Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS

doc 27 trang sklop6 06/07/2024 910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS
 “ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
 PHÒNG GD & ĐT KRÔNG ANA
 TRƯỜNG THCS BUÔN TRẤP
 ----------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN 
 Ở TRƯỜNG THCS
 Họ và tên: Trịnh Thị Thủy 
 Đơn vị công tác: Trường THCS Buôn Trấp
 Trình độ đào tạo: Đại học Sư Phạm
 Môn đào tạo: Địa lý
 Buôn Trấp, tháng 2 năm 2016
--------------------------------------------------------------------------------------------- 1
 Giáo viên: Trịnh Thị Thủy - Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp “ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
 I. Phần mở đầu
 I.1. Lý do chọn đề tài.
 Đất nước ta đang bước vào một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên đánh dấu một 
thời kì cả dân tộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm thực hiện mục 
tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đại hội Đảng 
IX đã khẳng định nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước 
trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn 
diện về GD&ĐT. Đến Đại hội Đảng X tiếp tục chỉ rõ: "Giáo dục phải nhằm đào 
tạo những con người Việt Nam có lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, 
có phẩm chất tốt đẹp của dân tộc, có năng lực, bản lĩnh để thích ứng với những 
biến đổi của xã hội trong kinh tế thị trường, những yêu cầu mới của sự nghiệp 
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Như vậy chỉ có phát triển giáo dục thì mới mở ra 
tương lai tươi sáng cho đất nước. Bởi lẽ giáo dục nói chung, dạy học nói riêng 
có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. 
Đó là những người lao động có kỹ thuật, có tay nghề thành thạo, có khả năng 
thích ứng, khả năng giao tiếp - được đào tạo và bồi dưỡng bởi nền giáo dục tiên 
tiến gắn với khoa học công nghệ hiện đại. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn 
diện và nòng cốt trong các nhà trường nói chung, nhà trường THCS nói riêng tổ 
chuyên môn phải xây dựng một nền giáo dục theo định hướng: “Chuẩn hoá, hiện 
đại hoá, xã hội hoá”. Muốn thực hiện định hướng này phải giải quyết nhiều vấn 
đề, trong đó đổi mới công tác quản lý giáo dục là một giải pháp quan trọng. 
 Có thể nói, hoạt động chủ yếu trong nhà trường là hoạt động chuyên môn. 
Các tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng là đơn vị cơ sở gắn bó với người giáo 
viên giảng dạy, ở đây diễn ra mọi hoạt động có liên quan đến toàn bộ hoạt động 
nghề nghiệp của người giáo viên. Tổ chuyên môn cũng là nơi người giáo viên có 
thể chia sẻ mọi tâm tư, nguyện vọng cũng như những vấn đề có liên quan đến 
nghề nghiệp, đời sống vật chất và tinh thần của mình. Hoạt động của tổ chuyên 
môn trong nhà trường có vai trò quyết định cho sự phát triển của nhà trường nói 
--------------------------------------------------------------------------------------------- 3
 Giáo viên: Trịnh Thị Thủy - Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp “ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
 Nhằm mục đích đổi mới nhận thức của tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo 
viên, tạo cho giáo viên có thói quen làm việc khoa học và tinh thần tự bồi dưỡng 
chuyên môn.
 Định hướng cho tổ trưởng chuyên môn việc nâng cao chất lượng sinh hoạt 
chuyên môn của tổ. Có phương pháp chỉ đạo chuyên môn của tổ khoa học và 
tham mưu với BGH nhiệm vụ được phân công.
 I.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS
 I.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
 - Hoạt động quản lý tổ chuyên môn trong nhà trường 
 - Các biện pháp nâng cao trình độ giáo viên trong tổ chuyên môn
 I.5. Phương pháp nghiên cứu
 - Tìm tòi nghiên cứu tài liệu tham khảo
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận 
 - Phương pháp điều tra, khảo sát.
 - Phương pháp trải nghiệm thực tế 
 - Phương pháp tổng kết, đánh giá.
 II. Phần nội dung.
 II.1. Cơ sở lý luận.
 Điều 16 trong điều lệ trường trung học do Bộ giáo dục đào tạo ban hành 
ngày 02 tháng 04 năm 2007, ghi rõ: "Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
--------------------------------------------------------------------------------------------- 5
 Giáo viên: Trịnh Thị Thủy - Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp “ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
quản lý, mỗi tổ trưởng chuyên môn phải là những người tâm huyết với nghề, 
cùng tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường không ngừng tìm tòi, cải tiến để nâng 
cao chất lượng hoạt động chuyên môn góp phần tích cực trong việc nâng cao 
chất lượng dạy - học.
 II.2. Thực trạng.
 a. Thuận lợi- khó khăn.
 * Thuận lợi
 - Trường đóng tại trung tâm thị trấn, dân cư đông, trình độ dân trí tương 
đối cao, tình hình an ninh chính trị tương đối ổn định.
 - Trường có Chi bộ Đảng trực tiếp lãnh đạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo 
quan tâm, được đông đảo các bậc cha mẹ học sinh ủng hộ.
 - Các đoàn thể hoạt động đều tay, có sự phối kết hợp chặt chẽ với chuyên 
môn để thực hiện phương hướng nhiệm vụ đã đề ra.
 - Giáo viên trực tiếp đứng lớp 100% đạt trình độ chuẩn trở lên (trong đó 
có 47/61 GV đạt trên chuẩn, tỉ lệ 77.0%). Hầu hết giáo viên nhiệt tình, tận tuỵ, 
có ý thức trách nhiệm với công việc, có tinh thần học hỏi để trau dồi chuyên 
môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học 
sinh, có tinh thần khắc phục khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 
Nhiều giáo viên là giáo viên dạy giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh.
 - Các tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn là những giáo viên có năng lực 
chuyên môn vững vàng, có trách nhiệm cao, gương mẫu trong công tác.
 - Đa số học sinh ngoan, chăm học, có ý thức tu dưỡng rèn luyện thường 
xuyên.
 *. Khó khăn:
--------------------------------------------------------------------------------------------- 7
 Giáo viên: Trịnh Thị Thủy - Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp “ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
nghiệp vụ, một vài tổ trưởng mới được bổ nhiệm chưa có nhiều kinh nghiệm 
trong việc điều hành các hoạt động của tổ;
 c. Mặt mạnh- mặt yếu.
 * Mặt mạnh.
 - Các tổ trưởng đa số là trẻ, có năng lực chuyên môn vững vàng, có trách 
nhiệm, năng lực trong việc điều hành hoạt động của tổ;
 - Cơ bản đã được chỉ đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn của tổ và 
nhà trường.
 - Có đủ đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo qui định về hồ sơ của tổ 
chuyên môn.
 - Có kế hoạch năm học, học kỳ, tháng, tuần.
 - Chỉ đạo các thành viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ .
 - Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, dự giờ xếp loại giờ dạy, xếp 
loại giáo viên theo từng tháng, học kỳ và cả năm học một cách nghiêm túc.
 - Đẩy mạnh phong trào “Dạy tốt- học tốt” từng bước đưa chất lượng dạy 
và học đi lên và đạt kết quả cao trong hoạt động dạy và học.
 - Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đúng quy định.
 * Mặt yếu.
 - Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, một vài tổ trưởng ít tổ chức cho 
giáo viên thảo luận những vấn đề mới và khó trong chương trình, chưa dự kiến 
được những vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện chương trình và dự 
kiến biện pháp giải quyết khả thi theo khả năng của giáo viên trong tổ chuyên 
--------------------------------------------------------------------------------------------- 9
 Giáo viên: Trịnh Thị Thủy - Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp “ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
 * Nguyên nhân của hạn chế.
 - Vẫn còn một vài tổ trưởng chuyên môn còn lúng túng trong quá trình 
thực hiện kế hoạch, thiếu chủ động trong việc xây dựng kế hoạch về đổi mới và 
sinh hoạt chuyên môn theo tinh thần đổi mới vì khó và mất nhiều thời gian; hơn 
nữa chưa dám nói thắng vào sự thật những yếu kém trong công tác quản lý, sinh 
hoạt cũng như nhận xét, đánh giá, xếp loại giáo viên. 
 - Sự chuyển về chất, trình độ năng lực của một số ít giáo viên chưa đáp 
ứng được yêu cầu của sự đổi mới.
 - Hiệu quả của đổi mới quản lý hoạt đông tổ chuyên môn không biểu hiện 
nhanh chóng nên dễ làm cho tổ trưởng chuyên môn nản lòng.
 - Tâm lý của tổ trưởng chuyên môn ngại đổi mới vì đã quen với cách quản 
lý cũ tạo nên sự cản trở lớn trong tiến trình đổi mới quản lý của tổ chuyên môn.. 
 - Sức ỳ “Ngựa quen đường cũ”, của một số ít giáo viên ngại đổi mới vì 
nhiều nguyên nhân: như ngại vượt khó, ngại học tập về sự thay đổi, sợ mất thời 
gian, công sức
 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
 Ngày nay công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi, nhờ 
vậy mà giáo viên cũng như các tổ trưởng chuyên môn có rất nhiều thuận lợi 
trong việc thu thập tài liệu học tập nói riêng và quản lý hồ sơ tổ nói chung. 
 Để hoạt động tổ có hiệu quả thì Tổ trưởng chuyên môn phải là người có 
khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, 
gương mẫu, công bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử, phải biết tập 
hợp sức mạnh của toàn tổ;
 Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối 
với công tác giáo dục nên trường lớp ngày càng khang trang, đã có phòng họp tổ 
--------------------------------------------------------------------------------------------- 11
 Giáo viên: Trịnh Thị Thủy - Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp “ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS”.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
 Tổ chuyên môn chủ động trong việc lập kế hoạch hoạt động của tổ. Trong 
đó có kế hoạch tổ chức học tập các chuyên đề giảng dạy, phân công giáo viên 
thao giảng minh hoạ chuyên đề, ... Do có kế hoạch sớm, cụ thể nên việc thực 
hiện được chuẩn bị chu đáo, đạt kết quả khá tốt.
 * Biện pháp thứ 2: 
 Chỉ đạo các giáo viên trong tổ thảo luận các nội dung trọng tâm, các chỉ 
tiêu cần phấn đấu phù họp với chỉ tiêu tổ đăng ký thi đua trong năm học, bàn 
biện pháp để thực hiên, thông qua tổ để thảo luận thống nhất. Thảo luận các nội 
dung thi đua, các danh hiệu thi đua, vận động các thành viên trong tổ đăng ký 
các danh hiệu thi đua cá nhân và đăng ký tên các đề tài sáng kiến kinh nghiệm 
đối giáo viên đăng ký danh hiệu CSTĐ, giáo viên dạy giỏi các cấp, đồng thời 
thảo luận đăng ký danh hiệu thi đua của tổ.
 * Biện pháp thứ 3:
 Ngay từ đầu năm học tổ trưởng tổ chức họp tổ chuyên môn để thảo luận 
kế hoạch hoạt động, đặc biệt hoạt động giảng dạy và học tập của tổ.
 Thảo luận về các chỉ tiêu như:
 I- Đối với học sinh:
 1- Duy trì và phát triển số lượng:
 Đi học chuyên cần: 99-100%
 Duy trì sĩ số: 100% 
 2- Chất lượng giáo dục toàn diện:
 a- Hạnh kiểm: (Các lớp đăng ký cụ thể phía sau)
 Tốt: 80-85%; Khá: 15-20
--------------------------------------------------------------------------------------------- 13
 Giáo viên: Trịnh Thị Thủy - Đơn vị: Trường THCS Buôn Trấp

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_quan_ly_hoat_dong_to_chuyen_mon_o_truo.doc