Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy tiết tấu, ngữ âm, ngữ điệu trong các loại câu tiếng Anh ở trường THPT

doc 14 trang sklop6 14/07/2024 570
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy tiết tấu, ngữ âm, ngữ điệu trong các loại câu tiếng Anh ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy tiết tấu, ngữ âm, ngữ điệu trong các loại câu tiếng Anh ở trường THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy tiết tấu, ngữ âm, ngữ điệu trong các loại câu tiếng Anh ở trường THPT
 Phương pháp dạy tiết tấu, ngữ âm, ngữ điệu trong các loại câu tiếng Anh ở 
 trường THPT
 *************************************************************
 mục lục
 Phần Trang
A. Đặt vấn đề 2
B. Giải quyết vấn đề 4
 1. Trọng âm và ngữ điệu 4
 a. Trọng âm: 4
 a1) Trọng âm từ 4
 a2) Trọng âm câu. 5
 b. Ngữ điệu 6
 2. Phương pháp dạy tiết tấu, ngữ âm, ngữ điệu trong các loại câu 8
ở Tiếng Anh trường THPT.
 a. Phương pháp giảng chung khi dạy tiết tấu, ngữ điệu trong 8
các loại câu tiếng Anh.
 b. Phương pháp dạy tiết tấu, ngữ điệu trong từng loại câu nói 8
cụ thể.
 b1) Câu trần thuật: 8
 b2) Câu nghi vấn: 9
 b3) Câu trả lời: 10
 b4) Câu lựa chọn: 10
 b5) Câu hỏi có từ để hỏi: 11
 b6) Câu hỏi đuôi: 11
C. Kết luận 12
 1. Kết quả nghiên cứu. 12
 2. Bài học kinh nghiệm. 12
 3. Kiến nghị: 13
 1 Phan Thị Hồng Diệu Phương pháp dạy tiết tấu, ngữ âm, ngữ điệu trong các loại câu tiếng Anh ở 
 trường THPT
 *************************************************************
 Ví dụ 1:
 I did that work
 Tôi đã làm công việc ấy.
 (Chính tôi đã làm công việc ấy chứ không phải ai khác).
 (Tôi hoặc nhiều người đã làm công việc ấy, không có sự khẳng định 
do chính mình, bản thân tôi).
 Ví dụ 2:
 His name is Tam
 (Tên anh ấy là Tam).
 Nhưng:
 His name is Tam?
 (Tên anh ấy là Tam phải không?).
 Căn cứ vào tầm quan trọng của Tiết tấu, ngữ âm, ngữ điệu tôi xin 
được nêu phương pháp dạy Tiết tấu, ngữ âm, ngữ điệu trong các loại câu 
tiếng Anh ở trường THPT Yên Lãng để giúp học sinh khắc phục được nhược 
điểm trên.
 3 Phan Thị Hồng Diệu Phương pháp dạy tiết tấu, ngữ âm, ngữ điệu trong các loại câu tiếng Anh ở 
 trường THPT
 *************************************************************
 Ví dụ: disagree/, disa'gri/
 hoặc bicentennial/, baisen'tenial/
 Những từ có hai trọng âm thường có từ 3, 4 âm tiết trở lên. Trọng âm 
phụ cách trọng âm chính một âm tiết.
 a2) Trọng âm câu.
 Trọng âm câu là mức độ nhấn mạnh và được sử dụng khi phát âm các 
từ khác nhau trong một câu và thường gắn liền với ngữ điệu của câu. Nhìn 
chung, trọng âm trong một câu bình thường, thường rơi vào các từ quan trọng 
mang nội dung nghĩa (content words), còn các từ chức năng (function words) 
như giới từ (in, on, at...) hoặc phó từ (quickly, here, very...), mạo từ (a, the, 
an...)... thường không có trọng âm.
 Mỗi câu thường có ít nhất một trọng âm, nhưng đôi khi một câu 
có thể có hai hoặc nhiều trọng âm, tuỳ thuộc vào độ dài của câu hoặc tuỳ 
thuộc vào ý nghĩa mà người nói muốn chuyển tới người nghe. Một câu 
như sau: "What are you doing?" có thể có hai trọng âm, một ở "what" và 
một ở "do". Một câu trả lời ngắn như "Yes, I did" có thể có hai trọng 
âm, một ở "yes" và một ở "did".
 Trọng âm câu không cố định như trọng âm từ.
 Trọng âm câu thay đổi tuỳ theo ngữ cảnh của câu và ý nghĩa của 
người nói muốn chuyển tới người nghe.
 Ví dụ: I bought his new car
 1 2 3 4 5
 Khi ta nhấn mạnh trọng âm vào từ số 1 (I), ta muốn trả lời câu hỏi 
"Who bought his new car?"
 - "I bought it"
 5 Phan Thị Hồng Diệu Phương pháp dạy tiết tấu, ngữ âm, ngữ điệu trong các loại câu tiếng Anh ở 
 trường THPT
 *************************************************************
 - Lên hẹp cao (High Narrow Rise).
 - Lên - xuống (Rise - Fall).
 - Xuống - lên (Fall - Rise).
 - Lên - xuống - lên (Rise - Fall - Rise).
 Thậm chí, người Anh ở úc (Autralia) còn sử dụng tới 13 tiểu ngữ điệu 
khác nhau trong giao tiếp hàng ngày.
 Ta đề cập tới hai loại ngữ điệu chính là "Ngữ điệu lên " (Rising 
Intonation) và "Ngữ điệu xuống" (Falling Intonation).
 Ngữ điệu lên thường sử dụng ý chưa kết thúc và không khẳng định. 
Ngữ điệu xuống thường thể hiện ý kết thúc và khẳng định.
 Tầm quan trọng của ngữ điệu trong tiếng Anh có thể ví như tầm quan 
trọng của thanh điệu trong tiếng Việt. Từ "Ma" sẽ thay đổi nghĩa tuỳ theo 
thanh điệu mà ta sử dụng: Ma - Mà - Má - Mả - Mã - Mạ". Từ "Yes" trong 
tiêng Anh sẽ thay đổi tuỳ theo ngữ điệu mà ta sử dụng:
 Yes (với ngữ điệu xuống) có nghĩa là : ừ, vâng, phải, có...
 Yes (với ngữ điệu lên ) có nghĩa là: gì cơ?, ai đấy?, được chứ?....
 Yes (với ngữ điệu lên - xuống - lên ám chỉ ý mỉa mai, chê bai, nghi 
nghờ... tuỳ theo từng ngữ cảnh và tình huống mà người nói sử dụng)
 Thông thường ta dùng ngữ điệu lên với những câu hỏi trả lời bằng 
"Yes- No", với các phần trong câu liệt kê trước khi kết thúc, với phần đầu của 
câu hỏi lựa chọn, và với những câu trần thuật thông thường khi ta muốn ám 
chỉ để hỏi.
 Ví dụ: "You under stand." (Anh hiểu chứ?)
 7 Phan Thị Hồng Diệu Phương pháp dạy tiết tấu, ngữ âm, ngữ điệu trong các loại câu tiếng Anh ở 
 trường THPT
 *************************************************************
 - Giáo viên tiến hành luyện Tiết tấu, ngữ điệu theo phướng pháp 
chung.
 - Giáo viên dùng nhịp gõ ở các từ "This, Miss", trọng âm của câu, 
động tác tay xuống ở từ "White" - ngữ điệu xuống.
 Ví dụ 2:
 He is a pupil
 - Giáo viên tiến hành tiết tấu, ngữ điệu theo phương pháp chung.
 - Giáo viên dùng nhịp gõ ở từ "He", động tác tay xuống ở từ "pupil".
 Ví dụ 3:
 She usually goes to school in the morning
 - Giáo viên tiến hành luyện tiết tấu, ngữ điệu theo phương pháp chung.
 - Giáo viên dùng nhịp gõ ở từ "She, goes, school", điệu bộ xuống ở từ 
"morning".
 b2) Câu nghi vấn:
 Ví dụ 1:
 Is Dick a student?
 - Giáo viên tiến hành luyện tiết tấu, ngữ điệu theo phương pháp chung.
 - Giáo viên dùng nhịp gõ ở từ "Dick", động tác tay lên ở từ "student".
 Ví dụ 2:
 Can your brother swim?
 - Giáo viên tiến hành luyện tiết tấu, ngữ điệu theo phương pháp chung.
 9 Phan Thị Hồng Diệu Phương pháp dạy tiết tấu, ngữ âm, ngữ điệu trong các loại câu tiếng Anh ở 
 trường THPT
 *************************************************************
 - Giáo viên tiến hành luyện tiết tấu, ngữ điệu theo phương pháp chung.
 - Giáo viên dùng nhịp gõ ở các từ "Are you", động tác tay lên ở từ 
"pupil", động tác tay xuống ở từ "student".
 b5) Câu hỏi có từ để hỏi:
 Ví dụ 1:
 Where's your wife?
 - Giáo viên tiến hành luyện tiết tấu, ngữ điệu theo phương pháp chung.
 - Giáo viên dùng nhịp gõ ở các từ "Where's", động tác tay lên ở từ 
"wife".
 Ví dụ 2:
 Who is this?
 - Giáo viên dùng nhịp gõ ở từ "Who", động tác tay xuống ở từ "this".
 Ví dụ 3:
 When's your birthday?
 - Giáo viên dùng nhịp gõ ở từ "When" , động tác tay xuống ở từ 
"birthday".
 b6) Câu hỏi đuôi:
 Ví dụ 1:
 Daisy doesn't drink coffee, does she?
 - Giáo viên dùng nhịp gõ ở các từ "Daisy, doesn't, coffee", động tác 
tay xuống ở từ "does she".
 Ví dụ 2:
 You are happy, aren't you?
 - Giáo viên dùng nhịp gõ ở các từ "You, happy", động tác tay xuống ở 
từ "aren't you".
 11 Phan Thị Hồng Diệu Phương pháp dạy tiết tấu, ngữ âm, ngữ điệu trong các loại câu tiếng Anh ở 
 trường THPT
 *************************************************************
 3. Kiến nghị:
 Với những kinh nghiệm trên, tôi hy vọng góp phần nhỏ của mình 
trong việc giúp đồng nghiệp và học sinh áp dụng và tiến hành có hiệu quả 
trong công việc dạy học. Thực tế là trong chương trình sách giáo khoa tiếng 
Anh THPT có dạy ngữ điệu, tiết tấu nhưng chỉ có trong phần sách giáo khoa 
tiếng Anh 12, tôi cho rằng đến lớp 12 mới cho các em làm quen, thực hành và 
vận dụng ngữ âm, tiết tấu, ngữ điệu là quá muộn, không phù hợp với đường 
hướng dạy tiếng Anh giao tiếp hiện nay. Từ những mong muốn đó tôi đề xuất 
giáo viên áp dụng dạy ngữ âm, tiết tấu, ngữ điệu từ chương trình lớp 10 
THPT, thậm chí, từ khi học sinh bắt đầu học tiếng Anh. Đây là nguyện vọng 
thực tế và là nhu cầu của giáo viên và học sinh nhằm đưa chất lượng học 
ngoại ngữ lên cao, đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn và chương trình đề ra.
 13 Phan Thị Hồng Diệu

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_tiet_tau_ngu_am_ngu_di.doc