Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học phần "Cơ học" Vật lý 6

doc 17 trang sklop6 16/04/2024 1210
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học phần "Cơ học" Vật lý 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học phần "Cơ học" Vật lý 6

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học phần "Cơ học" Vật lý 6
 Trường THCS Tụn Đức Thắng Tổ: Lý-Cụng nghệ 
  
 PHềNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 HUYỆN ĐễNG HềA
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN “CƠ HỌC” VẬT Lí 6
 GV: Trần Thị Hồng Phấn
 TỔ : Lý – Cụng Nghệ
 Năm học:Học 2013 - 2014 
 ỏng 6/ 2010
 1
GV : Trần Thị Hồng Phấn Trường THCS Tụn Đức Thắng Tổ: Lý-Cụng nghệ 
  
 I - Phần mở đầu
 1. Lý do chọn chủ đề phương pháp dạy học phần "cơ học" của 
vật lý 6.
 Để cho việc giảng dạy Vật lý ở trường phổ thông có hiệu quả, người giáo 
viên Vật lý không những cần nắm vững kiến thức mà cả phương pháp và lịch sử 
phát triển của môn Vật lý.
 Như vậy vẫn chưa đủ, người giáo viên Vật lý còn cần phải nắm vững lý 
thuyết và việc thực hành giảng dạy Vật lý ở trường phổ thông.
 Do chương trình mới học sinh khối 6 đã được tiếp cận với Vật lý còn nhiều 
bỡ ngỡ với những khái niệm Vật lý lạ lẫm như Lực, Trọng lực, Lực đàn hồi, 
Khối lượng riêng, Trọng lượng riêng... trong khi đó kiến thức toán học của các 
em vẫn còn hạn chế gây ảnh hưởng không ít đến việc dạy học Vật lý.
 Phần "Cơ học" là chương đầu tiên của môn Vật lý giành cho khối 6, phần 
này chỉ gồm những kiến thức liên quan đến những hiện tượng Vật lý đơn giản 
nhất, nó cũng cần sự tư duy, phân tích hiện tượng một cách nhanh nhạy và tính 
toán chính xác trong một số trường hợp cụ thể. Ví dụ như: cần xác định chính 
xác khối lượng riêng của sỏi, sao cho kết quả nó phải phù hợp (có phần tương 
đối) như trong bảng khối lượng riêng của một số chất (cụ thể ở đây là đá). 
 Vì vậy tôi nghiên cứu phương pháp dạy học phần "Cơ học" của môn Vật lý 
6 để tìm ra những giải pháp để học sinh có thể tiếp thu tốt kiến thức Vật lý phần 
"Cơ học" khi học sinh mới làm quen với môn Vật lý ngay từ lớp 6 mà trước đây 
học sinh khối 7 mới được học.
 2. Mục đích nghiên cứu.
 Nhiệm vụ đào tạo của Trường phổ thông là nhiệm vụ chung của tất cả các 
môn học. Nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ chung đó, nhiệm vụ môn Vật lý ở 
Trường phổ thông đã được cụ thể hoá trước hết ở chương trình SGK, các chỉ thị 
hướng dẫn nhiệm vụ năm học và sách hướng dẫn giảng dạy. Tuy nhiên cac stài 
liệu ấy, kể cả nội dung SGK chỉ là những nét lớn, cơ bản. Người giáo viên Vật 
 3
GV : Trần Thị Hồng Phấn Trường THCS Tụn Đức Thắng Tổ: Lý-Cụng nghệ 
  
chọn phương pháp giảng dạy thích hợp nhất để quá trình dạy học mang lại hiệu 
quả cao nhất.
 5. Các phương pháp nghiên cứu.
 - Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu nhưng đối với bộ môn Vật lý có 
những phương pháp cơ bản sau: Quan sát quá trình giảng dạy, nghiên cứu và 
tổng kết rút kinh nghiệm tiên tiến của giáo viên, phân tích bằng lý thuyết, thực 
nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm lại những vấn đề đang được nghiên cứu. 
Những kết luận bổ ích rút ra từ việc nghiên cứu lý luận dạy học chỉ có thể được 
trên cơ sở am hiểu khảo sát tình hình giảng dạy ở Trường phổ thông. Việc quan 
sát các quá trình sư phạm, nghiên cứu kinh nghiệm của giáo viên có thể được 
tiến hành bằng nhiều cách: Dự giờ, thăm lớp, xem kế hoạch giảng dạy, xem vở 
học sinh, trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh ... Việc nghiên cứu khảo sát 
phải được tiến hành với khối lượng khá lớn học sinh, có kiểm tra đối chiếu hẳn 
hoi giữa kết quả giảng dạy theo phương pháp đang được nghiên cứu và phương 
pháp cổ truyền. Như vậy mới có thể có những kết luận đáng tin cậy. Một điều 
đáng chú ý là sự nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm tiên tiến của các trường 
hợp và các giáo viên. Tổng kết kinh nghiệm và một quá trình phức tạp, không 
phải mọi kinh nghiệm đều có thể coi là mẫu mực, có thể tích luỹ được nhiều 
kinh nghiệm mà không rút ra được cái gì có giá trị chung cho các trường nếu 
không biết tổng kết và nâng lên đến mức lý luận.
 Thực nghiệm sư phạm đóng vai trò quyết định trong công tác nghiên cứu
 Về phương pháp giảng dạy nói chung. chính kết quả thực hiện nghiệp vụ sư 
phạm đã cho phép ta rút ra những quy luật dạy học, xác định và chính sách hoá 
nội dung của giáo trình vật lí ở trường phổ thông, xây dựng lên các phương pháp 
và hình thức tổ chứcdạy học vật lí. tất nhiên thực nghiêm sư phạm chỉ có giá trị 
và đáng tin cậy khi nó được tiến hành trên cơ sở lý luận khoa học và kết quả của 
nó được phân tích kỹ lưỡng, được lý thuyết soi sáng.
 Những vấn đề cần được nghiên cứu ở trường phổ thông thì có rất nhiều 
chẳng hạn như: Tư tưởng chủ đạo của phần vật lí phổ thông là gì để có quán triệt 
 5
GV : Trần Thị Hồng Phấn Trường THCS Tụn Đức Thắng Tổ: Lý-Cụng nghệ 
  
vật lý từ lớp 6 với nội dung SGK theo chương trình mới để đáp ứng với sự phát 
triển của đất nước trong thế kỷ 21. Vì vậy hòi hỏi giáo viên dạy vật lý cần có 
một kiến thức chuyên môn vững, luôn luôn học hỏi và luôn cập nhật với những 
tin tức và sự kiện liên quan đến hiện tượng vật lý mà con người đã tìm ra.
 2. Cơ sở lý luận:
 Vật lí học là cơ sở của lý luận phương pháp giảng dạy vật lí, bởi vì trong 
giảng dạy người giáo viên phải nắm vững đặc điểm của tri thức và phương pháp 
vật lí. Dựa trên cơ sở bến vững các tư tưởng triết học Duy vật biện chứng trong 
vật lí học và nắm vững nhận thức luận Mác - Lê Nin thì mới có thể giải quyết tốt 
nhiệm vụ dạy học vật lí ở THCS, giáo viên cần tìm ra con đường ngắn nhất, hợp 
lí nhất để trang bị cho học sinh phổ thông kiến thức về những cơ sở khoa học và 
phương pháp vật lí.
 3. Cơ sở thực tiễn
 đồng thời rèn luyện các em kĩ năng, kỹ xảo ứng dụng sáng tạo những kiến 
thức ấy vào thực tiễn. Như vậy là góp phần trao dồi cho học sinh phương pháp 
và năng lực nhận thức thế giới và cải tạo thế giới theo hướng có lợi cho loài 
người. Nhằm mục đích lấy, không chỉ nội dung mà cả phương pháp giảng dạy 
vật lí ở trường THCS cũng phải có tác dụng giúp học sinh hiểu rõ: Tính chất 
biện chứng của hiện tượng vật lí, khái niệm vật chất và tính chất bất diệt của thế 
giới vật chất vận động.
 Chương 2: Thực trạnh về đề tài nghiờn cứu:
 1. Khỏi quỏt phạm vi: Phạm vi nghiờn cứu đề tài phần cơ học vật lý lớp 6
 2. Thực trạng của đề tài :
 Chương trình Vật lý THCS được cấu tạo thành 2 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Lớp 6 và lớp 7.
 Giai đoạn 2: Lớp 8 và lớp 9.
 + ở giai đoạn 1: Tuỳ khả năng tư duy của học sinh còn hạn chế, vốn kiến 
thức toán học chưa nhiều, nên chương trình chỉ đề cập đến những hiện tượng vật 
lý quen thuộc, thường gặp hàng ngày thuộc các lĩnh vực cơ, nhiệt, điện, quang, 
 7
GV : Trần Thị Hồng Phấn Trường THCS Tụn Đức Thắng Tổ: Lý-Cụng nghệ 
  
 - Khối lượng đo bằng cân đơn vị là Kg. Còn trọng lượng đo bằng lực kế, 
đơn vị là Niu tơn (N).
 - Trong điều kiện thông thường khối lượng của vật không thay đổi nhưng 
trọng lượng thì có thể thay đổi chút ít tùy theo vị trí của vật đối với trái đất.
 - ở trái đất một vật có khối lượng là 1Kg thì có trọng lượng được tính tròn 
là 10 N.
 - Biết đo khối lựng của vật bằng cân đòn.
 - Biết cách xác định khối lượng riêng (D) của vật, đơn vị là Kg /m3 và trọng 
lượng riêng (d) của vật, đơn vị là N/m3.
 5. - Biết sử dụng ròng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng để đổi hướng của 
lực hoặc để dùng lục nhỏ thắng được lực lớn.
 Chương 3: Biện phỏp giải quyết chủ yếu để thực hiện đề tài :
 Bài 1, 2: Đo độ dài.
 Cần cho học sinh phân biệt được thế nào là giới hạn đo và đọ chia nhỏ nhất, 
giáo viên lấy một số loại thức như thước kẻ, thước mét để học sinh phân biệt 
(Học sinh hoạt động cá nhân hay theo nhóm).
 ở bài 1, 2 này cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng: "Biết ước lượng gần 
đúng một số đọ dài cần đo và đo độ dài trong một số tình huống thông thường, 
biết tính giá trị trung bình các kết quả đó".
 Một số học sinh kiến thức bị rỗng ở Tiểu học nên giáo viên phải dạy lại 
kiến thức cũ.
 + Dạy lại cách đổi đơn vị đo độ dài, học thuộc dãy sau:
 Km; hm; dam; m; dm; cm; mm.
 1 Km = 1000 m 1 Km = 10000 dm 1 m = 10 dm.
 1 Km =10 hm 1 Km = 100.000 cm 1 m = 100 cm.
 1 Km = 10 dam 1 Km = 1000.000 mm 1 m = 1000 mm.
 + Hướng dẫn học sinh các tính giá trị trung bình.
 Ví dụ: Đo lần 1: l1 = 9 cm.
 Đo lần 2: l2 = 7 cm.
 9
GV : Trần Thị Hồng Phấn Trường THCS Tụn Đức Thắng Tổ: Lý-Cụng nghệ 
  
 Giáo viên hướng dẫn lại cách đổi đơn vị đo khối lượng, yêu cầu học sinh 
học thuộc dãy sau:
 1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1.000 kg = 10.000 hg = 100.000 dag = 1.000.000 g
 1 kg = 10 hg = 100 dag = 1.000 g v.v...
 1
 1 mg = –––––– g ; 1 g = 1.000 mg
 1.000
 Lưu ý học sinh 1 héc tô gam còn gọi là 1 lạng
 1 hg (1lạng) = 100g
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh giải thích được ý nghĩa của biển báo giao 
thông (5 t - trên thực tế biển báo giao thông ký hiệu là 5 T).
 Bài 6: Lực - Hai lực cân bằng.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm các ví dụ về lực đẩy, lực kéo, lực hút và 
chỉ ra được ra phương và chiều của các lực đó. Giáo viên cho học sinh hiểu về 
hai lực cân bằng. Hướng dẫn học sinh sử dụng đúng các thuật ngữ: Lực đẩy, lực 
kéo, phương, chiều, lực cân bằng.
 ở bài này giáo viên nên lấy nhiều ví dụ thực tế gần gũi với học sinh.
 Ví dụ 1: Em bé kéo con trâu, nhưng con trâu không đi. Vậy là em bé đã tác 
dụng một lực vào con trâu thông qua sợi dây và con trâu cũng tác dụng một lực 
kéo vào em bé thông qua sợi dây. Khi em bé không kéo được con trâu đi, em bé 
và con trâu vẫn đứng ở hai vị trí ban đầu. Vậy hai lực kéo đó có cường độ bằng 
nhau gọi là hai lực cân bằng, hai lực kéo có phương ngang, có chiều ngược 
nhau.
 Ví dụ 2: Thuyền buồm chạy trên biển, gió đã tác dụng vào buồm một lực 
kéo.
 Ví dụ 3: Đầu tàu tác dụng vào toa tàu một lực kéo.
 Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác đụng của lực.
 11
GV : Trần Thị Hồng Phấn Trường THCS Tụn Đức Thắng Tổ: Lý-Cụng nghệ 
  
 Bài 9: Lực đàn hồi.
 - ở bài giáo viên cho học sinh nhận biết thế nào là biến dạng đàn hồi của 
một lò xo. nêu được đặc của lực đàn hồi, nêu được sự phụ thuộc của lực đàn hồi 
vào độ biến dạng của lò xo. Giáo viên dùng mồ hình trực quan: lò xo thật, cho 
học sinh quan sát và làm thí nghiệm với lò xo theo SGK, phân tích rõ về lực đàn 
hồi, trong lực của vật thì hướng về trái đất còn lực đàn hồi lò xo có xu hướng 
kéo lò xo về trạng thái ban đầu, hai lực này cùng phương nhưng ngược chiều.
 Theo hình vẽ sau: (hình a) thì lực đàn hồi (F), trọng lực (P)
 + Cùng phương thẳng đứng.
 + Chiều lực đàn hồi từ dưới lên trên.
 + Chiều trọng lực từ trên xuống dưới.
 hai lực này có độ lớn (2 lực cân bằng)
 khi lò xo đứng yên.
Theo hình b thì trọng lực tăng thì lực đàn hồi tăng. Cường độlực đàn hồi tỷ lệ 
thuận với độ biến dạng của lò xo.
 Bài 10: Lực kế, phép đo lực, trọng lượng và khối lượng.
 ở bài này giáo viên cho học sinh nhận biết được cấu tạo của một lực kế, sử 
dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật 
để tính trọng lượng của vật (biết khối lượng của nó), sử dụng được lực kế để đo 
lực.
 - Giáo viên cho học sinh quan sát lực kế theo nhóm để tự tìm ra cấu tạo lực 
kế, giáo viên hướng dẫn học sinh cách xác định GHĐ và ĐCNN của từng lực kế, 
giáo viên hướng dẫn học sinh cách áp dụng công thức P = 10 m.
 Trong đó P là trọng lượng có đơn vị là (N).
 m là khối lượng có đơn vị là (kg).
 Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng lực kế (cần thẳng đứng), đọc kết quả 
chính xác (đặt mắt vuông góc với vạch chia trên lực kế).
 Giáo viên cho học sinh đo lực theo nhóm hay cá nhân (đo trọng lượng của 
quyển sách giáo khoa vật lí 6... hay quả nặn bằng sắt).
 13
GV : Trần Thị Hồng Phấn

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_phan_co_hoc_vat_ly.doc