Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở thông qua giờ sinh hoạt lớp

doc 50 trang sklop6 14/05/2024 1520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở thông qua giờ sinh hoạt lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở thông qua giờ sinh hoạt lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở thông qua giờ sinh hoạt lớp
 Rèn kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua giờ sinh hoạt lớp
 MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT.....................................................................................2
A. ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................3
I. Cơ sở lý luận.....................................................................................................4
II. Cơ sở thực tiễn................................................................................................5
III. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................8
IV. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................9
V. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................10
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ................................................................................11
I. Vai trò của GVCN: ........................................................................................11
II. Tầm quan trọng của tiết sinh hoạt lớp:......................................................11
III. Những hiểu biết chung về giáo dục kĩ năng sống.....................................12
IV. Các giải pháp thực hiện..............................................................................14
1. Xây dựng nội dung giáo dục kĩ năng sống qua giờ sinh hoạt lớp .............14
2. Phương pháp tiến hành.................................................................................15
V. Minh họa một tiết dạy ..................................................................................36
VI. Kết quả kiểm nghiệm đề tài .......................................................................40
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................................................45
I. Kết luận: .........................................................................................................45
II. Khuyến nghị đề xuất:...................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................48
 1/48 Rèn kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua giờ sinh hoạt lớp
 RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 
 THÔNG QUA GIỜ SINH HOẠT LỚP
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Rèn kĩ năng sống là một mặt giáo dục cần đặc biệt coi trọng và nhất là trong 
thập kỉ XXI khi sự nghiệp giáo dục đang được đẩy mạnh. Việc rèn kĩ năng sống 
cho học sinh đòi hỏi thường xuyên của công tác giáo dục đồng thời cũng là đòi 
hỏi cấp thiết của việc hình thành nhân cách trong công tác giáo dục hiện nay. 
Giáo dục trong nhà trường luôn là vấn đề cần được quan tâm thì việc rèn kĩ năng 
sống cho học sinh cũng không kém quan trọng. Bằng nhiều hình thức, nhiều con 
đường, trong đó việc rèn kĩ năng sống chiếm một vị trí quan trọng. Qua việc rèn 
kĩ năng sống sẽ trang bị tri thức, hành vi cho các em. Đồng thời nó cũng định 
hướng cho các em rèn luyện hành vi và thói quen ứng xử tốt. Trong sự phát triển 
nhân cách của học sinh, việc rèn luyện kĩ năng sống là đảm bảo cho học sinh có 
được bản lĩnh rõ ràng về nhân cách toàn diện. Nếu không rèn kĩ năng sống thì 
không những sự ứng xử trong các tình huống sẽ phức tạp, gặp khó khăn, thậm 
chí mắc phải sai lầm, mà việc hình thành nhân cách toàn diện của các em bị hạn 
chế, phiến diện, việc xây dựng những thói quen hành vi dễ rơi vào chủ nghĩa 
hình thức máy móc, lí trí và tình cảm không thống nhất với nhau; đó là lời nói 
không đi đôi với việc làm thì dẫn đến hiện tượng lệch lạc về nhân cách.
 Kĩ năng sống là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời 
đại ngày nay. Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống.Theo bản thân, kĩ năng sống 
đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có thể thích ứng với 
những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Kĩ năng sống được hình 
thành theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua những va chạm, 
những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có. Có nhiều nhóm kĩ 
năng sống như: nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng xã hội và nhóm kĩ năng 
quản lí bản thân...Dù là kĩ năng nào cũng đều rất quan trọng và cần thiết với mỗi 
con người. Cho nên, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có một tầm rất quan 
trọng.
 Ở bậc trung học, các môn học vừa cung cấp cho học sinh những kiến thức 
vừa cung cấp cho học sinh những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi xã 
hội chủ nghĩa gắn với những kinh nghiệm đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình 
thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai, làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, 
đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, thôi thúc các em hành động theo 
 3/48 Rèn kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua giờ sinh hoạt lớp
 Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại 
và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có 
nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tạiKĩ năng sống đơn 
giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với 
những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
 Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao 
tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, 
biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một 
cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại 
trường.Vì thế, ngày nay trên thế giới rất nhiều trường áp dụng phương pháp học 
trung tính là phương pháp học tập thông qua các giao tiếp tích cực với những 
người khác. Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ 
đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất 
nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, 
giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo 
dục thế kỉ XXI mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống đó là: học để biết, học 
để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. 
 Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là việc làm không mới vì từ xa 
xưa cha ông ta đã dúc kết “ Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng do sức ép lớn vể 
chương trình; về điểm số, hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau nó đã bị giảm nhẹ 
hoặc xao nhãng. Đứng trước thực tế xã hội những năm gần đây Bộ GD&ĐT đã 
nhậnh thấy việc GD (rèn luyện) KNS cho học sinh là việc cấp bách ở mọi bậc 
học nhưng đặc biệt với HS THCS. Vì ở lứa tuổi này, các em cần tìm tòi, học hỏi 
cái mới, điều lạ, không phân biệt nó là tốt hay xấu.Đã phát triển tình yêu nam, 
nữ dẫn đến các quan hệ không đúng mực trong quan hệ khác giới. Chịu áp lực 
lớn trong thi cử dẫn đến dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởng tới sức 
khỏe,tinh thần. Các em cần lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của 
mình và cần đưa ra quyết định đúng đắn.Thích bộc lộ cái tôi.
 Năm học 2010 – 2011 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa KNS vào 
giảng dạy đại trà trong các trường học, bậc học qua nhiều hình thức khác nhau. 
 Nhận thấy GVCN đóng một vai trò rất quan trọng trong việc rèn KNS cho 
HS nên từ khi nhận công tác chủ nhiệm lớp 6 (năm học 2013 – 2014) tôi đã tiến 
hành giáo dục KNS cho HS thông qua nhiều hình thức phong phú như lồng ghép 
qua các tiết dạy, qua các hoạt động ngoại khóa và đặc biệt tôi chú trọng đến việc 
giáo dục KNS thông qua giờ sinh hoạt lớp. 
II. Cơ sở thực tiễn
 5/48 Rèn kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua giờ sinh hoạt lớp
càng kém. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh trở nên ích kỉ, không quan tâm 
đến cộng đồng. Câu hỏi mà chúng ta thường đặt ra cho học sinh là ngoài những 
kiến thức phổ thông học sinh cần học điều gì để giúp các em hội nhập với xã 
hội, trở thành công dân có ích cho cộng đồng. Vì thế đây cũng là nỗi lo lắng, đặt 
ra cho giáo viên đứng lớp những suy nghĩ, trăn trở.
1. Thuận lợi
 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân 
thiện - học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa 
phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với 
những biện pháp cụ thể để rèn kĩ năng sống cho học sinh một cách chung nhất 
cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: 
Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen 
và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ 
sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn 
thương tích khác; rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, 
phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
 Trường học nơi bản thân công tác là ngôi trường được xây mới, đã đạt chuẩn 
quốc gia nên thuận lợi trong việc thực hiện nội dung xây dựng môi trường giáo 
dục sạch đẹp, an toàn cho các em.
 Bên cạnh đó, bản thân nhận được một tập thể học sinh khá ngoan và biết 
vâng lời, các em gần gũi với cô giáo. Ngoài ra Ban lãnh đạo nhà trường luôn 
theo sát, quan tâm, hỗ trợ cho giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như giáo 
dục. Nhà trường cũng rất quan tâm đến việc rèn kỹ năng sống cho các em thông 
qua các tiết sinh hoạt dưới cờ, qua hoạt động tham quan ngoại khóa, dạy các tiết 
Thanh lịch – Văn minh hay thông qua các tiết sinh hoạt lớp.
 Chính vì thế bản luôn cố gắng làm sao rèn cho các em kĩ năng sống, giúp các 
em có một niềm tin, phát triển một cách toàn diện để trở thành con người năng 
động, sáng tạo phù hợp với một xã hội hiện đại đang phát triển. 
2. Khó khăn
2.1. Đối với giáo viên
 Trong thực tế hiện nay, việc nhận thức tầm quan trọng, cần thiết rèn kĩ năng 
sống cho học sinh ở một số giáo viên còn hạn chế. Qua dùng phiếu thăm dò, 
khảo sát thực tế cho thấy một số giáo viên lúng túng cả về nội dung, biện pháp 
rèn kĩ năng sống cho học sinh. Nhận thức của nhiều giáo viên còn mơ hồ, chưa 
rõ, chưa đầy đủ rèn kĩ năng sống cho học sinh là rèn những kĩ năng gì; vì nhận 
thức chưa đủ, chưa rõ nên không thể tìm ra được biện pháp, hình thức tổ chức 
hữu hiệu để rèn kĩ năng sống cho học sinh. 
 7/48 Rèn kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua giờ sinh hoạt lớp
trong phạm vi của đề tài này tôi sẽ khảo sát dựa trên kết quả giáo dục KNS của 
lớp đã và đang chủ nhiệm tại trường.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Giáo dục kĩ năng sống là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan 
trọng trong chương trình giáo dục hiện nay nhằm cụ thể những quan điểm, 
đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về đổi mới phương pháp giáo dục 
trong thời kì hội nhập. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm giáo dục kĩ 
năng sống cho học sinh là vấn đề cần được quan tâm đúng mức nhằm góp phần 
trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng sống và phát triển trong một môi trường 
phát triển bền vững. 
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Nghiên cứu lý luận: 
 - Đọc, nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh
 - Thu thập những thông tin
2.Nghiên cứu thực tế:
 2.1. Khảo sát thực tế học sinh: qua ba đợt (năm học 2013 - 2014, 2014 - 2015, 
2015 - 2016)
 2.2. Phương pháp quan sát
 Quan sát hoạt động học tập (Xem các em có tích cực tham gia vào các hoạt 
động hay không? Có kĩ năng làm bài hay không?...)
 Quan sát hoạt động vui chơi (Thích trò chơi nào, thái độ trung thực hay 
gian lận khi tham gia trò chơi).
 Quan sát hoạt động giao tiếp với mọi người xung quanh (Thái độ khi nói 
chuyện với bạn bè, cách xưng hô với thầy cô giáo, với người lớn tuổi, hành vi 
tốt xấu với mọi người).
2.3. Phương pháp thực hành: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các 
hoạt động để học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó 
hình thành các kĩ năng; thực hiện sự phối hợp trong và ngoài nhà trường, làm tốt 
công tác xã hội hóa trong việc giáo dục kĩ năng sống.
 2.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục
 Phân tích các nguyên nhân dẫn đến học sinh thiếu kĩ năng sống.
 Tổng hợp các biện pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm khối lớp của 
nhà trường và gia đình.
3. Phương pháp điều tra:
 - Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, cán bộ lớp, Ban đại diện hội cha mẹ 
học sinh, phụ huynh học sinh, bạn bè và hàng xóm của HS.
 9/48

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_trung_ho.doc