốt, các em chưa có ý thức, kĩ năng, phương pháp cũng như kinh nghiệm. 3 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Những nội dung lí luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu 1. Khái niệm tự học Tự học là hoạt động nhận thức có tính độc lập cao do cá nhân tự tri giác, tiếp thu, lĩnh hội các kiến thức, các kinh nghiệm thông qua các hình thức, thao tác trí tuệ khác nhau nhằm hoàn thiện, nâng cao trình độ, năng lực người học, biến những tri thức của nhân loài thành tri thức của bản thân. Tự học có thể thông qua các phương pháp và hình thức khác nhau như: Tự học qua sách vở, giáo trình; tự học qua mạng xã hội, qua tạp chí sách báo. 2. Những lợi ích của việc tự học Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2019 quy định rõ: “Phương pháp giáo dục phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình tivi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Qua tự học, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Vì vậy, chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình. Tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập, mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Tự học sẽ giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Ngoài ra, tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, tích cực, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến 5 đáng kể. Qua thực tế giảng dạy của bản thân và dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy rằng ở tiết học nào học sinh học bài, làm bài ở nhà tốt dưới sự hướng dẫn tích cực của giáo viên thì tiết học đó học sinh hoạt động sôi nổi, tích cực, chủ động hơn, hiệu quả giờ học cao hơn. Rõ ràng tiết học đó phát huy được khả năng tự học của học sinh. Bên cạnh những điểm đã làm được như đã nêu trên, việc rèn luyện kỹ năng tự học ở nhà môn Ngữ văn cho học sinh vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Để tiến hành thực hiện đề tài này, tôi tiến hành khảo sát thực tế học, làm bài tập ở nhà của học sinh một số lớp ở trường tôi qua hình thức trắc nghiệm và qua các bài tập, bài kiểm tra. Sau đây là các số liệu khảo sát một số lớp khối 8 năm học 2020 – 2021: Bảng 1: Học bài cũ Lớp Không học bài Học chiếu lệ Học thuộc bài Học hiểu bài 13/50 15/50 12/50 10/50 8A1 (26%) (30%) (24%) (20%) 18/51 5/51 8A2 21/51 (41,1%) 7/51 (13,7%) (35,3%) (9,8%) 16/45 8/45 7/45 8A3 14/45 (31,1%) (35,5%) (17,8%) (15,6%) Bảng 2: Soạn bài Lớp Không soạn bài Soạn chiếu lệ Soạn chu đáo Soạn nâng cao 15/50 18/50 12/50 5/50 8A1 (30%) (36 %) (24%) (10%) 25/51 17/51 9/51 0/51 8A2 (49%) (33,3%) (17,6%) (0%) 9/45 15/45 16/45 5/45 8A3 (20%) (33,3%) (35,5%) (11,2%) Bảng 3: Làm bài tập Lớp Không làm bài Làm chiếu lệ Làm hết Làm hết và làm 7 em làm bài tập còn lại ở sách giáo khoa và đọc trước bài mới”, Làm như vậy thì giáo viên đỡ vất vả, mất ít công sức nhưng chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh, chưa thể hiện được sự ràng buộc với học sinh trong việc giao nhiệm vụ học tập về nhà, đặc biệt chưa cho học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc học ở nhà, và đồng thời chưa thể hiện được vai trò, trách nhiệm của giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh tự học. Vì thế, việc hình thành và rèn luyện kỹ năng tự học qua hoạt động học ở nhà còn chưa thường xuyên và đồng đều ở học sinh, hiệu quả học tập môn Ngữ Văn chưa cao. Một số giáo viên còn quá cứng nhắc trong việc hướng dẫn học sinh tự học, chuẩn bị bài ở nhà như: yêu cầu học sinh phải giải toàn bộ bài tập, trả lời hết tất cả các câu hỏi có ở sách giáo khoa không kể khó hay dễ, không quan tâm đến đối tượng học sinh. Giáo viên không định hướng trọng tâm kiến thức, kỹ năng cho học sinh. Ngoài ra, giáo viên tuy có hướng dẫn học sinh học ở nhà nhưng lại lỏng lẻo ở khâu kiểm tra: giáo viên chủ yếu kiểm tra số lượng bài tập học sinh hoàn thành mà chưa chú trọng đến chất lượng làm bài của học sinh tạo cơ hội cho các em chép bài theo tài liệu, chép lại bài của bạn để đối phó. Giáo viên chưa có biện pháp để động viên kích thích sự hứng thú học tập hoặc chưa có biện pháp nhắc nhở, răn đe kịp thời, chưa tạo được động lực học tập cho học sinh nên chưa phát huy được tính tích cực, tự giác, tự học của học sinh trong quá trình học, làm bài và chuẩn bị bài ở nhà. Trong các tiết dạy học, thời gian cho dành cho hoạt động hướng dẫn tự học ở nhà và kiểm tra hoạt động này không nhiều. Vì vậy, nhiều giáo viên còn xem nhẹ khâu hướng dẫn học sinh tự học ở nhà và ngay cả khâu kiểm tra cũng còn qua loa, chiếu lệ, mang tính hình thức. Điều này dẫn đến việc rèn kỹ năng tự học kém hiệu quả. - Đối với học sinh Nhiều em học sinh còn chưa xác định được vai trò, tầm quan trọng của vấn đề tự học. Chưa xác định chính xác động cơ học tập vì thế chưa nỗ lực, cố gắng hết mình trong quá trình tự học ở nhà. Một bộ phận không nhỏ học sinh lười suy nghĩ, học vẹt, không có khả năng vận 9 Định hướng cho các biện pháp rèn kỹ năng tự học môn Ngữ Văn THCS qua hoạt động học, làm bài và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. 1.1. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh Dự thảo “Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông sau 2015” nêu rõ một trong những quan điểm nổi bật là phát triển chương trình nhằm định hướng năng lực cho học sinh nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Ngoài những năng lực chung như: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lý bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, môn Ngữ Văn cấp THCS còn hướng tới hai năng lực đặc thù là năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực thưởng thức Văn học/cảm thụ thẩm mỹ. Vì vậy hướng dẫn học sinh học, chuẩn bị bài ở nhà trong môn Ngữ văn THCS chú trọng phát triển năng lực cho học sinh. 1.2. Xuất phát từ các mục tiêu biên soạn sách giáo khoa Sách giáo khoa là sự cụ thể hóa yêu cầu về kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục của các môn học, đáp ứng yêu cầu phương pháp dạy học. Điều 32 Luật Giáo dục năm 2019, khẳng định: “Sách giáo khoa đề sử dụng chính thức thống nhất, ổn định trong giảng dạy, học tập ở nhà trường và các cơ sở giáo dục khác.” Giáo viên hướng dẫn học sinh học ở nhà cần bám sát mục tiêu cần đạt, các phần, các mục của nội dung bài học và các hệ thống câu hỏi gợi ý, tìm hiểu ở sách giáo khoa. Tuy nhiên không quá lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa. 1.3. Cần bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng Để hoạt động dạy – học môn Ngữ Văn THCS nói chung và hoạt động hướng dẫn học sinh học ở nhà nói riêng đạt được những yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, dạy – học không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa; giáo viên cần bám vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của mỗi bài học, tiết học. Việc khai thác sâu về kiến thức, kỹ năng cần phải phù hợp với khả năng tiếp nhận của đối tượng học sinh. 1.4. Hướng dẫn sử dụng phương pháp tự học phải phù hợp với từng phân 11 giản dị, Từ đó bồi dưỡng tình yêu, niềm đam mê đối với văn học. Để bồi dưỡng niềm đam mê môn học, sự hứng thú cho học sinh ngay từ việc tổ chức hoạt động khởi động, kiểm tra việc học bài cũ và chuẩn bị bài mới, qua quá trình học bài mới, hoạt động ngoại khóa cũng phải tạo được cảm hứng, sự lôi cuốn người học. Ví dụ sau khi dạy xong văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình” giáo viên có thể hỏi bài cũ: + Em hãy đọc thuộc một bài ca dao về tình cảm gia đình và cho biết tình cảm đó được thể hiện như thế nào trong bài ca dao? + Sau khi đọc và cảm nhận bài ca dao thuộc chủ đề tình cảm gia đình em nhận thấy tình cảm của mình đối với những người thân trong gia đình như thế nào? Từ các hoạt động ấy, giáo viên có thể cho học sinh thấy cái hay, cái đẹp, sức mạnh của Văn học, khẳng định, nhấn mạnh vai trò của môn học và bồi dưỡng tình yêu đối với môn Ngữ Văn cho học sinh. Khi học sinh đã có tình yêu, sự đam mê thì việc rèn luyện kỹ năng tự học ở nhà sẽ giảm bớt khó khăn. 2.2. Tăng cường giáo dục sự tự giác, tích cực học tập và ý chí tự học cho học sinh Xây dựng kế hoạch học tập là bước quan trọng trong quá trình tự học. Kỹ năng này bao gồm kỹ năng thực hiện, xác định và lựa chọn vấn đề tự học. Thứ tự các việc cần làm, sắp xếp thời gian cho từng công việc một cách hợp lý với điều kiện và phương tiện hiện có. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch hợp lý sẽ giúp học sinh tránh được lãng phí thời gian, nâng cao hiệu quả học tập. Nội dung kế hoạch: Tùy vào mục đích cụ thể mà người học có thể lập kế hoạch dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn. Kế hoạch dài hạn được lập ra để thực hiện trong một thời gian khá dài như một năm hoặc một kỳ. Kế hoạch trung hạn thường là kế hoạch thực hiện trong một tháng hoặc một tuần. Còn kế hoạch ngắn hạn chỉ thực hiện trong một ngày, tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_tu_hoc_ngu_van_cho_hoc_sin.docx