Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 6
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 6
Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6 I. Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Danh sĩ Ngô Thì Nhậm từng nói "Muốn xây dựng đất nước trước hết phải phát triển giáo dục”, Chủ tịch Hồ Chí Minh thì cho rằng “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, Đảng và Nhà Nước ta luôn xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” của dân tộc. Sự thành đạt của một con người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Như vậy có thể thấy từ xưa đến nay đất nước ta luôn coi trọng vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước. Vì thế sự nghiệp “trồng người” là một sứ mệnh rất đỗi vinh quang nhưng cũng không kém phần nặng nề đối với mỗi nhà giáo. Đặc biệt vai trò của người giáo viên chủ nhiệm - người trực tiếp quản lí và dạy dỗ các em học sinh được coi trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên trong những năm gần đây, thực trạng vi phạm đạo đức của học sinh ngày càng trở nên trầm trọng. Việc học sinh gây gỗ đánh nhau, đánh nhau có hung khí và vô lễ với giáo viên không còn xa lạ, nó đã trở thành vấn đề hết sức quan ngại đối với ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung. Chính vì vậy giáo dục học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước để các em trở thành những con người vừa có tài vừa có đức là việc hết sức quan trọng. Tuy nhiên trên thực tế còn có rất nhiều giáo viên chưa có đầu tư đúng mực vào công tác chủ nhiệm, một số giáo viên khác thì nhiệt tình quan tâm tới lớp nhưng lại chưa có phương pháp quản lí thích hợp dẫn tới kết quả học tập và nề nếp của lớp ngày càng đi xuống. Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi rất mong muốn học trò của mình là những con ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn để sau này lớn lên các em tự tin, năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Vì thế bản thân cố gắng tìm ra những biện pháp phù hợp để học sinh phát triển một cách toàn diện. Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi, bản thân đã đúc rút được một số biện pháp giáo dục học sinh để chia Giáo viên: Phạm Thị Thủy Trang: 1 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6 II. Phần nội dung 1. Cơ sở lí luận Ai đã từng làm công tác chủ nhiệm lớp, chắc hẳn sẽ cùng có chung một suy nghĩ là “Công tác chủ nhiệm rất khó”. Thật vậy, công tác chủ nhiệm gặp không ít khó khăn, đặc biệt giáo viên chủ nhiệm những lớp đầu cấp vì chủ nhiệm những lớp này, người giáo viên phải chịu áp lực nhiều hơn. Áp lực từ Ban giám hiệu nhà trường, đoàn thể, từ phụ huynh học sinh, từ gia đình, xã hội Bởi nếu giáo dục các em tốt, không đi vào nề nếp tác phong và không có tinh thần học tập thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập và rèn luyện của những năm học tiếp theo. Để làm tốt công tác chủ nhiệm thì người giáo viên phải vững về chuyên môn nghiệp vụ, phải yêu nghề đặc biệt là với “Nghề chủ nhiệm”. Ở Tiểu học, giáo viên vừa làm công tác chủ nhiệm, vừa giảng dạy hầu hết các môn trong lớp học vì vậy giáo viên chủ nhiệm luôn gần gũi và theo dõi các em trong suốt thời gian ở trường học. Còn đối với trường Trung học cơ sở, giáo viên chủ nhiệm chỉ gần gũi với lớp chủ nhiệm trong những tiết dạy ở lớp, trong buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ và trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần... Thời gian còn lại, giáo viên phải tham gia giảng dạy ở các lớp khác. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm không thể theo dõi, giám sát thường xuyên lớp chủ nhiệm. Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm của mình thì người giáo viên phải biết cách xây dựng một lớp học đoàn kết, tự quản, có ý thức kỉ luật, tự giác và biết nghe lời. Từ khi ra trường đến nay, tôi thường xuyên được Ban giám hiệu nhà trường giao cho công tác chủ nhiệm lớp. Đặc biệt năm học 2021 - 2022, tôi được nhà trường giao chủ nhiệm lớp 6A5, đây là lớp đầu cấp nên công tác chủ nhiệm càng khó khăn hơn. Vì tôi được biết lớp 6 hàng năm có rất nhiều cái nhất: bỏ học nhiều nhất, học sinh yếu nhiều nhất, vắng học vô lí do nhiều nhất, vi phạm nội quy nhiều nhất... Để làm tốt nhiệm vụ bản thân luôn trăn trở để tìm ra các biện pháp giáo dục phù hợp với đối tượng các em học sinh lớp 6. Đó cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6” 2. Thực trạng Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm chủ nhiệm lớp, đặc biệt với một lớp đầu cấp bản thân nhận thấy một số thực trạng như sau: Giáo viên: Phạm Thị Thủy Trang: 3 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6 lượng và thiếu lòng vị tha, đặc biệt là cách cư xử thiếu văn hóa của giáo viên đối với học sinh. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, người giáo viên chủ nhiệm cũng phải luôn bình tĩnh, gần gũi với học sinh để học sinh luôn tin tưởng, kính trọng. Người giáo viên chủ nhiệm phải luôn là tấm gương để học sinh noi theo. Bởi vì để giáo dục học sinh tốt nhất không phải chỉ bằng lời nói mà còn phải bằng hành động, bằng việc làm của chính bản thân người giáo viên. Cử chỉ giao tiếp của giáo viên với học sinh, giáo viên với đồng nghiệp và với mọi người xung quanh cũng là tấm gương để học sinh học tập. Đặc biệt với đối tượng là học sinh đầu cấp, các em còn gặp khó khăn, bỡ ngỡ trong việc thích ứng với môi trường mới, tâm lí lo lắng sợ hãi khi được học với nhiều thầy cô giáo mới, bạn bè mới, quy định mới và áp lực từ việc phải học nhiều môn học và đòi giáo viên chủ nhiệm vừa là người thầy, vừa là người bạn, có khi là người cha, người mẹ, người anh, người chị của học sinh, phải xem học sinh như con, em của mình, phải biết chia sẻ và “chăm sóc” học sinh một cách chu đáo, đặc biệt là “chăm sóc” về mặt tinh thần để các em luôn thoải mái, yên tâm khi đến lớp. * Tìm hiểu đối tượng và phân loại học sinh Với đối tượng là học sinh đầu cấp, việc tìm hiểu đối tượng học sinh là rất quan trọng. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học khi được phân công chủ nhiệm lớp, tôi nhanh chóng tìm hiểu ý thức đạo đức, hoàn cảnh gia đình, tâm lý của từng học sinh trong lớp thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau như: quan sát, trò chuyện với các em và các bạn xung quanh các em. Đồng thời điều tra thông tin, lý lịch của các em qua “Phiếu điều tra thông tin”. Phiếu điều tra này tôi phát ngay trong buổi tựu trường, sau đó hướng dẫn học sinh về điền thông tin để hôm sau nộp lại để kịp thời nắm bắt thông tin của các em. Những thông tin này sẽ giúp tôi phân loại đối tượng học sinh và định hướng xây dựng được ban cán sự lớp, sắp xếp chỗ ngồi hợp lí cho học sinh và để thuận tiện cho công tác quản lý giáo dục. Đồng thời những thông tin chính xác này sẽ giúp tôi lưu vào sổ đăng bộ, trao đổi với bộ phận Phổ cập giáo dục trong nhà trường nắm bắt kịp thời và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm khi cần thiết và dễ dàng liên hệ với phụ huynh học sinh. Giáo viên: Phạm Thị Thủy Trang: 5 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6 * Làm sổ chủ nhiệm Việc làm sổ chủ nhiệm là điều kiện tiên quyết, quyết định sự thành bại của cả một năm học, bởi vì ở đó đưa ra các kế hoạch cụ thể cho từng tuần, tháng, năm để tập thể lớp lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của lớp. Kế hoạch càng cụ thể, càng thiết thực, sự thành công càng lớn. Đối với sổ chủ nhiệm bản thân thật thận trọng và ghi đầy đủ các chi tiết theo mẫu. Trong đó cần chú ý nhất là: Sơ đồ chỗ ngồi: Bản thân ngay từ đầu năm học đã sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh và đưa vào sổ chủ nhiệm sau đó phô tô ra 1 bản kẹp vào sổ đầu bài để giáo viên bộ môn tiện vào việc theo dõi học sinh. Kế hoạch năm học và kế hoạch học kì: Trong phần kế hoạch năm học và kế hoạch học kì dựa vào kết quả đại hội chi đội, bản thân cùng tập thể lớp đưa ra những phương phướng cụ thể cho từng học kì và cho cả năm học, đặc biệt là chỉ tiêu hai mặt giáo dục mà tập thể lớp đưa ra để phấn đấu trong đại hội chi đội. Cụ thể: Duy trì sĩ số: 100%. Hạnh kiểm 100% xếp loại tốt. Học lực: 10 Giỏi, 12 khá, 8 trung bình, 2 yếu. Tập thể lớp xếp loại xuất sắc. Hoàn thành, tham gia đầy đủ và đạt kết quả cao trong tất cả các phong trào do nhà trường và liên đội phát động. Kế hoạch phụ đạo và bồi dưỡng học sinh tùy theo đối tượng đưa ra những kế hoạch phù hợp. Ví dụ: Đối với môn ngữ văn, bản thân chịu trách nhiệm bồi dưỡng học sinh thi học sinh giỏi cấp huyện, ngay từ đầu năm học bản thân đưa lên kế hoạch phát hiện và bồi dưỡng cứ một tuần hai buổi đều đặn ôn tập nâng cao kiến thức và kĩ năng cho học sinh. Theo dõi kết quả thi đua của từng học sinh: Dựa trên kết quả theo dõi của ban cán sự lớp, giáo viên chủ nhiệm dễ dàng năm bắt và cập nhật kịp thời để làm căn cứ xếp loại thi đua cho từng học sinh vào cuối kì, cuối năm. Giáo viên: Phạm Thị Thủy Trang: 7 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6 sinh trong lớp sẽ là những người giám sát năng lực quản lí của ban sự lớp để từ đó làm cơ sở bình bầu ban cán sự chính thức vào buổi Đại hội Chi đội. Trong buổi Đại hội chi đội, tập thể lớp sẽ bình bầu ban cán sự lớp trên cơ sở dân chủ với những chỉ tiêu cụ thể. Vì thế rất nhanh chóng ban cán sự lớp sẽ được thành lập cùng với các bạn tổ trưởng, tổ phó tổ chức phối hợp điều hành quản lí lớp cùng giáo viên chủ nhiệm. Cụ thể ban cán sự lớp được bình bầu như sau: * Ban cán sự lớp: - Lớp trưởng: Nguyễn Bích Ngọc. - Lớp Phó học tập: Bùi Thi Kim Anh. - Lớp phó Lao động – Kỉ luật: Hồ Hoàng Hân. - Lớp phó Văn thể mỹ: Trần Thị Huyền Trâm. - Đội cờ đỏ: Võ Thị Quỳnh Nhi và Nguyễn Thị Huệ Linh. * Bầu tổ trưởng, tổ phó: Trong lớp tôi chia thành 4 tổ mỗi tổ 8 thành viên để dễ dàng quản lí cũng như nắm bắt và uốn nắn kịp thời những học sinh vi phạm. Đối với việc bầu tổ trưởng tổ phó tôi không cứng nhắc trong việc lựa chọn mà tất cả các thành viên đều thay nhau làm tổ trưởng tổ phó theo mỗi tuần để các em cố gắng phấn đấu học tập và rèn luyện đạo đức tác phong cũng như tập rèn khả năng quản lí của bản thân. * Bầu Ban Cán sự phụ trách bộ môn: - Cán sự môn Văn: Nguyễn Thị Hoa Lư. - Cán sự môn Toán: Bùi Thị Kim Anh. - Cán sự môn Anh: Nguyễn Thị Mai Linh. - Giao nhiệm vụ tới ban cán sự lớp Sau khi có ban cán sự lớp bản thân sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên, mỗi học sinh phụ trách một mảng cụ thể không để tình trạng chồng chéo công việc dẫn đến thiếu công bằng và ỉ lại cũng như ganh tị trong các bạn ban cán sự lớp. Cụ thể: Giáo viên: Phạm Thị Thủy Trang: 9 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6 - Sổ trực của tổ trưởng Về đạo đức, tác phong Điểm trừ Điểm cộng Không đồng Làm việc riêng trong phục giờ học Nói tục- chửi thề Không vi Không đóng Nói chuyện trong giờ phạm lỗi Họ thùng học Đánh nhau nào tên Không khăn quàng Xả rác bừa bãi Đi học muôn Nghỉ học không phép (1lần trừ 5 điểm) (1lần trừ 5 điểm) (1 lần trừ 10 điểm) Cộng 10 - Sổ trực của tổ phó Về học tập Điểm trừ Điểm cộng Điểm kiểm tra định kì và thường xuyên Không soạn Từ 4- Từ 3- Từ 2- Từ Từ Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt bài 4,5 3,5 2,5 1-1,5 0-0,5 8 8,5 9 9,5 10 Họ Không làm tên bài tập 1lần 1 lần 1 lần 1 lần 1 lần 1lần 1 lần 1lần 1lần 1lần Không học trừ 1 trừ 2 trừ 3 trừ 4 trừ 5 cộng1 cộng cộng cộng cộng bài cũ điểm điểm điểm điểm điểm điểm 2điểm 3điểm 4điểm 5điểm (1 lần -5 điểm) - Cách tính điểm như sau Điểm thưởng của cả 2 mặt học tập và đạo đức cho trước là 100, sau đó nếu vi phạm lỗi nào thì trừ còn thực hiện tốt thì được cộng theo quy định như trên. Cuối tuần tổ trưởng, tổ phó tổng hợp xếp loại. Điểm xếp loại được tính là: trên 100 điểm được xếp loại xuất sắc, từ 80-99 điểm xếp loại tốt, từ 70- 79 xếp loại khá, từ 50- 69 điểm xếp loại trung bình, dưới 50 điểm xếp loại yếu. * Tiến hành họp phụ huynh Một trong những khâu quan trọng trong việc quản lí cũng như đẩy mạnh phong trào học tập của học sinh đó là phối hợp với phụ huynh học sinh. Giáo viên chủ nhiệm tạo được sự phối hợp nhịp nhàng với phụ huynh học sinh sẽ thuận tiện hơn trong việc quản lí học sinh. Hàng năm tổ chức ba cuộc họp phụ huynh để gặp gỡ và trao đổi về tình hình học tập của các em đó là vào các dịp đầu năm học khi mới nhận lớp, cuối học kì một và cuối năm. Giáo viên: Phạm Thị Thủy Trang: 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu.doc