Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao vai trò giáo viên chủ nhiệm trong việc rèn luyện nề nếp, tác phong của học sinh lớp chủ nhiệm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao vai trò giáo viên chủ nhiệm trong việc rèn luyện nề nếp, tác phong của học sinh lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao vai trò giáo viên chủ nhiệm trong việc rèn luyện nề nếp, tác phong của học sinh lớp chủ nhiệm
2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Nâng cao vai trò giáo viên chủ nhiệm trong việc rèn luyện nề nếp, tác phong của học sinh lớp chủ nhiệm 2. Mô tả bản chất của sáng kiến: 2.1. Các bước và cách thức thực hiện giải pháp: 2.1.1. Phân tích nhiệm vụ: Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh cả về kiến thức lẫn đạo đức để học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. Giáo viên chủ nhiệm lớp còn là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm lớp phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, và tham gia các hoạt động. Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường, đoàn đội, hội cha mẹ học sinh, ban dân chính các thôn để làm tốt công tác dạy - học - giáo dục học sinh trong lớp phụ trách. Giáo viên chủ nhiệm có những vai trò sau: - Người lãnh đạo lớp học: Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ lãnh đạo tập thể học sinh thực hiện kế họach dạy học, giáo dục học sinh làm cho tập thể này đồng thuận, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. - Là người điều khiển lớp học: Giáo viên chủ nhiệm điều phối công việc của nhà trường giao phó, truyền tải đến các em và hướng dẫn các em học sinh lớp mình thực hiện nghiêm túc, đảm bảo, các môn học diễn ra đồng bộ, hài hoà. - Người làm công tác phát triển lớp học: Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em mình trưởng thành theo từng năm tháng. - Người làm công tác tổ chức lớp học: Vai tò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm. Các hoạt động của lớp được tổ 4 Giải pháp 1: Tìm hiểu nắm bắt thông tin học sinh Ngay đầu năm vào nhận lớp chủ nhiệm, những tuần đầu tiên giáo viên tiến hành tìm hiểu, nắm bắt thông tin về đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm: về sĩ số, nam, nữ, đối tượng học sinh thông qua điều tra qua học bạ năm học trước của học sinh, thông qua tìm hiểu từ giáo viên chủ nhiệm năm học trước, giáo viên giảng dạy, giáo viên tổng phụ trách Đội và tiến hành lập phiếu điều tra các thông tin cá nhân nhằm nắm bắt thông tin gia đình học sinh và tiến hành phân loại học sinh.(Phiếu điều tra thông tin cá nhân học sinh – phụ lục 4/34) Học sinh lớp 93 viết phiếu điều tra thông tin Giáo viên chủ nhiệm tiếp xúc gần gũi với học sinh, khéo léo hỏi thăm về gia cảnh các em để nắm được các em biết gì, cần gì, các em là người như thế nào Có tiếp xúc với các em mới kéo ngắn được khoảng cách giữa thầy và trò, các em không còn e ngại, rụt rè, chắc chắn sẽ tự tin hơn và mạnh dạn bộc bạch những suy nghĩ, những thiếu sót của bản thân Giáo viên nên phát huy thế mạnh đối với những học sinh có gia đình quan tâm. Vì những học sinh này được giáo dục tốt, được chăm lo việc học tập nên thường chăm ngoan hơn, chính những em như thế này là nhân tố tích cực của lớp. Ngược lại, học sinh gặp phải những khó khăn về gia đình như: kinh tế, con ngoại hôn, cha mẹ là người say sưa, lười lao độngthì giáo viên và tập thể lớp cần có sự quan tâm giúp đỡ các em. Vì những em này thường tự ti, mặc cảm nên cần phải khéo léo tế nhị trong cách đối xử cũng như giúp đỡ các em. 6 cán sự một lần để tổng kết rút kinh nghiệm, giao kế hoạch nhiệm vụ tháng tới. Các em có thể trao đổi với giáo viên chủ nhiệm bất kì lúc nào nếu lớp có bất thường. Như vậy giáo viên rất nhanh nắm bắt được tình hình của lớp, Và khi nhận được thông tin học sinh vi phạm, giáo viên tiến hành nhắc nhở có thể trực tiếp, có thể thông qua zalo, số điện thoại phụ huynh để chấn chỉnh từng cá nhân học sinh ngay sau đó để kịp thời đưa các em trở lại quĩ đạo ổn định nề nếp học học, tác phong. Khi xây dựng được một đội ngũ tự quản ở lớp như vậy, tôi nhận thấy học sinh có sự tiến bộ vượt bậc về học tập, nề nếp, ý thức. Thông qua thông báo của nhà trường và bên Đội về kết quả thi đua của các lớp, lớp tôi có sự tiến bộ mọi mặt. Đây là một kết quả rất vui đối với tôi và các em học sinh trong lớp. Giải pháp 3: Lập sơ đồ lớp - Xây dựng nội quy lớp học. a. Lập sơ đồ lớp: (Mẫu phân chia sơ đồ lớp học – phụ lục 3/33) Việc tiếp đến là sắp xếp chỗ ngồi của các em. Căn cứ vào học lực của học sinh: học sinh yếu, chậm tiến, học sinh khá giỏi giáo viên sẽ sắp xếp và phân bố vị trí chỗ ngồi cho các em một cách hợp lí, đồng đều ngồi xen kẽ nhau để hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong học tập. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của học sinh: học sinh thấp trước, cao sau; học sinh mắt yếu ngồi gần bảngCăn cứ vào nhiệm vụ của ban cán sự lớp: phân bố đều khắp để quản lí nề nếp lớp học. Không để các em học sinh hay nói chuyện, mất trật tự ngồi bên nhau. Những em này cũng hạn chế vị trí ngồi bên cửa lớn hoặc cửa sổ, nghiên cứu sắp xếp các em học yếu, hay nói chuyện ngồi cùng với các bạn học tốt, có đạo đức tốt để hạn chế các bạn nói chuyện, lơ là mất tập trung trong học tập và hỗ trợ, giúp đỡ các bạn trong học tập. Xây dựng được đôi bạn cùng tiến ở trường cũng như ở nhà để hỗ trợ nhau trong việc học tập và nhắc nhở về nề nếp. b. Xây dựng nội quy lớp học: Với lứa tuổi học sinh THCS, việc các em được tự do thảo luận để đưa ra nội qui lớp học thì các em sẽ hứng thú và tự giác thực hiện. Nên ngay từ các tuần đầu tiên, giáo viên tổ chức các em thảo luận về nội quy của nhà trường và xây dựng nội quy riêng của lớp để các bạn trong ban cán sự lớp dễ theo dõi, kiểm tra, đảm bảo tính công bằng và giúp nhau cùng tiến bộ. Tất cả các em đều được tham gia thảo luận, ý kiến, góp ý đưa ra nội qui cho lớp mình. Các em cùng nhau trao đổi xem có điểm nào các em thấy khó thực hiện, giáo viên chủ nhiệm sẽ làm cố vấn giúp các em hiểu đúng và làm tốt hơn. (Nội qui học sinh lớp 93 – phụ lục 5/35) 8 15 phút đầu giờ học sinh vào nề nếp ổn định kiểm tra bài vở Giải pháp 5: Xây dựng tiêu chí thi đua - tổ chức tốt tiết sinh hoạt hàng tuần. Giáo viên lập kế hoạch cho Lớp phó học tập theo dõi các vi phạm trong sổ đầu bài (Mẫu thống kê học sinh vi phạm – phụ lục 6/36), kết hợp với việc theo dõi của ban cán sự lớp để tiến hành tiến hành phát động thi đua giữa các tổ. Học sinh làm được việc tốt: hăng hái phát biểu, biết giúp đỡ, hỗ trợ bạn, tác phong nghiêm túc, tham gia đầy đủ các phong trào lớp, năng độngsẽ được khen thưởng, cộng điểm trong xếp loại hạnh kiểm hàng tuần, hàng tháng. Học sinh nào vi phạm sẽ bị trừ điểm trong xếp loại hạnh kiểm hàng tuần, hàng tháng và thông báo với phụ huynh. Căn cứ vào các vi phạm để tiến hành xếp loại hạnh kiểm từng tháng, từng học kì và cả năm học trong các tiết sinh hoạt tuần cuối tháng như sau: Bước 1: Cá nhân học sinh tự xếp loại Các tổ tự họp trong thời gian 5 phút. Từng cá nhân học sinh tự kiểm điểm trước tổ về những việc làm tốt, những thành tích tốt cũng như những vi phạm của mình và tự xếp loại hạnh kiểm trong tháng, học kì. Bước 2: Tổ trưởng xếp loại Tổ trưởng công bố xếp loại của từng thành viên tổ và xếp loại của tổ trưởng. Các thành viên trong lớp ý kiến (đồng ý, không đồng ý, bổ sung,...) Cả lớp thống nhất xếp loại. Nếu xếp loại khá trở xuống thì phải có chú thích lí do 10 Học sinh tham gia văn nghệ Giải pháp 6: Phối hợp tốt với các lực lượng trong và ngoài nhà trường. * Phối hợp chặt chẽ với nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhà trường để tiếp nhận chủ trương, kế hoạch và những định hướng cụ thể của nhà trường. Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch cho phù hợp với tình hình của lớp chủ nhiệm. Báo cáo kế hoạch hoạt động chủ nhiệm lớp với nhà trường về việc đánh giá, xếp loại học tập, rèn luyện đạo đức, xếp loại hạnh kiểm và các mặt hoạt động khác của từng học sinh và của cả lớp vào ngày 25 hàng tháng. Phản ánh những ý kiến nguyện vọng của gia đình học sinh về sự đồng tình hay không đồng tình với những chủ trương, quy định của trường để cấp trên có sự xem xét, giải đáp hoặc sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Phối hợp với Tổng phụ trách đội, Đoàn thanh niên tham gia quản lí nhắc nhở học sinh trong các hoạt động do nhà trường, đoàn xã, lực lượng công an xã phối hợp tổ chức như các buổi tuyên truyền về giáo dục ANGT, giáo dục chống bạo lực học đường, giáo dục phòng chống các tệ nạnđể có sự phối kết hợp chặt chẽ nhằm tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành nề nếp học sinh tốt hơn. 12 Công an xã tuyên truyền luật ATGT, phòng chống ma tuý, bạo lực học đường * Phối hợp với giáo viên bộ môn Giáo viên chủ nhiệm luôn liên hệ trao đổi thông tin với giáo viên bộ môn để nắm bắt được tình hình học tập rèn luyện của mỗi học sinh về thái độ, trình độ nhận thức, kết quả học tập Nhờ những thông tin do giáo viên bộ môn cung cấp, tôi sẽ có được một bức tranh cụ thể, rõ nét hơn về mỗi học sinh, đặc biệt là những học sinh chưa chăm chỉ và học sinh còn mất trật tự về nề nếp, từ đó có được cách thức hoạt động, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với đặc điểm phát triển nhân cách của đối tượng giáo dục. Thông báo cho giáo viên bộ môn tình hình của lớp, những học sinh có năng lực học tập tốt, những học sinh có năng lực học tập yếu kém, những học sinh có phẩm chất đạo đức cần phải uốn nắn. Phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động ngoại khóa phục vụ hoạt động dạy học, đồng thời tạo cơ hội để tập thể lớp có được môi trường giao lưu và tăng thêm khả năng nắm bắt tình hình thực tế xã hội cho mỗi học sinh. 14 huynh ngay để trao đổi, bàn bạc, thống nhất với phụ huynh biện pháp giáo dục học sinh, tránh làm các em bị tổn thương tâm lý. Sau đó theo dõi, kịp thời cùng phụ huynh khen ngợi và động viên các em về những tiến bộ đạt được dù nhỏ nhất. Ngoài ra, giáo viên còn tổ chức thăm hỏi, động viên học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và lập danh sách học sinh có hoàn cảnh khó khăn đề nghị lên nhà trường giúp đỡ. Từ đầu năm học đến nay các em cũng đã được nhận nhiều phần quà từ nhiều nguồn vận động khác nhau do nhà trường kết nối. Xuất STT Họ Và Tên Quĩ hỗ trợ quà 1 Nguyễn Văn Tình 300.000 Quĩ từ gia đình chú Trần Quang Bảy Quĩ từ chị Phan Thị Thi thôn Đông 2 Nguyễn Văn Hiếu 500.000 Phước( Hội khuyến học xã vận động) 1 chiếc Quĩ từ công ty Webside tại Úc (Vận 3 Ngô Đình Nhất xe đạp động từ cô Trịnh Kim Chi) Danh sách học sinh lớp 93 đã được nhận hỗ trợ trong năm học 2022-2023 Các em nhận quà từ nguồn quĩ gia đình chú Trần Quang Bảy ( Em Phan Thanh Tình lớp 93 vị trí thứ 2 tính từ bên phải qua)
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_vai_tro_giao_vien_chu_nhiem_t.doc