Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp huấn luyện học sinh giỏi môn chạy nhanh

doc 16 trang sklop6 16/04/2024 640
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp huấn luyện học sinh giỏi môn chạy nhanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp huấn luyện học sinh giỏi môn chạy nhanh

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp huấn luyện học sinh giỏi môn chạy nhanh
 1
 MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................2
Lý do chọn đề tài :.............................................................................................2
B. PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................3
I. Những khó khăn, thuận lợi khi giảng dạy môn chạy nhanh: .........................3
II. Số liệu điều tra trước khi thực hiện: .............................................................4
III. Các giải pháp đã thực hiện ..........................................................................4
1. Thành lập đội tuyền chạy nhanh....................................................................4
2.1. Phương pháp kéo dài:.................................................................................6
2.2. Phương pháp dãn cách: ..............................................................................7
2.3. Phương pháp lặp lại:...................................................................................7
3. Quá trình huấn luyện .....................................................................................8
3.1. Những tuần đầu của thời kỳ huấn luyện.....................................................8
3.2. Huấn luyện phát triển tố chất sức bền bằng một số bài tập........................9
3.3. Huấn luyện chiến thuật và tâm lí thi đấu..................................................11
3.4. Những tuần cuối của chu kì huấn luyện ...................................................11
II. Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng .....................................................12
1. Bảng kết quả trước khi huấn luyện..............................................................12
2. Bảng kết quả sau khi huấn luyện.................................................................12
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................14
I. Kết luận........................................................................................................14
II. Khuyến nghị................................................................................................14 3
 Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài
 Phạm vi : Học sinh trường THCS Nguyễn Lân – Quận Thanh Xuân - Hà 
Nội
 Thời gian: Thực hiện đề tài từ năm 2020 - 2021
 B. PHẦN NỘI DUNG
 I. Những khó khăn, thuận lợi khi giảng dạy môn chạy nhanh:
 Khảo sát thực tế tại trường THCS Nguyễn Lân - Quận Thanh Xuân - Hà 
Nội.
 Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện 
 1. Khó khăn:
 Chạy nhanh là một môn thể thao đòi hỏi người tập phải có khả năng chống 
lại mệt mỏi trong quá trình tập luyện nên học sinh rất ngại khi tập luyện, các em 
đa số là con em gia đình công nhân viên chức nhà nước, gia đình chủ yếu tập 
trung cho các em học văn hóa là chính. Chính vậy không có thời gian tập luyện, 
tài liệu không có, đặc biệt là môi trường xã hội, các em tiếp xúc còn hạn hẹp nên 
quá trình tập luyện và tâm lí thi đấu không ổn định, trình độ học sinh không 
đồng đều.
 Thời lượng học trên lớp ít nên thời gian học sinh tập luyện cùng ít, vì đa số là 
con em công nhân viên chức nên ngoài việc học trên lớp về nhà dành phần lớn thời 
gian cho việc học và phụ giúp gia đình nên phần lớn không có thời gian tập luyện.
 Chạy nhanh là môn thể thao cần phải thường xuyên tập luyện, nội dung 
lặp đi lặp lại dễ gây nhàm chán. Ngoài ra phần lớn các em lười, không hứng thú, 
không chịu khó tập luyện, tập luyện trên lớp thì chưa có sự ham mê, chưa kiên 
trì khắc phục khó khăn nên gây không ít khó khăn trong công tác giảng dạy và 
huấn luyện.
 Cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ phục vụ cho tập luyện còn thiếu, chưa đạt 
kĩ thuật, việc tổ chức giảng dạy môn thể dục chủ yếu được tiến hành trên sân 
trường, đầu tư cho tập luyện chi phí thấp. Trong phân phối chương trình thường 
1 tiết Thể dục ghép từ 02 nội dung trở lên.
 2. Thuận lợi:
 Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo và tạo mọi điều kiện 
thuận lợi để phong trào thể dục thể thao trong nhà trường đạt kết quả cao. Chạy 
bền là môn thể thao có ưu thế của trường THCS Nguyễn Lân, nhiều em có năng 
khiếu của nên chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo tới việc tập luyện chạy 
bền của con em mình. Họ coi trọng môn thể dục cũng như những môn văn hoá 
khác.
 Hàng năm Ban giám hiệu thành lập ban chỉ đạo hội thi thể dục thể thao. 
Và tổ chức hoạt động thể dục thể thao trong những ngày lễ lớn để giao lưu với 
các đơn vị bạn thuận lợi cho việc phát hiện năng khiếu của các em học sinh.
 Trường có đội ngũ giáo viên được đào tạo chính quy, về chuyên môn đủ 
có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn giỏi và có năng lực để huấn 5
 Bảng 2: Kết quả số liệu tuyển chọn đội tuyển môn chạy nhanh 
 Năm 2020 - 2021
 Nam Kỹ 
STT Họ và tên Lớp Cự ly Thành tích(s)
 (Nữ) thuật
 Nguyễn Trọng Tùng 12”9
 1 8A1 Nam 100m Tốt
 Anh
 2 Dương Văn Tuấn 8A1 Nam 100m Tốt 13”00
 3 Nguyễn Tuấn Hùng 8A1 Nam 100m Tốt 12”9
 4 Trần Minh Đức 8A1 Nam 100m Tốt 13”5
 5 Nguyễn Minh Nghĩa 7A4 Nam 100m Khá 13”9
 6 Nguyễn Văn Toàn 7A4 Nam 100m Tốt 13”8
 Nguyễn Phương 15”5
 7 8A1 Nữ 100m Khá
 Nguyên
 Nguyễn Thị Hồng 15”6
 8 8A3 Nữ 100m Khá
 Hạnh
 9 Thiều Hà Uyên 8A1 Nữ 100m Khá 15”7
 10 Hoàng Anh Thư 8A1 Nữ 100m Khá 15”9
 11 Triệu Hà Linh 7A1 Nữ 100m Khá 15”9
 12 Triệu Đan Lê 7A2 Nữ 100m Khá 15”8
 Dựa vào kết quả trên tôi tham mưu cùng ban giám hiệu nhà trường mua 
sắm dụng cụ, trang phục, chuẩn bị sân bãi để “ Huấn luyện học sinh giỏi môn 
chạy nhanh ”.
 2. Phương pháp huấn luyện 
 Huấn luyện là một phương pháp giảng dạy, hướng dẫn thực hành do Giáo 
viên chỉ đạo mà trong đó việc luyện tập của học sinh được thực hiện. Tóm lại 
huấn luyện thể thao là một quá trình sư phạm nhằm hoàn thiện năng lực thể 
thao cho học sinh. Các nhiệm vụ chính của huấn luyệm thể thao được xác định 
trên cơ sở của các yêu cầu được đặt ra từ quá trình huấn luyện. Đó là các nhiệm 
vụ:
 - Giáo dục các phẩm chất tâm lý
 - Chuẩn bị thể lực
 - Chuẩn bị kỹ thuật và năng lực phối hợp vận động
 - Phát triển trí tuệ
 Muốn giải quyết tốt các nhiệm vụ nêu trên, phải sử dụng tốt các phương 
tiện huấn luyện thể thao là:
 - Các bài tập thể chất
 - Các phương tiện tâm lý
 - Các biện pháp vệ sinh
 - Các yếu tố lành mạnh của thiên nhiên.
 Trong huấn luyện thể thao, đặc biệt là sức bền, phải chú trọng đến lượng 
vận động, nó bao gồm ba bộ phận cơ bản, gắn bó với nhau một cách chặt chẽ: 7
năng lượng bị căng thẳng, tạo nên quá trình trao đổi thiếu ôxy trong khoảng thời 
gian nhất định.
 * Phương pháp ngẫu hứng:
 Tốc độ vận động thay đổi theo hứng thú riêng của học sinh. Phương pháp 
này được sử dụng trong môi trường tự nhiên.
 2.2. Phương pháp dãn cách:
 Là phương pháp tập luyện mà trong đó có sự luân phiên một cách hệ 
thống giữa các giai đoạn vận động ngắn, trung bình và dài với các quãng nghỉ 
ngắn, không dẫn đến sự hồi phục đầy đủ. Tốc độ vận động và thời gian nghỉ 
được xác định trên cơ sở nhiệm vụ tập luyện.
 2.3. Phương pháp lặp lại:
 Được vận dụng trong huấn luyện phát triển sức nhanh là lặp lại từng phần 
của các yêu cầu thi đấu chuyên môn. Yếu tố chính của lượng vận động và thời 
gian vận động.
 Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện phát triển sức nhanh, Giáo viên 
cần phải căn cứ vào điều kiện thực tế để chọn các đường chạy có các yêu cầu 
khác nhau về kỹ thuật để học sinh tập luyện. Trước khi cho học sinh luyện tập, 
Giáo viên cần nói rõ đặc điểm đường chạy, cự ly chạy, kỹ thuật cần sử dụng, 
thời gian, số lần.
 Giảng dạy và huấn luyện phát triển sức nhanh còn phải giáo dục phẩm 
chất đạo đức, tâm lý, sinh lý, chế độ vệ sinh, tự xoa bóp, tự kiểm tra để phòng và 
sử lý chấn thương, giáo dục phẩm chất ý chí, đạo đức chính là kỷ luật, ý chí 
khắc phục khó khăn, tin tưởng ở chính mình. Từ đó các em kiên trì, dũng cảm 
trong tập luyện, bồi dưỡng phẩm chất ý chí là khâu chủ yếu trong việc chuẩn bị 
về tâm lý cho các em vào kiểm tra và thi đấu. Trong đó điều kiện quan trọng 
nhất là cho học sinh quen với hình thức thi đấu, rèn luyện khả năng không lùi 
bước trước khó khăn, vững về tâm lý trong lúc căng thẳng nhất. Mặt khác, ta cần 
phải đặt ra mục đích cho từng giờ học, buổi tập. Những buổi tập ấy, sự tương 
quan giữa lượng vận động với khả năng từng học sinh, Giáo viên cần ghi rõ nội 
dung kế hoạch của từng ngày, ghi rõ thành tích của từng nhóm ( sức khoẻ) học 
sinh, để nắm được thể lực của từng nhóm mà áp dụng bài tập cho phù hợp.
 Hình thức tổ chức trong giờ tập, buổi tập luyện với môn chạy nhanh là 
các giờ tập theo lớp hoặc các buổi tập huấn luyện đội tuyển. Bắt đầu bằng tập 
nhẹ nhàng rồi tăng dần, sau đó thực hiện với nội dung chính, phần cuối buổi tập 
giảm nhẹ với các bài tập thả lỏng, hồi tĩnh.
 Phân tích các chỉ tiêu và lượng vận động nên tiến hành trong các buổi tập 
đầu tiên. Giáo viên phải xác định lượng vận động đó có phù hợp với học sinh 
hay không, phản ứng của cơ thể và sự phục hồi thể lực của học sinh như thế 
nào? việc nắm kỹ thuật, phẩm chất ý chí của học sinh ra sao? Trong mọi trường 
hợp cần xác định mọi chỉ tiêu ở mức độ bình thường, không chịu ảnh hưởng của 
lượng vận động lớn. Sau thời gian dài luyện tập chỉ tiêu ở mức trung bình có thể 
thay đổi. Đối với học sinh THCS muốn có sức khoẻ tốt và nâng cao thành tích 9
 - Tập chạy trên đường vòng có bán kính lớn nhỏ.
 - Chạy tăng tốc độ từ đường thẳng vào đường vòng và từ đường vòng ra 
đường thẳng.
 - Chạy 200m, 400m với tốc độ trung bình.
 Trong quá trình tập luyện giáo viên hướng dẫn học sinh khi chạy trên 
đường vòng phải nghiêng thân về phía đường vòng. Khi chạy từ đường vòng ra 
đường thẳng cần lưu ý học sinh chayj thoải mái với biên độ rộng đồng thời vẫn 
duy trì được tốc độ đã có.
 Sau khi học sinh đã biết cách chạy đúng và thoải mái cả trên đường thẳng 
lẫn đường vòng thì cần chuyển sang dạy kỹ thuật xuất phát.
 Nhiệm vụ 4: Dạy xuất phát cao và tăng tốc độ thông qua các biện pháp 
sau:
 - Phân tích, làm mẫu kỹ thuật xuất phát cao.
 - Tập xuất phát cao và chạy sau xuất phát 50m.
 - Tập xuất phát cao ở đầu đường vòng và chạy sau xuất phát 50m.
 Khi dạy xuất phát cao cần tiến hành theo nhóm và cần chú ý đến tư thế 
“vào chỗ” của vận động viên. Ở những lần xuất phát đầu tiên không nên yêu 
cầu học sinh thực hiện với tốc độ nhanh nhất để giúp các em xây dựng được 
định hình đúng. Sau khi học sinh nắm vững kỹ thuật xuất phát cần áp dụng hình 
thức chạy tiếp sức có xuất phát cao vào cuối buổi tập để nâng cao tính hưng 
phấn trong tập luyện.
 Nhiệm vụ 5: Hoàn thiện kỹ thuật chạy nhanh thông qua các biện pháp 
sau:
 - Chạy biến tốc, chạy lặp lại ở các cự ly từ 200m đến 2000m với yêu cầu 
thời gian và tốc độ.
 - Chạy 200m, 400m xuất phát cao có yêu cầu tốc độ. 
 - Chạy trên cư ly chính với yêu cầu tốc độ.
 - Tập như thi đấu và đánh giá kết quả.
 Trong quá trình tập luyện giáo viên quan sát để sớm phát hiện ra những sai 
lầm thường mắc về kỹ thuật như: Chân đạp sau không hết, chống trước bằng cả 
bàn chân, không phối hợp được đánh tay, thân trên ngửa ra sau nhiều, trọng tâm 
cơ thể thấp, chạy chuyển từ đường thẳng vào đường vòng và từ đường vòng ra 
đường thẳng đột ngột, giật cục để sớm đưa ra nhưng biện pháp và cách thức 
sửa sai phù hợp.
 Việc tiếp thu kỹ thuật chạy ở một mức độ nào đó còn phụ thuộc vào trình 
độ thể lực chuyên môn. Vì vậy tập luyện để phát triển các tố chất thể lực sẽ góp 
phần hoàn thiện kỹ thuật và nâng cao năng lực phối hợp giữa dùng sức và thả 
lỏng các cơ tham gia trong quá trình chạy.
 3.2. Huấn luyện phát triển tố chất sức bền bằng một số bài tập
 Trong huấn luyện học sinh chạy nhanh, sức nhanh chung và sức nhanh 
chuyên môn đóng vai trò quan trọng. Trình độ phát triển sức nhanh chung ở mức 
cao là cơ sở để hoàn thiện sức nhanh chuyên môn và cho phép người chạy thi 
đấu có kết quả trên những cự ly dài hơn.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_huan_luyen_hoc_sinh_gioi_m.doc