Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh THCS qua tiết Project

docx 15 trang sklop6 14/07/2024 1300
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh THCS qua tiết Project", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh THCS qua tiết Project

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh THCS qua tiết Project
 PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC
 TRƯỜNG THCS ĐẠI TỰ
 --------&--------
 CHUYÊN ĐỀ
 “PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH
CHO HỌC SINH THCS QUA TIẾT PROJECT”
 Thực hiện: Nhóm Tiếng Anh
 Tổ chuyên môn: KHXH
 Trường THCS ĐẠI TỰ
 Huyện Yên Lạc – Tỉnh Vĩnh Phúc
 Đại Tự, tháng 12 năm 2020
 -0- -Tìm hiểu xem việc áp dụng các bài tập lớn đối với việc phát triển kỹ năng nói 
Tiếng Anh đối với học sinh bậc THCS có hiệu quả ở mức độ nào.
 - Trên cơ sở đó rút ra những lưu ý khi áp dụng đường hướng dạy và học qua các bài 
tập lớn cho giáo viên cũng như học sinh.
 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 - Đối tượng nghiên cứu: học sinh khối 6, 7, 8, 9 trường THCS Đại Tự
 - Thời gian: năm học 2020-2021
 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Với mục đích đề ra cho nghiên cứu này là tìm thái độ của các em đối với việc học 
tập qua các bài tập dự án/ bài tập lớn như thế nào và việc học tiếng Anh thông qua các 
bài tập lớn để nâng cao khả năng nói tiếng Anh trong các nhóm nhỏ có hiệu quả hay 
không như đã nêu trên chúng tôi lựa chọn phương pháp phân tích số liệu (theo từng 
mục tiêu) để giải quyết vấn đề đặt ra của chuyên đề nhằm đạt được mục tiêu tổng quát.
 PHẦN NỘI DUNG 
I. Cơ sở lý luận
1. Phương pháp học tập thông qua dự án/ bài tập lớn (Project-based learning-PBL)
 Có rất nhiều định nghĩa về đường hướng dạy học thông qua dự án/ bài tập lớn. Mỗi 
định nghĩa hướng tới một khía cạnh mà tác giả muốn hướng tới.
 Carter và Thomas (1986, P.196) cho rằng học tập thông qua dự án/ bài tập lớn cần 
ba điều kiện: Có một vấn đề cần giải quyết (venue), có sự tự kiểm soát, điều chỉnh 
giữa các thành viên (inter-disciplined characteristic) và sự tự giác tham gia của người 
học (students’autonomy). Theo các học giả trên để đảm bảo được ba điều kiện trên 
mỗi bài tập lớn phải có những đặc điểm sau:
 - Diễn ra bên ngoài lớp học.
 - Các chủ đề chủ điểm của dự án/ bài tập lớn phải nằm trong chương trình môn học.
 - người học phải tự đặt ra kế hoạch và mục tiêu cần đạt được sau khi hoàn thành dự 
án.
 Theo Moss, D. và Duzer, V.C. (1998) thì phương pháp học thông qua bài tập lớn là 
một đường hướng mang tính hướng dẫn cao. Giáo viên phải tạo tình huống cho người 
học bằng cách nêu ra vấn đề mà học sinh cần giải quyết hoặc đưa ra một mô hình sản 
phẩm mà học sinh cần phải làm được sau khi hoàn thành dự án. Do đó điểm quan 
 -2- - Mối quan hệ tương trợ giữa các thành viên trong nhóm được thiết lập
 - Nội dung và phương pháp tiến hành được giáo viên và học sinh thảo luận do đó 
tăng cường việc lấy người học và việc học làm trung tâm
 - Tạo điều kiện cho học sinh có được sự hỗ trợ từ phía gia đình vào việc học. Do đó 
cha mẹ sẽ hiểu hơn về việc học tập của con mình ở trường.
 - Tao cơ hội cho các em phá vỡ những thói quen học tập theo lối mòn và học tập 
theo một cách sáng tạo hơn
 - Tình huống thực tiễn sẽ giúp các em có sự trải nghiệm, có kiến thức để trình bày 
một cách chính xác và trôi chảy.
 3. Những bất lợi của Project-based learning (PBL)
 Gallacher (2004) cũng đã chỉ ra những bất lợi của đường hướng này, đặc biệt là 
trong lớp học tiếng Anh chủ yếu dụng tiếng mẹ đẻ. Đường hướng dạy và học này cũng 
gặp nhiều trở ngại đối với lớp học có sự khác nhau về trình độ giữa các học sinh.
 Theo nhà nghiên cứu Thomas, (2000), có ba trở ngại lớn khi áp dụng PBL. Hai 
trong ba trở ngại đó có liên quan đến học sinh. Đó là một số học sinh không có khả 
năng làm việc theo nhóm và một số học sinh không có kỹ năng tiến hành các nghiên 
cứu mang tính khoa học như là đưa ra câu hỏi nghiên cứu, tháo gỡ những khó khăn 
trong quá trình thực hiện dự án, phân tích dữ liệu cũng như có những phản biện để bảo 
vệ ý kiến của mình.
 4. Tiến trình để tiến hành Project-based learning (PBL)
 Các bước tiến hành của một dự án được chia làm các giai đoạn khác nhau tùy 
theo từng học giả. Trong bài nghiên cứu này chúng tôi đã chọn tiến trình của Gallacher 
(2004) vì nó gần gũi với thực tế nghiên cứu của chúng tôi. Học giả này đã chia tiến 
trình của PBL thành ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Định hướng và lên kế hoạch
Mục đích của giai đoạn này là giúp học sinh xác định rõ được chủ đề của dự án và phát 
triển một kế hoạch thực hiện. Trong giai đoạn này giáo viên cần giúp học sinh đưa ra 
các câu hỏi cụ thể như:
1. Trong dự án cần giải quyết vấn đề gì, gồm bao nhiêu phần?
2. Dự án sẽ được tiến hành với hình thức như thế nào?
3. Ai sẽ đảm nhận trách nhiệm gì?
4. Thời gian tiến hành cho mỗi phần là bao nhiêu?
 -4- Trong chương trình Tiếng Anh thí điểm (TATĐ) lớp 6, 7, 8, 9 đều có một số phần 
dành cho luyện tập nói: phần Speak, Communication hoặc Project tuy nhiên phần lớn 
là giáo viên (GV) cho nói cá nhân hoặc cặp. GV ít cho thảo luận trong nhóm vì sợ mất 
thời gian, sợ lớp ồn và chỉ có một số em khá giỏi chịu nói.
Học sinh (HS) nói cá nhân mang tính rời rạc, nội dung không sâu. Luyện kỹ năng nói 
chỉ tập trung rèn cho HS nói từng câu trôi chảy. GV mất nhiều thời gian để chờ các em 
nói. Thường phần nói nằm ở giai đoạn gần cuối bài, nói về nội dung bài vừa học hoặc 
ý kiến cá nhân về vấn đề trên nên đôi khi HS khá, trung bình khi chưa hiểu rõ được bài 
học cũng e ngại không dám phát biểu.
 Kiểm tra đánh giá cũng mang tính cá nhân riêng lẽ như: kiểm tra đầu giờ bằng cách 
kiểm tra từ vựng, nhắc lại nội dung bài cũ, trình bày lại mẫu đối thoại đã học, làm 
cho quá trình dạy và học mang nặng tính lý thuyết, và tạo tâm lý căng thẳng cho GV 
và HS.
HS không được rèn luyện kỹ năng nói thường xuyên, không có môi trường luyện 
thuyết trình nên các em sợ khi phải trình bày trước đám đông một vấn đề ở cả Tiếng 
Anh lẫn Tiếng Việt. Từ đó khiến các em sợ học Tiếng Anh nhất là sợ học và kiểm tra 
nói Tiếng Anh.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
1. Giải pháp cụ thể
 Với thực trạng nêu trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp giúp giảng 
dạy bộ sách Tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp đạt kết quả tốt nhất, đồng thời tạo 
môi trường thuận lợi để các em thực hành nói Tiếng anh và thuyết trình trước lớp. Với 
tiết project, tùy tình hình lớp học mà giáo viên có thể cho học sinh thực hiện sau mỗi 
đơn vị bài học (Unit), hoặc sau 3 đơn vị bài học (3 Unit). Tiến trình thực hiện gồm 3 
giai đoạn chính: 
 a. Học sinh thực hiện dự án/ sản phẩm:
- Gíáo viên thống nhất về chủ đề mà các em sẽ thực hành nói trong giai đoạn bài học 
(3,4 chủ đề), gợi ý học sinh nhắc lại nội dung chính của các chủ đề, mục tiêu cần đạt 
được trong chủ đề và cách trình bày (Posters, Powerpoint hoặc cả hai)
- Gíáo viên chia HS làm thành nhiều nhóm cho lớp từ 4-5 HS, mỗi nhóm cử một nhóm 
trưởng và cho nhóm bốc thăm chủ đề.
- Nhóm trưởng điều động nhóm thảo luận để thống nhất cách thể hiện sản phẩm nội 
 -6- - Đánh giá sản phẩm: GV dựa vào các tiêu chí và thang điểm đã quy định với HS để 
đánh giá các sản phẩm nộp của các em. Lưu ý về nội dung hình ảnh, bài viết; bố cục; 
cách trang trí.
- Đánh giá về phần thuyết trình: lưu ý về thời gian, sự tương tác các thành viên trong 
nhóm, mức độ mạch lạc về ngôn ngữ, nội dung, ngữ pháp, từ vựng,Và phong cách 
trình bày của nhóm, của từng cá nhân.
- Đánh giá mức độ tham gia của học sinh trong nhóm về sản phẩm cũng như phần 
trình bày của từng thành viên trong nhóm để ghi điểm cho học sinh. Đối với các thành 
viên còn chậm và yếu trong phần trình bày GV có thể đặt vài câu hỏi nhỏ hơn để giúp 
HS trả lời tạo cơ hội cho các em sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.
2. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Vận dụng rất tốt cho các dạng bài phát triển kỹ năng nói hoặc là kiểm tra thực hành 
nói.
Đối tượng nghiên cứu và vận dụng điển hình: HS học TA thí điểm 6, 7, 8, 9.
Ngoài ra có thể sử dụng mô hình này cho cả học sinh học chương trình Tiếng Anh đại 
trà cấp trung học cơ sở với yêu cầu thấp hơn.
 Ngoài ra giáo viên cũng có thể dùng cách thức và mẫu đánh giá này cho hoạt 
động thực hành thường xuyên và đánh giá bài Project của HS sau mỗi đơn vị bài học 
để HS được luyện tập kỹ năng làm sản phẩm và kỹ năng trình bày thường xuyên hơn 
điều này giúp cho các em phát triển được kỹ năng nói góp phần đạt chất lượng cao 
trong bài kiểm tra thực hành và thi nói ở cuối học kỳ.
3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
Khi thực hiện đề tài chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 3 nhóm học sinh ở 3 lớp:
NHÓM 1: 35 HS
HOẠT ĐỘNG và KẾT QUẢ: HS không được chia nhóm chỉ làm việc cá nhân trong 
một tuần hoàn thành sản phẩm và thuyết trình hoặc chuẩn bị một đề tài để trình 
bày. Sản phẩm HS thực hiện rời rạc, HS không dám trình bày trước lớp, nói không lưu 
loát, nói từng câu rời rạc khó theo dõi. Các HS khác lơ là, GV mất nhiều thời gian để 
chờ HS trình bày. 
TỈ LỆ Giỏi: 2 HS 5,7%
 Khá: 13 HS 37,1%
 TB: 20 HS 57,1%
 -8- tra giấy, căng thẳng mà là tăng cường tính tự nhiên, thực tiễn, trải nghiệm, sáng tạo, 
tăng khả năng tự học tự nghiên cứu. Giúp HS thực hiện tốt hơn các bài thi nói và thi 
viết cuối học kỳ.
 HS có thể tự trình bày, thuyết trình về vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Giáo dục 
được cho HS kỹ năng sống và liên hệ được nhiều môn học như Mỹ thuật, Giáo dục 
công dân, Sử, Địa,
4. Các điều kiện và kiến thức cần thiết để áp dụng chuyên đề.
HS đã học xong một số đơn vị bài học hoặc một số chủ đề. HS nắm rõ về từ vựng, ngữ 
pháp trong các nội dung sắp trình bày.
GV phải nghiên cứu kỹ các nội dung, yêu cầu của mỗi chủ đề để có hướng dẫn và 
chấm điểm hợp lý. Bài làm của HS phải nổi bật được chủ đề, khai thác được các nội 
dung liên quan.
Hướng dẫn và phát huy tốt vai trò của nhóm trưởng trong điều động nhóm nhằm làm 
cho các hoạt động được thực hiện trôi chảy và đạt được hiệu quả cao. 
Thang điểm rõ ràng, hợp lý.
GV sắp xếp thời gian kiểm tra, thực hành cho học sinh từ 1 đến 2 tiết gần nhau trong 
tuần, theo thứ tự đã được bốc thăm để tạo tính công bằng về thời gian chuẩn bị.
GV chuẩn bị máy chiếu và âm thanh cho HS trình bày (khi HS trình bày bằng 
powerpoint).
5. Bài dạy minh họa 
Period 15 UNIT 2: LIFE IN THE COUNTRYSIDE 
 Lesson 7: LOOKING BACK AND PROJECT
A. Objectives.
 -Knowledge: By the end of this lesson ss will be able to - revise all the target 
 knowledge in unit 2.
 Do the project of the topic.
 -Skill: integrated skills. 
 - Attitude: have good attitude to the lesson
 B. Preparation:
- Textbook, teaching plan, sub-boards
C. Procedure
 -10- * Activity 4: Picture a: peaceful, vast, quiet, pasture, 
 paddy field
- Sts write the sentences in their full 
forms. Picture b: quiet, colorful, paddy field, 
 harvest time, rice
- When finishing, some Sts write them 
on the board Picture c: peaceful, vast, quiet, nomadic 
 life, inconvenient, pasture, cattle, horses
- T gives feedback and asks Sts to 
correct the incorrect sentences.
* Activity 5: 2. Write a sentence describing what 
 each person is doing: (2-P.24) 
- Sts work individually 
- If time allows, Sts may swap their * Key:
work with each other for peer 1. A boy is riding a horse. 
correction.
 2. A man is herding his cattle/sheep
- T checks as a class.
 3. A girl is picking apples from an apple 
* Activity 6: tree. 
 - Sts read the situations carefully and 4. A boy is flying a kite.
decide which two things are being 
compared (may use the sentences in 3 5. The children are running around in the 
as a guide) fields. 
- Sts work individually, then compare 6. A woman is collecting water from the 
their answers with a partner. river.
- T checks as a class. 3. Complete the sentences, using 
 suitable comparatives of the adverbs in 
 brackets: (3-P.24)
* Activity 7: 
 * Key:
- Sts work in groups: ask the questions 1. faster than 4. more skillfully than
and note down the answers.
 2. earlier than 5. more beautifully - 
- A group representative reports their 
 than
finding to the class.
 3. better - than 
* Activity 8: 4. Read the situations and complete the 
 sentences with suitable forms of the 
- Sts present their countryside pictures adverbs: (4-P.24)
- The whole class can vote for the best. 1. A horse can run faster than a camel
* Activity 9: 2. People in the countryside live more 
 happily than those in the city.
- Sts complete the self-assessment
 3. Farmers depend more heavily on the 
 weather than people in many other jobs.
 -12-

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_ky_nang_noi_tieng_anh_cho_h.docx