Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học ngoại ngữ

doc 14 trang sklop6 16/07/2024 550
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học ngoại ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học ngoại ngữ

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học ngoại ngữ
 Phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học ngoại ngữ
 PHương pháp gây hứng thú cho học sinh 
 trong giờ học ngoại ngữ
I) Lý do chọn đề tài
 Ngày nay khi nền kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng phát 
triển thì sự giao lưu văn hoá chính trị, xã hội giữa các quốc gia ngày càng 
được mở rộng. Để giao tiếp được với nhau thì đòi hỏi các quốc gia khác 
nhau trên thế giới phải biết sử dụng thành thạo một ngôn ngữ chung ngoài 
tiếng mẹ đẻ của mình. Trong các ngôn ngữ giao tiếp thông dụng trên thế 
giới, Tiếng Anh đang được coi là ngôn ngữ chung phổ biến nhất.
 Từ nhiều năm nay, việc học ngoại ngữ ngày càng được phổ biến rộng 
rãi và môn học này đang trở thành môn học bắt buộc trong các trường học. 
Bởi vậy yêu cầu đặt ra là làm thế nào để giờ dạy đạt chất lượng và hiệu quả 
cao. Yêu cầu này đòi hỏi người giáo viên phải luôn hoàn thiện mình không 
chỉ về trình độ chuyên môn mà cả về phương pháp dạy học và thủ thuật 
dạy học.
 Là một giáo viên Tiếng Anh THCS, tôi luôn trăn trở về cái nghiệp 
“ Làm Thầy” của mình là dạy làm sao cho trò hiểu và phát huy được tính 
tích cực, sáng tạo ở các em. Chính vì vậy tôi thiết nghĩ việc trau rồi phương 
pháp không phải là của riêng ai mà là vấn đề chung cho mọi giáo viên. 
Cùng một vấn đề song người thầy phải làm thế nào để nó đơn giản nhất, dễ 
hiểu nhất khi truyền đạt cho các em, giúp các em hiểu và khắc sâu được vấn 
đề. Trong vô vàn phương pháp dạy học “ hay” của các đồng nghiệp mà tôi 
đã học hỏi. Tôi muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào “ hội 
nghị sáng kiến kinh nghiệm” năm học 2006 – 2007 để làm sao đạt được 
cái đích cuối cùng là sự “hiểu biết”, “ chất lượng” và “ kiến thức” của trò.
 Sáng kiến kinh nghiệm năm 2007 1 Phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học ngoại ngữ
III. Biện pháp thực hiện.
 Trong quá trình học, học sinh sẽ đạt được kết quả cao nếu như các 
em xác định được động cơ học tập của mình . Đối với học sinh THCS , 
động cơ học tập sẽ có được khi các em cảm thấy có hứng thú đối với môn 
học và thấy được sự tiến bộ của mình qua các giờ học.
1. Phương pháp gây hứng thú cho học sinh thông qua đồ dùng trực 
quan.
 Theo quan điểm của tôi tất cả các phương tiện dạy học như băng, đài 
và các phương tiện trực quan như tranh, ảnh, đồ vật thật,  đều có thể gây 
hứng thú cho học sinh trong học tập. Trong đó việc sử dụng đồ dùng trực 
quan là phương pháp gây hứng thú cho học sinh hiệu quả nhất trong giảng 
dạy Ngoại Ngữ vì phương tiện trực quan đóng vai trò quan trọng trong việc 
thiết lập mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ý nghĩa, giúp học sinh liên tưởng 
được ý nghĩa của ngôn ngữ một cách trực tiếp, dễ dàng, dễ khắc sâu mà 
không cần phiên dịch.
 Với các chủ đề gần gũi, sát thực với cuộc sống thường ngày của bộ 
sách giáo khoa Tiếng Anh từ khối 6 đến khối 9, giáo viên có thể giới thiệu 
từ mới hay tính huống thông qua các phương tiện trực quan như hình ảnh 
hay đồ vật thật.
Ví dụ: Khi dạy ( Unit 2 – At school – English 6). Để giới thiệu từ mới:
 a door một cái cửa (ra vào)
 a window một cái cửa sổ
 a board một cái bảng
 a school bag một cái túi sách học sinh
 a pencil một cái bút chì.
 Sáng kiến kinh nghiệm năm 2007 3 Phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học ngoại ngữ
 Giáo viên có thể dùng tranh trong sách hoặc phóng to các bức tranh 
nói về các đồ vật trên lên một tờ giấy to và treo lên bảng nhằm tạo sự chú ý 
của học sinh vào bài học. Sau đó giáo viên đưa ra các câu hỏi để gợi mở 
cho học sinh nói về chủ đề của bài.
GV ?: Em hãy nhìn vào tranh và cho cô biết các vật dụng trong bức tranh 
thường được sử dụng ở đâu? 
 HS: ở nhà.
 Giáo viên giới thiệu chủ đề “ My house” ( nhà của tôi). 
Sau phần mở bài giáo viên có thể sử dụng các bức tranh trên để giới thiệu 
từ mới theo các bước sau:
 - Giáo viên treo tranh lên bảng:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nói về tên của các đồ vật ở trong tranh bằng 
Tiếng Việt. Sau đó giáo viên hướng dẫn cách đọc và viết bằng Tiếng Anh 
tương ứng.
 1. Telephone
 2. Television 
 Sáng kiến kinh nghiệm năm 2007 5 Phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học ngoại ngữ
 Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh gấp sách vở lại, nhìn vào tranh và 
nói về hoạt động của các bạn học sinh trong giờ ra chơi.
 Ví dụ: Picture a - Student says: the girls are skipping
 Picture b - Student says: the boys are talking
 Qua thực tế giảng dạy trên lớp, tôi thấy các giáo cụ trực quan luôn 
làm cho giờ học sôi nổi, đạt hiệu quả cao và gây được hứng thú đối với 
học sinh trong giờ học.
2. Phương pháp khêu gợi trí tò mò và tính ham hiểu biết của học sinh.
 Đối với lứa tuổi học sinh THCS sự tò mò và tính ham hiểu biết của 
các em rất lớn nên các em dễ bị lôi cuốn vào những vấn đề mà chúng 
quan tâm.
 Do vậy, khi biên soạn sách giáo khoa Tiếng Anh từ Khối 6 đến khối 
9 các nhà biên soạn sách hiện hành đã tập trung vào những chủ đề gần gũi, 
sát thực với học sinh, phù hợp với trình độ, tâm lí lứa tuổi, nhu cầu, sở 
thích cũng như vốn sống của các em.
Ví dụ 1: Khi nói đến chủ đề về công việc hàng ngày trong bài 5 – 
Tiếng Anh 6 ( Unit 5 – English 6) có các chủ điểm sau:
 A. My day ( một ngày của tôi)
 B. My routime ( Công việc thường nhật của tôi)
Nói đến chủ đề về đồ ăn và đồ uống có các chủ điểm như:
 - Food and Drink ( Unit 10 – English 6)
 - At the store ( Unit 11 – English 6)
 - Our food ( Unit 12 – English 7)
Nói về chủ đề địa điểm ( places)
 - (A) Our house ( Nhà của tôi)
 Sáng kiến kinh nghiệm năm 2007 7 Phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học ngoại ngữ
 T: Vậy hôm nay chúng ta sẽ nói về chủ đề : “ Thể thao và các trò giải 
trí”.
 Sau đó giáo viên giới thiệu cho học sinh một số từ mới nói về các 
môn thể thao và hướng dẫn cách đọc cho các em.
 Tiếp theo, để lôi cuốn học sinh vào hoạt động thực hành, giáo viên có 
thể làm mẫu.
 T: I play volleyball và hỏi: Which sport do you play?
 ( Tôi chơi bóng chuyền) ( Em chơi môn thể thao nào?)
 Học sinh sẽ dễ dàng hiểu được yêu cầu của giáo viên và thực hành.
 Student 1: I play soccer.
 Student 2: I play badminton, ...
hay khi dạy Unit 6: Part B. It’s time for recess : (English 7)
 Sau khi học xong phần B1 về những hoạt động mà học sinh Việt Nam 
thường làm sau giờ học. ở phần B2 học sinh sẽ được học một bài đọc nói về 
những hoạt động của học sinh Mỹ trong thời gian rãnh rỗi. Để khêu gợi trí 
tò mò của học sinh vào bài học giáo viên có thể hỏi như sau:
 T: Do you know what students in the USA like to do in their free 
time?
( Các em có biết học sinh ở Mỹ thích làm gì vào lúc rỗi không?)
 SS: guess the activities ( đoán hành động)
 T: Now look at the pictures given and compare with your guessing.
 ( bay giờ các em hãy nhìn vào tranh cho sẵn và so sánh với những dự 
đoán của em.)
Chắc chắn học sinh sẽ rất thích thú và tò mò muốn biết các bạn học sinh 
Mỹ thường tham gia hoạt động gì lúc rãnh rỗi.
3. Phương pháp thúc đẩy động cơ học tập của học sinh.
 Như đã nói ở trên, học sinh chỉ có được động cơ học tập khi các em 
cảm thấy hứng thú đối với môn học và thấy được sự tiến bộ của mình. Do 
 Sáng kiến kinh nghiệm năm 2007 9 Phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học ngoại ngữ
mà chơi, chơi mà học”. Tuy nhiên, tuỳ vào từng bài cụ thể mà giáo viên có 
thể chọn ra trò chơi phù hợp với mục đích của bài học.
 1. Trò chơi “ Bingo” được dùng để kiểm tra vốn từ vựng của học 
sinh đồng thời kiểm tra độ nhanh nhạy và kĩ năng nghe của các em.
Ví dụ. Khi dạy phần : “ Numbers” ( Số đếm) trong sách giáo khoa Tiếng 
Anh 6, giáo viên chuẩn bị sẵn một dãy số bất kì không theo thứ tự từ 1 
đến 20.
 Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ một bảng gồm 9 ô vuông và viết vào 
mỗi ô vuông 1 số bất kì nào đó trong nhóm từ 1 đến 20.
 Giáo viên đọc lần lượt các con số trong dãy số mà mình đã chuẩn bị 
sẵn. Học sinh lắng nghe và đánh dấu vào ô con số mà giáo viên vừa đọc. 
Học sinh nào có 3 ô liên tục được đánh dấu thì hô to “ Bingo”. Học sinh 
nào “ Bingo” bảng số của mình trước là người chiến thắng.
2. Trò chơi: “ Jumble words” được dùng để kiểm tra từ vựng.
Ví dụ: Khi dạy xong chủ đề “Food and Drink” trong Tiếng Anh 6. Để 
kiểm tra xem học sinh có thuộc từ vựng và nhanh mắt hay không giáo viên 
có thể viết một số từ bị xáo trộn lên bảng.
 - eronga.
 - awtre
 - riutf
 - ppael
 - iol – kcoigno
 và yêu cầu học sinh xếp lại thành từ có nghĩa
 orange ( quả cam)
 water ( nước)
 fruit ( hoa quả)
 apple ( quả táo)
 Sáng kiến kinh nghiệm năm 2007 11 Phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học ngoại ngữ
5. Trò chơi “ Nought and crosses”
Ví dụ: Trong giờ luyện nói – Unit 3 ( English 8) để thực hành cách nói vê 
vị trí của đò vật, giáo viên cho các em chơi trò chơi “ Nought and crosses” 
(O and X) bằng cách.
- Kẻ 9 ô vuông lên bảng, mỗi ô chứa 1 từ.
 Clock Knives Calendar
 Rice cooker Cup board Stove
 Sink Disk rack Flowers
 Rồi chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 là Nought (o) và nhóm 2 là 
Crosses (x). Hai nhóm lần lượt chọn từ trong ô và đặt câu theo mẫu.
EX. The fruit is in the bowl
 The plate is on the table
Nhóm nào đặt câu đúng sẽ được 1 (o) hoặc 1(x). Nhóm nào có 3(o) hoặc 
3(x) trên một hàng ngang hay chéo trước thì sẽ chiến thắng.
 Trò chơi này có thể áp dụng trong các bài tập trả lời câu hỏi
 Ngoài các trò chơi trên, chúng ta có thể áp dụng các loại trò chơi khác 
như: Lucky numbers, wordsquare, networds, pyramid,  để cho giờ dạy 
thêm sinh động và thu hút được sự chú ý của học sinh.
IV. Kết quả thực hiện
 Sau hai năm thử nghiệm những phương pháp trên đối với khối 6 tôi 
thấy đề tài thực sự mang tính khả thi. Căn cứ vào kết quả học kì I năm học 
2005 – 2006 và năm học 2006 –2007 tôi thấy chất lượng giảng dạy đã 
được tăng lên một cách rõ rệt. Cụ thể là:
* Năm học 2005 – 2006:
 Sáng kiến kinh nghiệm năm 2007 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_gay_hung_thu_cho_hoc_sinh.doc