Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Anh THCS

doc 15 trang sklop6 16/07/2024 910
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Anh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Anh THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Anh THCS
 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Hữu Lượng 
 Phần I: mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
 Việc học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Anh nói riêng là rất khó. 
Đặc biệt là học sinh phổ thông lại càng khó hơn vì chúng mới được tiếp xúc 
với ngoại ngữ lần đầu tiên, trong khi ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ ( tiếng Việt ) lại 
chưa được thành thạo lắm. Vì vậy làm thế nào để học sinh hiểu được và học 
được ngoại ngữ là một điều rất khó.
 Nói đến việc đó là nói đến phương pháp dạy và học như thế nào. Từ 
lâu ngành giáo dục đào tạo đã đề ra chiến lược đổi mới phương pháp dạy học 
trong các trường phổ thông. Đã có nhiều đề tài nói đến việc đổi mới phương 
pháp dạy học và đã được in trên nhiều sách báo và các phương tiện thông tin 
đại chúng khác. Nhưng có rất ít các đề tài nói đến phương pháp hướng dẫn 
họch sinh làm thế nào để học cho tốt.
 Muốn có trò giỏi không những thầy phải có phương pháp dạy giỏi mà 
học sinh cũng phải có phương pháp học tập tốt. Bởi lẽ người giáo viên đứng 
trên bục giảng có phương pháp dạy học giỏi thì học sinh sẽ hiểu bài mới 
ngay trên lớp một cách dễ dàng. Nhưng đó mới chỉ là điểm xuất phát của học 
sinh. Muốn có kiến thức mở rộng thì học sinh phải có phương pháp học phù 
hợp với đặc thù từng bộ môn.
 Chính vì vậy trong phạm vi này tôi chỉ nêu ra “Phương pháp giúp học 
sinh học tốt môn tiếng Anh THCS ” áp dụng chủ yếu cho học sinh phổ thông 
để các em thấy việc học ngoại ngữ là không khó lắm. Từ đó sẽ có lòng ham 
mê học ngoại ngữ hơn, xác định đúng động cơ học ngoại ngữ, duy trì động 
cơ đó ở cường độ mạnh. Hơn nữa các em xoá bỏ được tính tự ti, xấu hổ thay 
vào đó là lòng tự tin mạnh dạn khi học ngoại ngữ.
 1 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Hữu Lượng 
 Phần II: Nội dung của đề tài
A. Nội dung
1. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài:
 Xuất phát từ bản chất của quá trình dạy học ở THCS và xu hướng dạy 
học hiện đại là nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của con người trên cơ 
sở tự giác, tự do khám phá các tri thức dưới sự tổ chức, quản lý hướng dẫn 
của GV. Yêu cầu đòi hỏi GV phải là người thiết kế các tình huống để học 
sinh tự khai thác, tự chiếm lĩnh và kiến tạo kiến thức, tạo điều kiện cho người 
học có thể “suy nghĩ nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn và có trách nhiệm với 
nhiệm vụ học tập của mình”.
 Dạy học không chỉ nhằm cung cấp cho học sinh một khối lượng tri 
thức lý thuyết do nội dung chương trình SGK đã quy định, mà phải cung cấp 
cho học sinh các phương pháp, phương hướng học tập thích hợp nhằm giúp 
cho học sinh độc lập để phát triển tư duy khoa học, rèn được trí thông minh, 
óc sáng tạo, suy nghĩ linh hoạt, phản xạ nhanh nhạy kịp thời. Đó là những 
phẩm chất trí tuệ của con người lao động mới theo đúng mục tiêu đào tạo của 
nhà trường, của cấp học.
 Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi GV phải lựa chọn các phương 
pháp giảng dạy thích hợp để học sinh phát huy, sử dụng các phương pháp 
một cách hiệu quả. Đây là con đường bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo có 
hiệu quả, đồng thời cũng là cách rèn luyện phương pháp nhận thức tích cực 
cho học sinh.
 Theophương pháp “ giao tiếp ” đang thịnh hành ở các trường, lớp 
ngoại ngữ ngày nay, người ta chú trọng đến việc khuyến khích học trò nói 
lên được bằng ngoại ngữ, nghe hiểu được ý chính của đoạn văn. Các lỗi sai 
về ngữ điệu, phát âm, về nội dung tình tiết của bài nghe được coi là “ chuyện 
vặt ”, chưa cần sửa lỗi ngay tức thời để tránh làm học trò mất hứng sinh ra 
 3 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Hữu Lượng 
từng nội dung sao cho phù hợp để học sinh dễ hiểu, dễ vận dụng vào thực tế, 
bên cạnh đó còn tổ chức các hoạt động để học sinh có thời gian nghiên cứu 
SGK, trả lời câu hỏi, tìm kiến thức, đặc biệt các giáo viên cần học tập, đúc 
rút được các mặt tích cực của phương pháp dạy học truyền thống, tăng 
cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.
2. Đối tượng phục vụ cho quy trình nghiên cứu của đề tài là: 
 Học sinh các khối lớp trường THCS Bồ Lý
3. Nội dung nghiên cứu
 3.1 Hướng dẫn học sinh học ngữ âm:
 Làm thế nào để phát âm đúng từng âm một của Tiếng Anh? Đối với 
học sinh phổ thông học tiếng Anh có thể luyện theo cuồn “ Ship or sheep ” 
của tác giả Enbeycer đại học Camberga.. Sách có 3 băng cátset đi kèm, 
luyện từng âm, từng phụ âm, trọng âm và ngữ điệu qua các bài tập và hoạt 
động lý thú., có 49 bài, nội dung gọn nhẹ. Mở đầu mỗi bài là hình vẽ thể 
hiện cách đặt lưỡi, há miệng và diễn giải ngắn gọn, dễ hiểu quá trình cấu 
âm. Tiếp đó là các phần luyện nghe và đọc theo, luyện theo bài đối thoại, 
thực hành hội thoại, luyên trọng âm, ngữ điệu. Hàng ngày trước khi đi ngủ, 
hãy dành 15 phút để tìm hiểu một bài. Tiếp đó lên giường đi nằm, bật cat set 
ở chế độ tua đi tua lại để nghe và đọc theo trong vòng 30 phút rồi ngủ thiếp 
đi. Sáng hôm sau, hãy làm sao để trước khi thức giấc hẳn được nghe băng lại 
khoảng 30 phút nội dung đã họ tối hôm trước ( có thể hẹn giờ cho máy hoặc 
nhờ người nhà bật hộ ). Cứ như thế trong vòng một tháng rưỡi, bạn sẽ luyện 
được toàn bộ nguyên âm và phụ âm của tiếng Anh cùng những điều quan 
trọng nhất về trọng âm và ngữ điệu. Các thí nghiệm cho thấy rằng hiệu quả 
của cách học khi ngủ kiểu như trên gấp 6 –7 lần cách học thông thường.
 Nhiều em học sinh phổ thông thường chỉ tập đọc theo giáo viên trong 
giờ lên lớp còn về nhà không luyện tập đọc thêm. Phải từ bỏ ngay thói quen “ 
lười vận động lưỡi miệng ”. Mỗi ngày hãy tập đọc các từ riêng rẽ và bài văn, 
 5 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Hữu Lượng 
 Để nói được tiếng nước ngoài, xét về mặt giọng điệu phải có điều kiện 
thường xuyên tiếp xúc và trò chuyện với người nước ngoài, bản sứ trong các 
hoàn cảnh tự nhiên hàng ngày. Điều này thì học sinh khó có thể thực hiện 
được.
 3.2. Hướng dẫn học sinh học từ ngữ:
 Làm thế nào để học từ nhớ được lâu? Có vài phương pháp sau đây:
 - Sau mỗi bài học hãy chép ra giấy nhứng từ hoặc cụm từ cần học ở cột 
trái và nghĩa của chúng sang tiếng Việt ở cột phải. Hàng ngày trước khi đi 
học hoặc khi đi học về , hãy xem lại tờ ghi từ mới đó một lượt và cố gắng 
nhập tâm. Trên đường đến trường hoặc đi về nhà hãy nhẩm lại những điều 
đã xem trước đó, cố tái hiện trong óc càng nhiều càng tốt. Chỉ khi nào bí quá 
thì mới nhìn lại tờ giấy đó.
 - Đúc vào túi tờ giấy ghi từ mới và giở từ ra xem mỗi khi rỗi rãi ( chờ 
cơm, chờ xe, nghỉ giữa giờ,...). Việc này phải tạo thành thói quen thường 
xuyên, nếu không sẽ sao nhãng ngay, kết quả nhớ từ sẽ không cao.
 - Viết các từ và cụm từ cũng như cáu trúc ra mảnh giấy nhỏ sau đó có 
thể dán lên bất cứ chỗ nào dễ nhìn thấy nhất có thể ( Trên TV, cửa ra vào, 
góc học tập, chỗ nấu bếp,.....) làm như vậy ta sẽ được nhìn thấy chúng hàng 
ngày, do vậy sẽ khắc sâu hơn.
 - Đừng lên học từ riêng rẽ và ghi riêng rẽ. Trong tờ giấy ghi nếu không 
ghi được tất cả, thì chí ít cũng được 1/3 số từ , hãy ghi theo tư thế kết hợp các 
từ khác, tức là trong cum từ, trong câu,.. 
 VD: Từ “ Job ” ta không chỉ ghi mỗi nghĩa là công “ việc ”, “ việc 
làm” mà nê ghi thêm cả tổ hợp từ hoặc câu có từ đó:
 + Job application: Đơn xin việc
 + What’s his job? : Anh ta làm nghề gì ?
 7 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Hữu Lượng 
 3.3. Hướng dẫn cách học ngữ pháp:
 Ngữ pháp là quy tắc khô khan nhưng ta cần phải nắm vững. Để củng 
cố ngữ pháp ta nên hệ thống hoá từng hiện tượng, vấn đề, phạm trù. Có thể 
tìm đọc các sách ngữ pháp thực hành. Chúng cho ta bài, biểu, bảng hệ thống 
hoá có sẵn. Kiểu này thì tương đối tiện, nhưng để hiệu quả được tốt hơn, ta 
nên tự mình tóm tắt những điều đã học rải rác trong nhiều bài, trong nhièu nă 
học, theo kiểu đề cương. Khi tự tóm tắt nên tham khảo các sách ngữ pháp và 
tổng hợp lại theo dạng riêng của mình. Những điều tự mình tổng hợp được 
bằng trí óc sẽ giúp cho việc ghi nhớ lâu hơn. Một cách khác là làm bài tập 
ngữ pháp. Hiện nay các sách bài tập ngoại ngữ có rất nhiều , nhiều chủng 
loại, cho đủ các trình độ. Hãy chọn lấy một cuốn phù hợp với mình. Mỗi 
tuần làm được một hoặc hai bài là tốt.
 3.4. Hướng dẫn học sinh tổng hợp:
 Để củng cố và mở rộng hiểu biết, nâng cao kỹ năng , kỹ sảo về các 
phương diện của ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng cùng một lúc, tức 
là học tổng hợp, ta có một vài phương pháp sau:
 Trước hết là dịch, chia tờ giấy thành hai cột. Hãy dịch thật sát bài khoá 
bằng tiếng Anh sang tiếng Việt và viết ở cột trái. Sau đó không nhìn vào 
nguyên bản bài khoá tiếng Anh , hãy dịch bài dịch tiếng Việt ở cột trái sang 
tiếng Anh, viết vào cột phải. Cuối cùng, đối chiếu bài dịch của mình với 
nguyên bản bằng tiếng Anh. Phương pháp này vừa giúp ta ôn được từ, vừa 
luyện được ngữ pháp, cách diễn đạt. Như vậy là cửng cố được bài đã học.
 Để mở rộng, có thể tập dịch các đoạn văn ngắn, các mẩu chuyên vui 
bằng tiếng Anh trong sách song ngữ. Sau đó đối chiếu, kiểm tra bài dịch của 
mình với bài đã cho trong sách. Cũng có thể dịch một đoạn quảng cáo , một 
mẩu tin mới,.....Sau đó nhờ người khác hoặc thầy cô giáo kiểm tra, góp ý.
 Một cách khác là viết nhật ký, trao đổi thư từ. Mỗi ngày bạn hãy ghi 
nhật ký bằng ngoại ngữ. Lúc đầu khi chưa quen chỉ cần 3 - 4 dòng. Sau đó 
 9 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Hữu Lượng 
 Việc này nếu tra từ điển song ngữ ta biết ngay nghĩa của chúng. 
Nhưng chính việc tra như trên tuy mất thời gian, nhưng mang lại cho ta 
những điều bổ ích. Nó giúp cho ta khắc sâu hơn, hiểu rộng hơn về từ, ngữ. 
4. Kết quả đạt được:
 Qua quá trình áp dụng một số các phương pháp kể trên, học sinh ham 
 học hơn, biết cách học bài và làm bài hiệu quả. Học sinh đã có những tiến 
 bộ rõ rãng kể từ khi cung cấp và hướng dẫn cho học sinh các phương pháp 
 học tập phù hợp. Chất lượng học sinh cũng tăng cao hơn, tuy chưa nhiều .
 Kết quả trước và sau khi áp dụng :
 Số liệu cụ thể
 Kỳ I Kỳ II
 Tỷ lệ/100 em
 Giỏi 03 em 04 em. Tăng 01 em
 Khá 16 em 21 em. Tăng 05 em
 T.Bình 56 em 62 em. Tăng 06 em
 Yếu 15 em 09 em. Giảm 06 em
 Kém 10 em 04 em. Giảm 06 em
5. Giải pháp chính:
 Giáo viên phải chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, phương pháp mỗi khi lên 
lớp. Về nội dung phải chứa đầy sự tò mò và gây hứng thú được cho các em 
khi học.
 Sau mỗi giờ học căng thẳng giáo viên cần phải có những trò chơi hoặc 
những mẩu chuyện vui để làm giảm bớt mệt mỏi cho các em.
 Khi giảng dạy cần có hệ thống kỹ càng các bài tập từ dễ đến khó, từ đơn 
giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng để làm giảm sự chán nản cho học 
sinh đồng thời làm cho học sinh hứng thú hơn khi học.
 11 Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Hữu Lượng 
 Qua quá trình đổi mới phương pháp dạy học và việc vận dụng có hiệu 
 quả sáng kiến mà bản thân nghiên cứu tôi thiết nghĩ chúng ta không nên sử 
 dụng phương pháp đọc – chép mà luôn phát huy theo tinh thần đổi mới. 
 Cung cấp cho học sinh các phương pháp học hay, phù hợp theo từng lứa tuổi
 Qua việc nghiên cứu đề tài giúp cho bản thân tự nâng cao trình độ, tự học 
 và tìm những giải pháp tối ưu trong việc dạy học.
 Qua quá trình nghiên cứu sáng kiến này tôi đã rút ra được rất nhiều điều. 
 Bởi vậy hướng nghiên cứu tiếp theo là:
 Bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn tiếng Anh ở THCS.
4.Những đề xuất – Kiến nghị
* Đối với phòng và GD - ĐT
 Có kế hoạch chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên môn 
 cho đội ngũ giáo viên giảng dạy ngày càng tốt hơn.
 Cung cấp nhiều hơn tài liệu tham khảo cho các bộ môn.
 * Đối với nhà trường
 Phân công giáo viên giảng dạy theo đúng chuyên ngành đào tạo. Giáo 
 viên không phải dạy kiêm nghiệm các môn khác.
 * Với các tổ chức chính quyền địa phương, HĐND và các tổ chức khác.
 Cần quan tâm hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục về cơ sở vật chất cũng 
 như tinh thần.
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_mon.doc