Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái - Tỉnh Đắk Nông

docx 18 trang sklop6 04/07/2024 490
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái - Tỉnh Đắk Nông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái - Tỉnh Đắk Nông

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Phạm Hồng Thái - Tỉnh Đắk Nông
 “ Một số phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh” 
 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
 I- Lí do chọn đề tài
 Khi bước chân vào nghề giáo viên, bản thân tôi tự đặt ra cho mình nhiều câu 
hỏi, dường như mọi đáp án đều chờ vào thực tiễn. Nhưng chắc một điều vì lợi ích 
trăm năm, chỉ có nghề trồng người. Chính vì xác định được điều đó, bản thân tôi xác 
định chắc chắn không thiếu hai từ tâm huyết. Và giờ đây Tôi đã là người giáo viên 
thực thụ, bản thân tôi học được nơi đồng nghiệp nhiều điều, từ tư tưởng cách mạng, 
đến lối sống, quả thật không giản đơn. 
 Đứng trước biết bao thực trạng, biết bao sự đổi thay, Tôi chợt nhận ra một 
điều, tôi cũng từng là một học sinh, tôi cần gì ở nơi thầy cô tôi năm xưa, thì giờ đây 
các em học sinh của tôi cũng vậy. Cũng ước vọng mình có được người Thầy, người 
cô giống tôi năm nào, tôi cố gắng đáp ứng nguyện vọng của các em. Tôi nhớ có nghe 
đâu đấy câu nói “ muốn thu phục con người, trước tiên phải thu phục lòng người 
trước đã”
 Vâng trước tình thế cấp bách, trước tình trạng học sinh ngày càng có dấu hiệu 
đạo đức xuống dốc, Đảng và nhà nước đặt biệt quan tâm, đã đưa chương trình giáo 
dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức của học sinh tích hợp vào bài giảng. Dưới sự chỉ 
đạo của BGH nhà trường bản thân tôi cũng đưa ra nhiều giải pháp, đánh giá lại giải 
pháp nào tối ưu nhất, học hỏi trao đổi đồng nghiệp cũng như ban giám hiệu nhà 
trường để kịp thời giáo dục đạo đức cho học sinh. Tôi biết hơn ai hết, người giáo dục 
đạo đức cho học sinh chính là thầy cô giáo chủ nhiệm lớp, vì người thầy, cô giáo chủ 
nhiệm là linh hồn của lớp, là tấm gương mà học sinh noi theo nhiều nhất, chính vì 
vậy hành động việc làm của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng trong việc giáo dục 
nhân cách cho học sinh.
 Qua hai năm chủ nhiệm, bản thân tôi đúc kết được một số điều, và cũng đã 
thành công. Chính vì vậy tôi mạnh dạn viết sáng kiến này, với mong muống trao đổi 
với các đồng nghiệp, để có nhiều biện pháp kịp thời chấn chỉnh, khắc phục tình trạng 
đạo đức học sinh xuống cấp, nhất là học sinh bậc trung học cơ sở.
 II-Mục đích nghiên cứu.
 Hiện nay bạo lực học đường ngày một nhiều, học sinh giết người, học sinh ăn 
trộm, ăn cắp, học sinh đánh thầy cô, tình trạng học sinh mãi chơi trò chơi điện 
tuwrmaf sao nhãng học tập, còn phạm những sai lầm khác. Đây là vấn đề làm nhức 
nhối cả xã hội, đau đầu các giáo viên. và nhất là học sinh bỏ học sa lầy vào các tệ 
nạn xã hội ngày một nhiều. Giáo viên là nghề cao quý, là kỹ sư tâm hồn. Hai câu nói 
ví von đó chắc có cơ sở. Nhưng để là kỹ sư tâm hồn, thì không thể cho ra sản phẩm là 
học sinh đánh nhau được, càng không thể có sản phẩm học sinh đánh lại thầy cô, và 
học sinh giết người không thể nào là sản phẩm của những kỹ sư tâm hồn.
 Trước những vấn đề lớn, vấn đề nóng bỏng, mà mọi tầng lớp xã hội đặc biệt 
quan tâm ấy, không phải hoàn toàn là sản phẩm của thầy cô, nhưng Thầy cô làm gì 
trước những tiêu cực đó, để trả lời được câu hỏi này chính là mục đích mà tôi nhiều 
ngày suy ngẫm, nhiều lần trao đổi với đồng nghiệp, để viết nên sáng kiến này, mong 
được trao đổi, mong được sẽ chia với mọi người.
 III-Đối tượng nghiên cứu:
GVTH : Đinh Công Sơn Trang 1 “ Một số phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh” 
 Như vậy để dạy học sinh có đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, dạy học sinh 
biết chấp hành nề nếp kỷ luật cần lắm ở mỗi giáo viên sự nhiệt tình, tâm huyết với 
nghề. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đó, giáo viên chủ nhiệm phải xây 
dựng từng kế hoạch cụ thể, phải biết tổng kết đánh giá kết quả của lớp, của từng học 
sinh. Giáo viên phải biết tiếp nhận các học sinh và từng học sinh của mình.
 Giáo viên chủ nhiệm cần học hỏi trao đổi những quan điểm, cách ứng xử, cách 
xử lí tình huống sư phạm, cách xử lí học sinh cá biệt. Giáo viên chủ nhiệm là linh hồn 
của lớp chính vì vậy đòi hỏi nơi mỗi người giáo viên tính chính trực công bằng, kết 
hợp hài hòa các hình thức thưởng phạt tích cực.
 Giáo viên chủ nhiệm cần lên kế hoạch dài hạn, ngắn hạn cụ thể phù hợp với 
lớp chủ nhiệm, hơn thế là phù hợp cho từng học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần có 
tính kiên trì, không ngại gặp gở, trao đổi thẳng thắng với phụ huynh, là người định 
hướng cho phụ huynh giáo dục con em mình tại gia đình, cũng như quán xuyến việc 
học của con em mình ở nhà.
 Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu kỹ về tâm lý lứa tuổi, cách xử lí tình huống, 
nắm được các biểu hiện tính tình học sinh qua từng lứa tuổi để tiện việc giáo dục, cho 
học sinh tránh sự cố đáng tiếc xẩy ra.
 II)Đặc điểm tình hình.
 1)Thuận lợi:
 Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường
 Được sự nâng đỡ hướng dẫn của độiTNTP và của đoàn thanh niên
 Được sự quan tâm mật thiết giữa các thầy cô giáo bộ môn
 Đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập
 Được sự quan tâm của ban đại diện hội cha mẹ học sinh, sự quan tâm của phụ 
huynh học sinh
 Cơ sở vật chất nhà trường khang trang, có phòng học bộ môn, có thư viện cho 
học sinh và giáo viên tham khảo, khuôn viên trường rộng rãi thoáng mát..
 2)Khó khăn
 Trường THCS Phạm Hồng Thái đóng trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn, là một 
xã vùng sâu vùng xa thuộc huyện cư jút tỉnh đăk nông. Đa số học sinh là con em dân 
tộc thiểu số, lại là các dân tộc di dân di cư từ nhiều miền trên đất nước về, chính vì 
vậy vấn đề bất đồng ngôn ngữ ít nhiều ảnh hưởng đến giao tiếp của học sinh, những 
phong tục tập quán của các dân tộc ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống giao tiếp của các 
em trong trường, trong lớp, tạo nên khoảng cách nhất định giữa các học sinh.
 Đa số gia đình các em học sinh là thuần nông, phần lớn phụ huynh đi làm 
nương rẫy, ít có thời gian quan tâm đến việc học của con mình, nhiều gia đình không 
có đất làm, phải gửi lại con cho người thân chăm sóc để đi làm ăn xa. Các em học 
sinh tuy còn nhỏ nhưng phải giúp bố mẹ làm nương rẫy, tự kiếm sống nuôi bản thân.
 Nhiều dân tộc vẫn còn hủ tục lạc hậu, chính vì điều này dẫn đến tình trạng học 
sinh nghỉ học vì tảo hôn, bố mẹ hay nhậu nhẹt, uống rựu bia, lời nói dung tục, hành 
động thiếu suy nghĩ, dẫn đến việc học sinh nói tục, uống rượu, đánh nhau.
 Gần đây chính sự ra đời của các tiệm internet, dẫn đến các em nghiện game, 
chơi game quên ngày quên đêm, học hành sa sút. Không có tiền chơi game dẫn đến 
tình trạng các em ăn trộm ăn cắp, các trang mạng không lành mạnh rất nhiều, các em 
GVTH : Đinh Công Sơn Trang 3 “ Một số phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh” 
tôi thường tâm sự với các em học sinh, bắt gặp các em lúc chơi game, bản thân tôi 
hơi sốc, các em chửi nhau những lời lẽ thô tục, có những lúc nghe các em nói giết nó 
nào anh em, thế là các bàn phím là cách để các em đập chém, một thế giới ảo điên 
loạn theo tôi thiết nghĩ như vậy. Nhưng các tiệm nét cứ mọc như nấm, một số ít phụ 
huynh có tâm thì đến tận quán nét gọi con em về, còn lại phần lớn thì không, có phụ 
huynh baacs lực, đến gặp trực tiếp tôi xin cho con mình nghĩ học để đem qua rẫy cai 
nghiện game, nhưng năm sau đi học thói quen đó vẫn không hề thay đỗi. Điều gì 
gặm nhấm tâm hồn trẻ thơ của các em, phương thức nào để thay đổi tâm hồn các em, 
khi được nhà trường phân công chủ nhiệm tôi cảm thấy mình cần cố gắng nhiều hơn, 
không thể làm ngơ trước những vấn nạn này, nhiều điều suy nghĩ, nhiều lần tiếp cận 
với học sinh tìm hiểu, những câu hỏi vì sao ấy, tôi tự nhủ chỉ có lòng nhiệt huyết, chỉ 
có lấy đức phục nhân như cha ông thường dạy. Vậy phẩm chất đạo đức nào được ưu 
tiên và làm như thế nào đó chính là nội dung mà tôi trình bày trong sang kiến này 
mong được góp ý chia sẻ, để bản thân tôi ngày có những động lực phương pháp hay 
để giáo dục học sinh của mình.
 Thực trạng của lớp tôi chủ nhiệm hai năm gần đây, năm học 2013 – 2014 và 
năm học 2014 – 2015, tuy chưa gặp các sự cố lớn, nhưng cũng lắm thăng trầm, nhiều 
lần vào thăm nhà phụ huynh, với nhiều mục đích, học sinh bỏ học chơi game, học 
sinh bỏ học đi làm, học sinh đánh nhau, học sinh lười học, nói chuyện riêng. Là 
giáo viên chủ nhiệm, tôi phải kịp thời xử lí, làm sao có hiệu quả. 
 Như vậy cũng thấy được thực trạng của lớp tôi chủ nhiệm có những vấn đề 
nóng mà dư luận xã hội quan tâm.
 NỘI DUNG CHÍNH CỦA SÁNG KIẾN NHƯ SAU:
 I-Chọn ban cán sự lớp, nhiệm vụ của ban cán sự lớp
 Tùy thuộc vào các lớp, nếu lớp bảy trở lên tôi sẽ gặp trực tiếp giáo viên chủ 
nhiệm năm trước để nắm bắt tình hình.
 Nếu là học sinh lớp sáu, ngoài việc dựa vào học bạ của cấp 1, tôi dành nhiều 
thời gian quan sát học sinh trong lao động đầu năm, trong các buổi học đầu năm, qua 
những lời hỏi thăm ở cấp 1, từ đó tôi chọn ra ban cán sự lớp.
 1Số lượng ban cán sự lớp
 Theo qui định chung toàn trường
 2.Quyền hạn của ban cán sự lớp
 2.1.Lớp trưởng
 Được ví như người nhạc trưởng của lớp, chính vì vậy tôi cần chọn một lớp 
trưởng có tiếng nói trong lớp, có khả năng điều hành được lớp.
 Quan trọng nhất là lớp trưởng có được các thành viên trong lớp nể phục hay 
không? Chính vì điều này tôi nhận thấy mình phải làm sao cho lớp trưởng có tiếng 
nói, có vai trò nhất định trong lớp
 Để cho lớp trưởng có quyền, tránh sự kiện tụng của nhiều học sinh khi gặp 
giáo viên chủ nhiệm, tôi giao cho lớp trưởng ghi nhận các ý kiến của các thành viên, 
chỉ có lớp trưởng mới có quyền trao đổi ý kiến trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm, các 
thành viên trong lớp có ý kiến gì, phải thông qua lớp trưởng, lớp trưởng báo lại cho 
GVTH : Đinh Công Sơn Trang 5 “ Một số phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh” 
 Tuy tôi là giáo viên dạy toán, nhưng những bài làm văn của các em viết về 
người thân tôi thường xuyên xem, qua đó tôi nhận thấy được ít nhiều về tình cảm của 
học sinh dành cho người thân. Không biết 
khi đọc bài văn của các em viết về mẹ thế 
nào, nhưng với tôi khi đọc lên tôi nhận ra 
một điều ngôn từ các em dành cho mẹ quá 
ít, một bài văn viết về mẹ mà các em chỉ viết 
chưa được nửa trang giấy. Bấy nhiêu cũng 
cho thấy ít nhiều về sự cảm nhận nỗi nhọc 
nhằn, sự chăm sóc của cha mẹ dành cho các 
em thế nào. Có lẽ các em chưa cảm nhận 
hết, mà chưa cảm nhận hết điều này thì làm 
sao thấy hết được công ơn cha mẹ như biển 
trời lai láng được. làm sao các em yêu mẹ 
nhiều hơn có thể!, tôi có một chút quan tâm, tôi tìm các bài văn mẫu, tôi đọc cho các 
em, bằng giọng đọc diễn cảm, để các em có chút cảm xúc, tôi cùng các em nói lên 
những ý hay của bài. Từ đó tôi, tôi truyền cho các em cách cảm nhận, về mẹ, cha, 
người thân, Mẹ, cha là tất cả những gì mà các em cần. Là vòng tay ấm áp để cho 
các em nương tựa cả cuộc đời. Tôi hy vọng qua những lần trò chuyện ấy, các em sẻ 
thấm được tình yêu bao la mà hàng ngày 
các em vẫn được nhận từ nơi cha. Chan chứa
 bao la từ nơi tình mẹ.
 Bên cạnh đó tôi còn nhận thấy mình truyền cho học sinh biết cách cảm nhận, 
biết nhìn ra công lao của cha mẹ, của thầy cô, của người thân không chỉ là trách 
nhiệm và 
bổn phận. Từ đó giúp các em biết yêu kính 
cha mẹ, thầy cô và những người xung quanh. Đôi khi đơn giản tôi hỏi các em hiểu thế 
nào về hai chữ ân tình, và buổi thảo luận được diễn trong giờ sinh hoạt lớp. Thế nào 
là ước vọng, thế nào là tham vọng, những đề tài tưởng chừng đơn giản ấy mà làm cho 
học sinh hiểu ra được rằng mình phải làm gì, để không trở thành những đòi hỏi quá 
đáng nơi người khác.
 3. Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc xử lí những hành vi làm 
sai trái của học sinh.
 Với tôi học sinh vi phạm là một vấn nạn, thầy cô giáo phải đau đầu, mất ăn mất 
ngủ, nhưng ở một khia cạnh nào đó, với tôi muốn học sinh không làm điều sai trái. 
Muốn học sinh làm điều hay lẽ phải, thì giáo viên cũng nên ít nói về cái xấu, mà hãy 
nói về cái tốt nhiều hơn, để cái tốt ngày một đi vào tâm trí học sinh, rồi điều xấu ngày 
một xa dần. Nếu như không sáng suốt mỗi khi vào lớp chỉ để xử lí học sinh vi phạm, 
thì lúc nào cũng chỉ một điệp khúc đó mà thôi. Đó là cơ hội cho các học sinh khác 
học theo mà không sợ bị kỉ luật. vậy khi học sinh mắt lỗi ta phải làm gì, để các em 
vẫn còn thiện cảm với thầy cô của mình, không sợ sệt, không xa lánh.
 Nhiều việc làm đơn giản thật đơn giản nhưng đôi khi nó lại tác động lớn, làm 
ảnh hưởng lớn đến cách cư xử của học sinh. Ví dụ như khi lên lớp gặp học sinh tôi 
chỉ cần hỏi các em những câu hỏi đơn giản “ Bạn Việt của thầy hôm nay học thuộc 
GVTH : Đinh Công Sơn Trang 7

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giao_duc_dao_duc_ch.docx