Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học sinh yếu kém môn Tiếng Anh

doc 12 trang sklop6 14/07/2024 1160
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học sinh yếu kém môn Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học sinh yếu kém môn Tiếng Anh

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học sinh yếu kém môn Tiếng Anh
 Phương pháp dạy học sinh yếu kém môn Tiếng Anh
 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH YẾU KÉM CÓ HIỆU QUẢ
 MÔN TIẾNG ANH
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ .
 Xã hội Việt Nam ngày càng phát triển với những công cuộc đổi mới sâu sắc. Song song 
với sự phát triển kinh tế – xã hội ,đổi mới phương pháp dạy học của ngành giáo dục cũng là 
một nhu cầu tất yếu. Công cuộc đổi mới này cần những người có bản lĩnh , có năng lực, chủ 
động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, thích ứng với đời sống xã hội đang từng ngày, từng giờ 
thay đổi.Thực tiễn này làm cho mục tiêu đào tạo của nhà trường phải điều chỉnh kéo theo sự 
thay đổi của nội dung và phương pháp dạy học.
 Nâng cao chất lượng dạy học là một chủ trương của ngành GD&ĐT, là yêu cầu khách 
quan của công cuộc xây dựng đất nước trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 
Đặc biệt bắt đầu từ năm học 2006-2007 toàn ngành giáo dục thực hiện chỉ thị 33/2006 của bộ 
GD&ĐT về “Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và năm 2007-2008 
về “Chống học sinh ngồi nhầm lớp”. Đặc biệt chủ đề của năm học 2009-2010 là “Đổi mới công 
tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”. Vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy học không 
chỉ là nâng cao chất lượng của học sinh khá giỏi mà phải giảm tối đa tỉ lệ học sinh yếu kém, 
giúp các em học sinh yếu kém, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, 
có điều kiện tiếp tục học lên ở các lớp trên. Để trao đổi những kinh nghiệm lẫn nhau trong công 
tác giảng dạy, phụ đạo, hỗ trợ đối với học sinh yếu kém ở trường THCS Sen Thủy, bản thân tôi 
là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường xin đưa ra một số kinh nghiệm 
của tôi về phương pháp dạy học sinh yếu kém để có thể nâng cao chất lượng dạy học. Với 
những lí do trên nên tôi chọn đề tài “Phương pháp dạy học sinh yếu kém môn Tiếng Anh” ở 
trường THCS SenThủy.
 B. NỘI DUNG.
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
 Về đổi mới phương pháp dạy học, nghị quyết 4 của Trung ương Đảng khoá VII đó xỏc 
định “phải khuyến khích tự học”, “áp dụng phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học 
sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. 
 Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII tiếp tục khẳng định “phải đổi mới phương pháp giáo dục 
đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người 
học”
 Môn Tiếng Anh ở trường THCS là hết sức quan trọng nhưng để học sinh có được vốn kiến 
thức phổ thông đại trà, cơ bản thiết thực đầu tiên của bậc THCS, giáo viên phải nổ lực từ bài 
dạy đầu tiên đến suốt quá trình học của học sinh. 
 Người thực hiện: Dương Thị Thu Hương. Giáo viên trường THCS Sen Thuỷ 1 Phương pháp dạy học sinh yếu kém môn Tiếng Anh
III. THỰC TRẠNG 
1.Thực trạng học sinh yếu kém môn Tiếng Anh của trường THCS Sen thuỷ:
 TSHSK6+7 NĂM HỌC 2008-2009
 Yếu Kém
 195 SL % SL %
 62 31,8 02 1,0
2.Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém môn Tiếng Anh:
Qua những năm trực tiếp giảng dạy và tìm hiểu nắm bắt tình hìnhtại trường THCS Sen Thuỷ, 
bản thân tôi nhận thấy rằng:Tình trạng học sinh yếu kém có thể do một số nguyên nhân chủ 
yếu sau đây:
 *Về học sinh:
 - Học sinh không có thời gian để học.
 Trường THCS Sen Thủy là trường thuộc vùng xa Huyện Lệ Thủy,Đời sống kinh tế xã hội 
còn khó khăn, dân trí chưa cao, nhận thức của một bộ phận phụ huynh về việc học còn hạn 
chế. , Đời sống vật chất, tinh thần của một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn chưa theo yêu 
cầu. Và đặc biệt là một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em nên ngoài giờ 
học phải phụ giúp gia đình nhiều công việc do đó thời gian tự học còn hạn chế. Chính vì những 
yếu tố trên nên nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh.
 -Học sinh lười học:
 Đa số học sinh yếu kém là những học sinh cá biệt, ở lớp không chú ý nghe giảng, không 
ghi chép bài,về nhà không xem và những việc cô giao.Đa số những học sinh này thường không 
có động cơ học tập đúng đắn,không có mục đích học tập rõ ràng,luôn tìm cơ hội để trốn học
. -Học sinh bị hỏng kiến thức :
 Kiến thức học sinh hiện nay còn hỏng rất nhiều kiến thức cũ liên quan đến kiến thức mới. 
Đồng thời, ý thức chịu khó học tập và mối quan tâm của phụ huynh thể hiện chưa cao. Do tình 
hình thực tế chung của trường, hiện nay có một số em viết chữ chưa đúng .Đây là một điều 
không thể phủ nhận, với chương trình học tập hiện nay, đặc biệt là môn Tiếng Anh, muốn việc 
học tập có kết quả thì đòi hỏi trước đó học sinh phải có vốn kiến thức nhất định. Tuy nhiên, 
hiện nay rất nhiều học sinh không có được những vốn kiến thức cơ bản, từ đó càng lên các lớp 
lớn hơn, học những kiến thức mới có liên quan đến những kiến thức cũ thì học sinh đó quên 
hết cho nên việc tiếp thu kiến thức mới trở thành điều rất khó khăn đối với các em. Nguyên 
nhân này có thể nói đến một phần lỗi của giáo viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học 
sinh. 
 Người thực hiện: Dương Thị Thu Hương. Giáo viên trường THCS Sen Thuỷ 3 Phương pháp dạy học sinh yếu kém môn Tiếng Anh
-Tổ chức thảo luận nhóm, trao đổi cùng các bạn ở gần nhà để có điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ nhau 
cùng tiến bộ.
 - Ở lớp biết tổ chức nhóm thảo luận trao đổi, giúp đỡ nhau, em khá kèm em yếu để cùng 
nhau giải quyết vấn đề
 2. Giáo viên:
 *Chuẩn bị.
 Đối với giáo viên phải bắt đầu từ khâu soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học...
Trong khi soạn giáo án, ở khâu kiểm tra bài cũ , xây dựng bài mới , hướng dẫn về nhà , giáo 
viên cần phải định rõ câu hỏi nào, kiến thức cơ bản nào, những bài tập nào giành cho đối tượng 
học sinh yếu kém cần trả lời, cần học , cần làm, không nhất thiết bắt học sinh yếu kém phải 
làm hết tất cả các bài tập trong SGK nắm hết cả các kiến thức mở rộng, nâng cao(phải đi từ 
những câu hỏi, những kiến thức và những bài tập nhận biết, đơn giản), cần thiết phải ghi tên 
cụ thể học sinh yếu kém sẽ trả lời câu hỏi, sẽ làm bài tập đó trong giáo án,
- Đối với giáo viên chủ nhiệm phải có sơ đồ bố trí chổ ngồi hợp lí cho họcsinh yếu kém.
 Bố trí chỗ ngồi cho học sinh yếu kém ở những vị trí thuận lợi nhất: ( chính giữa, phía trước, 
gần những học sinh có năng lực học tập khá, giỏi, có uy tín, có ý thức học tập và tinh thần 
trách nhiệm trong việc giúp đỡ bạn bè).
 - Giáo viên cho học sinh chuẩn bị tốt các dụng cụ, thiết bị, kiến thức bài cũ làm nền tảng 
vận dụng tìm ra kiến thức mới.
 - Giáo viên phân bố học sinh khá giỏi nhận nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ, giúp đỡ dạy kèm thêm 
cho học sinh yếu kém và ngồi gần để trong quá trình thảo luận nhóm trao đổi và giúp đỡ lẫn 
nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt, khi gọi một em trong nhóm nên ưu tiên gọi những em học sinh 
yếu kém, đồng thời gợi mở những câu hỏi nhẹ nhàng, khi học sinh đó trả lời được tuyên dương 
em đó và tuyên dương cả nhóm nhằm gây được sự khích lệ học tập của các em đó. Đồng thời, 
thúc đẩy được tính đoàn kết hỗ trợ giúp nhau trong học tập.
 *Các tiết học trên lớp.
 -Tạo được tâm thế cho các em khi vào bài. Luôn quan tâm đến các em bằng những câu 
hỏi nhẹ nhàng, cử chỉ gần gủi.Ví dụ tôi yêu cầu cả lớp mở sách trang 52 chẳng hạn “open your 
book at page fifty-two please!”nhưng tôi lại đi đến bên một học sinh yếu kém lật trang sách 52 
và nói với em “trang này em nhé”.Cứ như thế sau vài lần em ấy đã tự mình học thuộc số đếm 
và luôn chú ý đến câu lệnh của tôi để thực hiện cho tốt.
 -Quan tâm, gần gủi, thương yêu các em không những bằng mà phải hơn những học 
sinh khác.Bởi vì học sinh yếu kém thường cảm thấy mình thua kém bạn bè nên không dám 
bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của mình.Vì thế tôi luôn là người kéo các em xích lại gần mình và gần 
 Người thực hiện: Dương Thị Thu Hương. Giáo viên trường THCS Sen Thuỷ 5 Phương pháp dạy học sinh yếu kém môn Tiếng Anh
 Cần tạo tâm thế chuẩn bị kiểm tra cho tất cả các đối tượng học sinh nhất là tạo thói quen 
cho đối tượng học sinh yếu kém, câu hỏi hay bài tập để kiểm tra dành cho đối tượng học sinh 
yếu kém phải đi từ đơn giản đến nâng cao dần. Trong quá trình kiểm tra bài cũ, nếu học sinh 
yếu kém chưa trả lời được, tôi gợi ý, động viên, trong đánh giá, cho điểm, tôi luôn có thang 
điểm nhẹ hơn .
 + Bước dạy bài mới : 
 Phải huy động được học sinh yếu, kém tham gia vào quá trình học tập như: Thường 
xuyên chú ý đến , giao những nhiệm vụ đơn giản phù hợp với khả năng ( thường là những câu 
hỏi đơn giản nhất đến câu hỏi ở mức độ trung bình), tiếp cận sâu sát để hướng dẫn, gợi ý, tạo 
cơ hội để học sinh trình bày ý kiến, tôi luôn để học sinh trình bày tự nhiên, hết ý kiến , dù đúng 
hoặc sai, cũng phải lắng nghe đầy đủ, tỏ thái độ thân thiện, khích lệ, động viên, gợi mở để học 
sinh trình bày tiếp
( làm như vậy có thể mất thời gian nhưng đó là việc làm hiệu quả, phải tập cho học sinh thói 
quen tự tin, mạnh dạn để nâng dần ý thức cũng như kết quả học tập).
 + Bước thực hành luyện tập:
 Đối với học sinh thuộc diện yếu, kém, việc hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập cũng 
phải khác so với học sinh trung bình trở lên : Tôi phải chọn các bài tập thực hành luyện tập 
giành cho đối tượng này, không ôm đồm về số lượng mà chọn những bài thuộc kiến thức cơ 
bản nhất, hướng dẫn cụ thể về phương pháp thực hành bằng các thao tác : đọc kỹ bài tập, xác 
định yêu cầu của bài tập, xác định kiến thức vận dụng để làm bài tập, cách tiến hành làm từng 
bước, trong quá trình học sinh thực hành, tôi luôn giành nhiều thời gian tiếp cận đối tượng này 
. 
 + Củng cố:
 - Tôi thường củng cố bằng một bài tập đơn giản, làm nhanh và có khoảng 1/2 bài đơn giản 
giành cho các em yếu kém có thể làm được.
 - Hệ thống hóa kiến thức dưới dạng các câu hỏi.
 - Hướng dẫn về nhà: Hướng dẫn cụ thể các em phải học kiến thức gì ,bài tập phải là 
những bài đơn giản ,giao việc phải chuẩn bị cho tiết sau một cách rõ ràng.
 *Đối với các buổi dạy phụ đạo:
 - Ngoài việc kèm cho các em trong từng tiết dạy thì tôi phụ đạo thêm cho các em ngoài giờ 
bằng các buổi học riêng, nhờ vậy tôi có cơ hội để giúp đỡ các em nhiều hơn nữa. Bản thân tôi 
nhận trách nhiệm phụ đạo cho các em học sinh yếu kém khối 7. Trong quá trình phụ đạo, ngoài 
những phương pháp sử dụng ở các buổi học chính khoá đã dược nói ở trên, tôi luôn có những 
việc làm cụ thể sau đây:
 Người thực hiện: Dương Thị Thu Hương. Giáo viên trường THCS Sen Thuỷ 7 Phương pháp dạy học sinh yếu kém môn Tiếng Anh
 Tiết dạy minh hoạ dạy phụ đạo học sinh yếu kém lớp 7
 TIẾT 1: ÔN THÌ HIỆN TẠI ĐƠN
 I.Aims: - Ôn lại kiến thức của thì hiện tại đơn:(5 phút)
 + Các trạng từ năng diễn thường đi kèm.
 + Cấu trúc khẳng định.
 + Cách dùng cơ bản của thì hiện tại đơn.
-Học sinh vận dụng làm được một số bài tập đơn giản.
 II.Stage of teaching.
 1.warm up: -Giáo viên cho học sinh chơi “Slap the board”
 Giáo viên sử dụng 5 trạng từ năng diễn:allways, usually, often, sometimes, never.
 -Giáo viên nói lại cách chơi của trò chơi này, vừa nói bằng Tiếng Anh và vừa nói lại bằng 
tiếng việt.
 -Sau khi chơi Giáo viên nhắc lại nghĩa của các trạng từ năng diễn này.
 2.Model Sentences:(10 phút)
Giáo viên lấy ví dụ: You allways do your homework. (các em luôn luôn làm bài tập)
 Nam usually does his homework.(Nam thường làm bài tập)
 -Giáo viên hỏi : hai câu ở ví dụ dùng ở thì nào ? 
 -Học sinh trả lời: thì hiện tại đơn.
 -Giáo viên hỏi:vì sao em biết động từ dùng ở thì hiện tại đơn?
 -Học sinh trả lời: vì có allways , usually
 -Giáo viên thường xuyên khen ngợi và giải thích, chốt lại cho học sinh.
 Form: Thể khẳng định
 S +V(inf) . (đối với các chủ từ: I, you, we, they, 2tên...)
 S +V(s-es) . (đối với các chủ từ: She,he, it, 1tên...)
 Usage:Diển tả thói quen, hành động lặp đi lặp lại, sự thật, chân lí.
 *Trong câu thường dùng với các trạng từ năng diển:allways, usually, often, sometimes, 
never.
 3.Practice: (20 phút)-Giáo viên cho học sinh làm bài tập dùng đúng thì của động từ.
 -Giáo viên làm mẫu: She allways(play) plays games.
 Người thực hiện: Dương Thị Thu Hương. Giáo viên trường THCS Sen Thuỷ 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_sinh_yeu_kem_mon_t.doc