Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp vận dụng kiến thức tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Lịch sử - Địa lí 6 ở trường THCS

docx 26 trang sklop6 22/06/2024 672
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp vận dụng kiến thức tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Lịch sử - Địa lí 6 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp vận dụng kiến thức tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Lịch sử - Địa lí 6 ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp vận dụng kiến thức tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Lịch sử - Địa lí 6 ở trường THCS
 1
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ
 TRƯỜNG THCS CHÂU SƠN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài
 PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG KIẾN THỨC TÍCH HỢP
 LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 6
 Ở TRƯỜNG THCS
 Lĩnh vực/Môn học : Địa lí
 Cấp học : Trung học cơ sở
 Tên tác giả : Đỗ Hồng Thủy
 Đơn vị công tác : Trường THCS Châu Sơn, Ba Vì, Hà Nội
 Chức vụ : Giáo viên Địa lí
 Năm học 2022-2023
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng khoa học và công nghệ huyện Ba Vì
 PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG KIẾN THỨC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG 
GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 6 Ở TRƯỜNG THCS 3
léo, hài hòa giữa hai mạch kiến thức của hai phân môn với nhau, giữa kiến thức Lịch 
sử- Địa lí với các môn học khác, góp phần hình thành và phát triển các năng lực, 
phẩm chất cho học sinh ? Vấn đề này đòi hỏi người giáo viên cần phải nỗ lực đổi 
mới, sáng tạo không ngừng đồng thời đúc rút những kinh nghiệm từ thực tế giảng 
dạy để điều chỉnh quá trình dạy học sao cho đạt hiệu quả cao hơn. 
 Ưu điểm:
 Huy động tối đa nguồn kiến thức cũng như kinh nghiệm của cá nhân học sinh 
để phục vụ cho quá trình chiếm lĩnh kiến thức mới. Các kiến thức đã biết được tái 
hiện và vận dụng liên tục giống như 1 đường xoáy ốc lên cao giúp học sinh ngày 
càng hiểu sâu, hiểu rộng vấn đề ở tất cả các bộ môn. 
 Học sinh hứng thú tham gia vào quá trình học tập. Dạy học theo phương pháp 
tích hợp liên môn giúp hình thành và phát triển năng lực vận dụng, năng lực giải 
quyết vấn đề và sáng tạo cũng như phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm cho học sinh. 
• Hạn chế: 
 - Về phía giáo viên: Giáo viên cần có hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực 
khoa học. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải luôn học hỏi, trau dồi kiến thức 
chuyên môn. 
 - Về học sinh: Một số học sinh chưa tự giác tích cực trong quá trình học tập
 b. Các bước thực hiện giải pháp
 a. Bước 1 : Tìm hiểu chương trình, SGK các môn học ->Chọn các nội 
dung có liên quan đến bộ môn Lịch sử- Địa lí
 b. Bước 2: Xác định chủ đề liên môn ở từng bài cụ thể.
 c. Bước 3 : Xác định phương pháp, kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức 
dạy học sao cho phù hợp . Giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp- kĩ 
 PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG KIẾN THỨC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG 
GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 6 Ở TRƯỜNG THCS 5
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và 
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Châu Sơn, ngày 15 tháng 04 năm 2023
 Người nộp đơn
 (Ký và ghi rõ họ tên)
 Đỗ Hồng Thủy
MỤC LỤC:
 PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG KIẾN THỨC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG 
GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 6 Ở TRƯỜNG THCS 7
 TÊN ĐỀ TÀI:
 PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG KIẾN THỨC TÍCH HỢP 
 LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA 
 LÍ 6 Ở TRƯỜNG THCS
 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
 I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.LÝ DO KHÁCH QUAN
 Những năm gần đây, toàn ngành Giáo dục đang có những bước chuyển 
mình mạnh mẽ với việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 
2018. Một trong những tư tưởng chủ đạo của Chương trình đó là: đổi mới nôi 
dung giáo dục theo hướng tinh giản, cơ bản, hiện đại , tăng thực hành, vận dụng 
kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn; thiết kế nội dung giáo dục phổ thông theo 
hướng tích hợp cao các môn học ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp 
học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng số môn học, chủ đề và hoạt động giáo 
dục dành cho học sinh tự chọn. Như vậy, có thể thấy việc dạy học tích hợp là một 
trong những định hướng chính trong việc đổi mới dạy học nhằm thực hiện mục 
 PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG KIẾN THỨC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG 
GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 6 Ở TRƯỜNG THCS 9
học , nhiều em chưa tự giác học tập, vẫn còn hiện tượng ỷ lại, chưa phát huy năng 
lực tự chủ- tự học cũng như giao tiếp- hợp tác. Đặc biệt, các em chưa thấy được 
mối liên hệ hữu cơ giữa Lịch sử và Địa lí với nhau, giữa Lịch sử- Địa lí với các 
khoa học khác. Do đó việc hiểu kiến thức chưa được sâu, khả năng vận dụng còn 
hạn chế, quá trình ghi nhớ chưa được bền, thậm chí là “ học trước quên sau”.
 Xuất phát từ thực tế bộ môn và qúa trình giảng dạy của bản thân, tôi thấy cần tạo 
ra cho học sinh một không khí học tập sôi nổi, hứng thú, suy nghĩ tích cực hơn 
thông qua tích hợp các kiến thức liên môn để giúp học sinh khắc sâu kiến thức, 
yêu tích Lịch sử- Địa lí, qua đó sẽ nâng cao được chất lượng dạy học bộ môn
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế của phương pháp 
vận dụng kiến thức tích hợp liên môn trong giảng dạy môn LS_ĐL lớp 6 theo 
chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường THCS, từ đó giúp giáo viên hoàn 
thành tốt nhiệm vụ giảng dạy theo phương pháp đổi mới hiện nay.
 Học sinh có hứng thú say mê và nâng cao chất lượng học tập đối với môn 
học, đồng thời được phát triển những phẩm chất năng lực phù hợp với đặc thù 
môn học .
 III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Phương pháp vận dụng kiến thức tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Lịch 
sử -Địa lí 6 ở trường THCS
 PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG KIẾN THỨC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG 
GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 6 Ở TRƯỜNG THCS 11
sử-Địa lí lớp 6 tuy có nhiều điều mới mẻ, hấp dẫn, gợi trí tò mò ham tìm hiểu 
nhưng cũng có nhiều nội dung khó (ví dụ phần bản đồ, các vận động của Trái Đất 
hoặc sự hình thành, đặc điểm các quốc gia cổ đại) khiến các em có phần khó 
hình dung và tiếp cận. Phần lớn học sinh vẫn quan niệm Lịch sử và Địa lí là hai 
môn học riêng lẻ, không có mối liên hệ nào với nhau. Quan niệm này đã gây ra 
khó khăn lớn cho quá trình tiếp cận môn học của các em
 Đầu năm học, tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ về mức độ hứng 
thú đối với môn Lịch sử- Địa lí và cho kết quả như sau
 Lớp ( sĩ số)/Mức độ Rất thích Bình thường Không thích
 hứng thú
 6A ( tổng số : 41 hs) 10 (24,4%) 20 (48,8 %) 11 (26,8%)
 6B (Tổng số: 40 HS) 8 ( 20%) 18 ( 45 %) 14 ( 35%)
Kết quả khảo sát trên cho thấy ở khối lớp 6 , tỉ lệ học sinh có hứng thú với môn 
học chưa nhiều. Tỉ lệ học sinh chưa có hứng thú còn khá lớn, phần lớn số học 
sinh còn lại chưa có hứng thú rõ ràng với môn học . Yêu cầu đặt ra là: làm thế 
nào để nâng cao tỉ lệ hứng thú và kết quả học tập bộ môn ở tất cả các lớp. Đây 
chính là mục đích cụ thể của đề tài.
 II.NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 1. QUAN ĐIỂM DẠY HỌC, NỘI DUNG DẠY HỌC:
 PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG KIẾN THỨC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG 
GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 6 Ở TRƯỜNG THCS 13
tích hợp cũng phát triển năng lực vận dụng kiến thức –kĩ năng đã học đối với từng 
phân môn Lịch sử và Địa lí
 b.Về nội dung dạy học 
 * Giữa hai phân môn Địa Lí và Lịch Sử đều có những nội dung thuộc nhóm 
Khoa học xã hội , đều nghiên cứu những vấn đề của con người. Tuy vậy, giữa 
chúng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau bởi các sự kiện lịch sử bao giờ 
cũng diễn ra trong một khoảng không gian nhất định với các điều kiện cụ thể, trong 
đó có các điều kiện Địa lí. Lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc (kể cả phần lịch sử địa 
phương) đều gắn với những điều kiện tự nhiên mà con người sinh sống, cho nên 
khi học tập lịch sử xã hội phải phân tích đến các yếu tố của môi trường tự nhiên và 
thông qua nội dung lịch sử để hiểu rõ hơn môi trường tự nhiên và thực hiện giáo 
dục môi trường. Ngược lại, việc tìm hiểu , giải thích, đánh giá những đặc điểm địa 
lí dân cư, địa lí kinh tế xã hội của thế giới, khu vực hay quốc gia cũng không thể 
tách rời khỏi bối cảnh và tiến trình lịch sử của không gian lãnh thổ đó. Bên cạnh 
đó, cả hai phân môn Lịch sử và Địa lí đều cần phải vận dụng kĩ năng khai thác các 
tài liệu văn bản, các tranh ảnh, lược đồ, bản đồ nhằm phục vụ mục tiêu hình thành 
năng lực tìm hiểu lịch sử , tìm hiểu Địa lí. 
 * Giữa Lịch sử- Địa lí với các môn học khác: Giữa Lịch sử với Ngữ văn, 
Mĩ thuật có mối liên hệ mật thiết với nhau! Các truyền thuyết, ca cao, tục ngữ là 
một trong những nguồn tư liệu tham khảo thiết thực để soi sáng các kiến thức lịch 
sử. Bên cạnh đó,việc vận dụng kiến thức mĩ thuật giúp học sinh có được những 
đánh giá xác đáng đối với thành tựu văn hóa của một quốc gia, lãnh thổ qua từng 
giai đoạn lịch sử,qua đó hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề- sáng 
tạo và năng lực vận dụng, đồng thời hình thành phẩm chất nhân ái, yêu nước.
 * Nội dung chương trình Địa lí ở lớp 6 có mối liên hệ mật thiết với các 
môn Khoa học tự nhiên .Việc vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên sẽ giúp học 
 PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG KIẾN THỨC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG 
GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 6 Ở TRƯỜNG THCS 15
 Thời tiết và khí -Lịch sử -Gv dùng phương pháp kể chuyện để kể lại câu 
 hậu, các đới khí chuyện về các cuộc phát kiến địa lí vào khoảng thế 
 hậu trên Trái Đất kỉ XV và giải thích tên gọi của gió « Mậu Dịch » 
 (hoặc gió « Tín Phong », từ đó giúp HS ghi nhớ 
 đặc điểm của gió Tín Phong ( Phạm vi hoạt động, 
 hướng thổi)
 Biển và đại dương Lịch sử Liên hệ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 để hiểu 
 thêm về thủy triều và lợi ích của thủy triều
 Thời gian trong Địa lí -GV nêu câu hỏi: người xưa sáng tạo ra âm lịch, 
 Lịch sử dương lịch dựa trên cơ sở nào?
 -Quan sát hình ảnh đồng hồ mặt trời, em hãy vận 
 dụng kiến thức địa lí để giải thích nguyên lí hoạt động 
 của đồng hồ Mặt trời?
 Hãy thiết kế một chiếc đồng hồ Mặt trời đơn giản 
 bằng giấy bìa?
 Nguồn gốc loài Địa lí -Gv nêu câu hỏi :
 người Em hãy xác định các địa điểm tìm thấy dấu tích của 
 người tối cổ ở ĐNA và VN? 
 -Nêu nhận xét về phạm vi phân bố dấu tích người tối 
 cổ ở Việt Nam?
 Hs xác định trên lược đồ. Từ đó rút ra kết luận: Việt 
 Nam là một trong những cái nôi của loài người, địa 
 bàn phân bố của người tối cổ trên đất nước ta trải 
 rộng từ Bắc vào Nam 
 PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG KIẾN THỨC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG 
GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 6 Ở TRƯỜNG THCS 17
 Đông Nam Á từ Địa lí -Hs đọc lược đồ, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu 
 những thế kỉ tiếp học tập:
 giáp công nguyên Tên các Tên các Tên quốc gia 
 đến thế kỉ X vương vương quốc ngày nay
 quốc cổ phong kiến
 2.xác định trên lược đồ con đường thương mại trên 
 biển qua khu vực ĐNA
 + con đường thương mại nối liền các quốc gia cổ 
 đại nào? Đi qua các thương cảng nào ở ĐNA?
 Giao lưu thương mại và văn hóa đã tác động ra sao 
 đến kinh tế- văn hóa các quốc gia ĐNA?
 Việt Nam từ Địa lí - Hs sử dụng bản đồ/lược đồ địa bàn cư trú chủ yếu 
 khoảng TK VII của người Việt cổ , xác định phạm vi không gian, vị 
 TCN đến đầu TK X trí kinh đô của nước Văn Lang- Âu Lạc
 - Vận dụng kiến thức địa lí ( về địa hình và thạch 
 quyển ) để giải thích hiện tượng thành Cổ Loa xây 
 xong lại bị đổ
 ( do xây dựng trên vùng đất thấp trũng, kết cấu nham 
 thạch không vững chắc, lại đào hào xung quanh nên 
 thành khó đứng vững)
 PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG KIẾN THỨC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG 
GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 6 Ở TRƯỜNG THCS

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_van_dung_kien_thuc_tich_ho.docx