Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi ngôn ngữ mới gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh

doc 15 trang sklop6 13/07/2024 570
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi ngôn ngữ mới gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi ngôn ngữ mới gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi ngôn ngữ mới gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh
 Một số trò chơi ngôn ngữ mới gây hứng thú học tập cho học sinh 
 trong giờ học Tiếng Anh 
 phòng giáo dục đào tạo lệ thủy
 Trường thcs hồng thủy
 ---------  ----------
 Sáng kiến kinh nghiệm
 Đề tài: 
 một số trò chơi ngôn ngữ mới
 gây hứng thú học tập cho học sinh 
 trong giờ học tiếng anh
 Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Phượng
 Hồng Thuỷ, tháng 01 năm 2009
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Phượng – Trường THCS Hồng Thủy 1 Một số trò chơi ngôn ngữ mới gây hứng thú học tập cho học sinh 
 trong giờ học Tiếng Anh 
 B.Nội dung
I. Cơ sở khoa học:
 Đổi mới phương pháp dạy học hướng đến việc coi trọng người học, coi học 
sinh là chủ thể hoạt động, khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ 
động, sáng tạo trong quá trình dạy học. Nói cách khác, đổi mới phương pháp 
dạy học là qúa trình chuyển từ phương pháp thầy thuyết trình, phân tích ngôn 
ngữ - trò nghe và ghi chép thành phương pháp mới: thầy là người tổ chức, giúp 
đỡ hoạt động học tập của học sinh, học sinh là người chủ động tham gia vào quá 
trình hoạt động học tập. Phương pháp dạy học mới sẽ phát huy tốt nhất vai trò 
chủ thể, chủ động, tích cực của học sinh trong việc rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ 
vì những mục đích thực tiển và sáng tạo.
 Trong quá trình giảng dạy, việc vận dụng các phương pháp dạy học nhằm 
hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhanh nhất, vận dụng tốt nhất 
kiến thức đó là cả một vấn đề lớn đối với các bộ môn văn hóa nói chung và bộ 
môn Tiếng Anh nói riêng.Việc sử dụng một số trò chơi mới trong tổ chức các 
hoạt động dạy học Tiếng Anh là cả một thành công giúp phát triển tính tích cực 
nhận thức của học sinh trong việc học ngôn ngữ, giúp học sinh tập trung hết trí 
lực để nắm được kiến thức, đồng thời giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh trong 
môi trường ngoại ngữ với những tình huống thật và sống động.Các trò chơi ngôn 
ngữ mới tạo được sự mới lạ, sự hứng thú học tập cho học sinh, làm cho học sinh 
có cảm giác thoải mái, giảm bớt sự căng thẳng, nhàm chán với bài học của mình 
đồng thời giúp các em dễ dàng tiếp nhận và khắc sâu kiến thức, tự giác chủ 
động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ và có ý thức vận dụng linh hoạt, 
sáng tạo các kiến thức đã thu nhận được một cách có hiệu quả vào thực tế. Nói 
cách khác, trò chơi ngôn ngữ chứa đựng một khởi điểm tinh thần không nhỏ vì 
rằng nó biến việc học (nắm vững) ngoại ngữ thành một công việc hồ hởi, sáng 
tạo và tập thể. Tất nhiên, học ngoại ngữ không chỉ là chơi trò chơi mà sự tâm 
tình, tự nhiên trong sự giao tiếp giữa giáo viên và học sinh xuất hiện nhờ bầu 
không khí trò chơi tập thể và đặc biệt là trò chơi sẽ hướng các em đến các cuộc 
trao đổi nghiêm túc, thảo luận những tình huống thật bất kỳ nào đó.Tất cả ngững 
điều này là yếu tố rất quan trọng nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả 
của quá trình dạy học.
II. Cơ sở thực tiển:
 1.Những thành tựu:
 Trong những năm vừa qua mà đặc biệt là thời gian gần đây, Sở giáo dục 
đào tạo tỉnh Quảng Bình và Phòng giáo dục đào tạo huyện Lệ Thủy rất quan 
tâm, chú trọng vào việc dạy - học Tiếng Anh. Ngành giáo dục tỉnh và huyện 
nhà đã tổ chức định kì các hội thi giáo viên dạy giỏi, cuộc thi học sinh giỏi cấp 
huyện, cấp tỉnh. Hằng năm Sở và Phòng giáo dục đào tạo đã có các đợt thanh tra 
trường học nhằm tư vấn và thúc đẩy cho giáo viên giảng dạy đạt kết quả cao 
hơn. Ngoài ra Phòng còn tổ chức hội thảo chuyên để đổi mới phương pháp dạy 
học cho các cán bộ giáo viên cốt cán, tổ chức sinh hoạt chuyên môn liên trường 
để đúc rút kinh nghiệm giảng dạy có hiệu quả. Bên cạnh đó, Phòng đã tạo điều 
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Phượng – Trường THCS Hồng Thủy 3 Một số trò chơi ngôn ngữ mới gây hứng thú học tập cho học sinh 
 trong giờ học Tiếng Anh 
 3. Thực trạng đổi mới cách tổ chức hoạt động dạy học theo phương 
 pháp mới môn Tiếng Anh ở Trường THCS Hồng Thủy:
 Thực hiện đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo chúng tôi đã chú 
 trọng nhiều đến phương pháp dạy học song trong quá trình thực hiện việc tổ 
 chức hoạt động dạy học Tiếng Anh chúng tôi vẫn còn rập khuôn với những gì đã 
 được hướng dẫn, chưa sáng tạo, thiếu linh động nên hiệu quả tiết học chưa cao, 
 nhiều em chưa thật sự yêu thích môn họcVì vậy chất lượng dạy học môn 
 Tiếng Anh chưa được như mong muốn. Cuối HKII năm học 2007 - 2008 chất 
 lượng môn Tiếng Anh hai lớp 7D, 7E được thể hiện qua số liệu sau đây:
Lớp Số Nghe Đọc Ngữ pháp Viết
 lượng Nắm Chưa Nắm Chưa Nắm Chưa Nắm Chưa nắm 
 được nắm được nắm được nắm được được
 kiến được kiến được kiến được kiến kiến thức, 
 thức, kiến thức, kiến thức, kiến thức, vận dụng 
 vận dụng thức, vận vận dụng thức, vận vận dụng thức, vận vận dụng yếu
 khá dụng yếu khá dụng yếu khá dụng yếu khá
 SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
 7C 37 17 46,0 20 54,1 20 54,1 17 46,0 18 48,6 19 51,4 18 48,6 19 51,4
 7D 37 14 37,8 23 62,2 15 40,5 22 59,5 15 40,5 22 59,5 14 37,8 23 62,2
Cộng 74 31 41,9 43 58,1 35 47,3 39 52,7 33 44,6 41 55,4 32 43,2 42 56,8
 Căn cứ vào bảng thống kê chất lượng trên ta có thể thấy rằng tỉ lệ học sinh 
 chưa nắm được kiến thức, vận dụng còn yếu ở tất cả các kỹ năng ngôn ngữ và 
 kiến thức ngôn ngữ còn khá cao. Điều này chứng tỏ học sinh chưa nắm được 
 phương pháp học tập bộ môn, chưa tích cực chủ động và sáng tạo vận dụng kiến 
 thức mà giáo viên đã hướng dẫn vào các hoạt động giao tiếp.
 Từ thực tế đó, là người trực tiếp giảng dạy Tiếng Anh tôi đã cố gắng suy 
 nghĩ, tìm tòi biện pháp để nâng cao chất lượng học tập bộ môn.Biết được tâm - 
 sinh lý của học sinh là thích làm theo ý mình, thích cái mới lạ, ham chơi hơn 
 ham học tôi đã thay đổi phương pháp học cho các em, vừa chơi vừa học, tạo cho 
 các em không khí nhẹ nhàng, thoải mái khi học bằng các trò chơi ngôn ngữ mới 
 được xem như những thủ thuật dạy học mới thay thế cho các thủ thuật cũ mà 
 các em đã quá quen thuộc và nhàm chán. Những trò chơi ngôn ngữ mới này 
 thực chất là những cuộc thi luôn luôn đòi hỏi ở các em những quyết định: Hành 
 động như thế nào? Nói gì? Làm thế nào để thắng cuộc? Mong muốn giải quyết 
 những câu hỏi đó sẽ làm hoạt động tư duy của các em tinh và nhạy hơn bởi các 
 em sẽ huy động hết trí lực của mình, tạo ra được bầu không khí nỗ lực, vui vẻ, 
 hồ hở, hào hứng.Và như thế tất cả các em đều bị lôi cuốn vào việc học một cách 
 rất tự nhiên.Các em vận dụng được kiến thức mà giáo viên mong đợi một cách 
 không ép buộc - điều mà các em hay lo ngại lâu nay.
 IV. Một số trò chơi ngôn ngữ mới gây hứng thú cho học sinh trong giờ học 
 Tiếng Anh:
 1.Trò chơi: "Thing Snatch" (giống như trò chơi “Cướp cờ” ở Việt Nam)
 Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Phượng – Trường THCS Hồng Thủy 5 Một số trò chơi ngôn ngữ mới gây hứng thú học tập cho học sinh 
 trong giờ học Tiếng Anh 
 - Mục đích: Ôn một số từ vựng ( used paper, old newspaper, bottles, glass, 
plastic bags, food cans, drinking tins, metal, leather, vegetable matter, 
cardboard boxes, shoes ), rèn kỹ năng nghe cho học sinh, được thực hiện ở giai 
đoạn Warm-up.
 - Thời gian: 5 phút
 - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị những đồ vật có tên gọi Tiếng Anh như 
trên 
 - Các bước thực hiện:
 + Giáo viên đặt các đồ vật có tên gọi như trên lên trên bàn để ở giữa 
lớp
 + Chia lớp thành hai nhóm A và B
 + Chọn 6 học sinh ở mỗi nhóm lên bảng, yêu cầu số học sinh đại diện 
cho hai nhóm này đứng cách xa nhau 
 + Giao số cho các học sinh này (từ 1 đến 6)
 + Khi giáo viên gọi số 5 và tên một đồ vật như “plastic bags” thì hai 
học sinh mang số 5 ở hai đội đại diện sẽ chạy lên để lấy vật ở trên ghế. Ai 
nhanh chân hơn và lấy đúng đồ vật “plastic bags” thì sẽ thắng cuộc và sẽ ghi 
được một điểm
 + Lần lượt chơi cho đến khi giáo viên gọi hết số từ cần kiểm tra ( Lưu 
ý: Mỗi em sẽ có hai lần cướp vật )
 + Giáo viên tổng kết: Đội nào có nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc 
 2.Trò chơi: Sentence Arranging ( có thể thay thế cho thủ thuật Jumbled 
sentences )
 - Mục đích: Sử dụng trò chơi này để ôn lại một số cấu trúc ngữ pháp ở 
các tiết Language focus hoặc các tiết ôn tập.
 - Thời gian: 5-7 phút
 - Chuẩn bị đồ dùng: Giáo viên chuẩn bị các tấm bìa giấy (có thể sử dụng 
bìa cứng hoặc tờ lịch treo tường để làm) hoặc các tấm thẻ bằng plastic (cắt từ 
bảng phụ plastic có bán nhiều ở hiệu sách để dùng được nhiều lần), kích thước 
to hay nhỏ phụ thuộc nội dung cần kiểm tra / ôn.
 - Các bước thực hiện:
 + Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu cần ôn tập và viết mỗi từ của các 
câu này lên một tấm bìa hoặc tấm thẻ (tùy theo trình độ học sinh để giáo viên có 
thể chuẩn bị câu dài hay ngắn, khó hay dễ)
 + Chia lớp thành hai nhóm A và B
 + Tùy theo số từ của mỗi câu để giáo viên gọi số học sinh của mỗi 
nhóm lên trước lớp (ví dụ câu có 6 từ thì gọi 6 học sinh)
 + Giáo viên xáo trộn các từ trong câu trước khi phát cho số học sinh 
được gọi lên bảng, mỗi em một từ
 + Trong khoảng thời gian nhất định (ví dụ: 30 giây) những học sinh 
này phải đưa từ của mình ra phía trước và tự sắp xếp trong đội để có được một 
câu hoàn chỉnh
 + Đội nào sắp xếp đúng và nhanh nhất được giáo viên cho 2 điểm
 + Giáo viên tổng kết: Đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Phượng – Trường THCS Hồng Thủy 7 Một số trò chơi ngôn ngữ mới gây hứng thú học tập cho học sinh 
 trong giờ học Tiếng Anh 
 + Các nhóm sẽ phải oẳn tù tỳ hoặc bắt thăm để phân định thứ tự 
lượt đi
 + Nhóm đến lượt đi sẽ gọi ra 2 số và giáo viên phải viết nội dung 
như đã chuẩn bị vào 2 ô đó và kiểm tra sự phù hợp của chúng
 + Khi hai nội dung phù hợp nhau thì giáo viên cho nhóm đó 1 
điểm và giáo viên phải gạch hai nội dung đó đi nhưng vẫn để chúng trên bảng. 
Nhóm này sẽ được đi thêm lượt nữa.
 + Nếu như hai nội dung không phù hợp nhau thì giáo viên phải 
xóa chúng đi và lượt chơi sẽ dành cho nhóm tiếp theo
 + Giáo viên tổng kết: Nhóm nào có số điểm nhiều hơn sẽ là nhóm 
thắng cuộc
 Chú ý: Các nhóm có thể thảo luận với nhau về các số và cử người nói các 
số đó khi đến lượt đi
 *Ví dụ: English 8 Unit 4: Our past
 Lesson 3: Listen + Language focus 1,2,3
 - Mục đích: Kiểm tra hình thức quá khứ của một số động từ bất quy tắc, 
được thực hiện ở giai đoạn Warm up 
 - Thời gian: 8 phút
 - Chuẩn bị: Giáo viên phải chuẩn bị một bảng như sau để đính lên bảng 
lớp:
1 2 3 4 5
6 7 8 9 10
11 12 13 14 15
16 17 18 19 20
và một bảng tương tự như trên nhưng đã có sẵn nội dung cần kiểm tra để giáo 
viên sử dụng:
1 do 2 fly 3 ride 4 eat 5 take
6 go 7 sit 8 run 9 have 10 be
11 took 12 went 13 was/were 14 flew 15 did
16 ate 17 ran 18 sat 19 had 20 rode
 - Các bước tiến hành:
 + Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết rằng từ 1-10 là những động 
từ dạng nguyên còn từ 11-20 là những động từ dạng quá khứ; đến lượt đi học 
sinh phải chọn một số ở dãy 1-10 và một số ở dãy 11-20
 + Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm 
 + 4 nhóm sẽ phải bắt thăm để phân định thứ tự lượt đi
 + Nhóm đến lượt đi sẽ gọi ra 2 số, giáo viên phải viết nội dung như 
đã chuẩn bị vào 2 ô đó và kiểm tra sự phù hợp của chúng
 Ví dụ: Nhóm 1 gọi hai số 2 và 14 thì giáo viên viết nội dung vào hai ô này
1 2 fly 3 4 5
6 7 8 9 10
11 12 13 14 flew 15
16 17 18 19 20
Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Phượng – Trường THCS Hồng Thủy 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_tro_choi_ngon_ngu_moi_gay_hung.doc