Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm sử dụng trò chơi trong dạy học môn Tiếng Anh

doc 7 trang sklop6 13/07/2024 580
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm sử dụng trò chơi trong dạy học môn Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm sử dụng trò chơi trong dạy học môn Tiếng Anh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm sử dụng trò chơi trong dạy học môn Tiếng Anh
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
" MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY 
 HỌC MÔN TIẾNG ANH"
 1 củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi như thế nào để có 
hiệu quả mới là điều quan trọng. 
Năm học 2010 – 2011 tôi được phân công giảng dạy ở lớp 2,3,4,5 của nhà trường vì thế 
tôi quyết định chọn học sinh của lớp 2,3,4,5 để đầu tư nghiên cứu hoàn thiện sáng kiến 
kinh nghiệm này. Ban đầu theo dõi tình hình học tập của lớp tôi thấy các em rất ngại phát 
biểu, các em học tiếng Anh rất thụ động. Tôi liền sử dụng các trò chơi mới trong việc 
giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh. Nó thực sự có hiệu quả. Học sinh cảm thấy hứng 
thú khi được học tập môn Tiếng Anh thông qua các trò chơi này. 
Học ngoại ngữ đòi hỏi phải có tính hứng thú (enjoyable) các trò chơi giúp ta thực hiện 
điều này. Người dạy và học ngoại ngữ không nên nghĩ rằng chơi các trò chơi là phí phạm 
thời gian học tập. Ngay cả với tiếng mẹ đẻ cũng sẽ đạt được những tiến bộ rất nhiều 
thông qua việc sử dụng các trò chơi. Học sinh sẽ học ngoại ngữ rất tốt thông qua các trò 
chơi. Các trò chơi giúp thay đổi không khí trong tiết học và làm cho các bài học bớt căng 
thẳng và dễ hiểu hơn, đôi khi giúp người học dễ nhớ và tiếp thu kiến thức một cách sâu 
sắc. Sau đây là một số trò chơi mà tôi đã sử dụng trong tiết dạy của mình: 
1. Car racing (Đua xe):
Đây là một trò chơi rất hay, giúp học sinh vừa học vừa chơi mà lại là một phương pháp 
ôn luyện từ vựng hiệu quả. Giáo viên có thể làm trên bảng hoặc chuẩn bị ở bảng phụ. Kẻ 
ba đường thẳng để tạo ra hai đường đua song song và chia đường đua thành những ô chữ 
nhật bằng nhau (Học sinh có thể thực hiện trên giấy nháp) để chơi được lâu tùy theo thời 
gian cho phép bạn có thể kẻ thêm nhiều đường đua khác nhau.
Racer I kite table go thin ear eight red net game
Racer II bat egg eat orange name ruler ten dog telephone
Ban đầu hai “tay đua” (ví dụ số 1 ghi “kite” còn số 2 ghi “bat”) sau đó bốc thăm đi trước 
sẽ ghi từ có chữ cái đầu của mình là chữ cái cuối của từ của đối thủ, như ví dụ trên nếu II 
 3 và giành chiến thắng. Còn nếu đoán sai cả từ sẽ bị loại khỏi cuộc chơi và người còn lại sẽ 
tiếp tục đoán. Nếu như cả hai cùng không đoán ra thì sẽ nhờ “cổ động viên” đoán ra từ 
đó. Đây là một trò chơi rất vui và bổ ích, học sinh sẽ rất thích thú vì nó vừa gần gũi với 
các em vừa phát huy khả năng tư duy của chúng. 
3. Simon says (Nói theo mệnh lệnh)
Đây là trò chơi mà học sinh phải làm theo mệnh lệnh của giáo viên. Chỉ cần một vài phút 
để thực hiện trò chơi này vì rất đơn giản. Trò chơi này phát triển kỹ năng nghe (listening 
skill) của học sinh và tạo sự chú ý, lôi cuốn học sinh vào bài học mới.
Ví dụ: T (teacher): (nói với cả lớp) “Simon says, stand up”
S (student): Cả lớp đứng dậy 
T: “Simon says, open your book”
S: Cả lớp mở sách ra.
T: Không nói “Simon says” mà chỉ nói “Sit down”
S: Không làm theo mệnh lệnh này vì giáo viên không nói “Simon says”
Giáo viên có thể sử dụng các mệnh lệnh mà học sinh đã biết. Khi nói mệnh lệnh giáo viên 
nên nói thật nhanh tạo cho trò chơi vui hơn và buộc học sinh phải chú ý và phản xạ nhanh 
hơn. Giáo viên có thể sử dụng trò chơi khi bắt đầu bài học. 
Do được giao trực tiếp dạy lớp 2,3,4,5 nên để đánh giá được tác dụng cụ thể của trò chơi 
đối với kết quả học tập của học sinh tôi đã phân lớp để áp dụng trò chơi. Khối 2 tôi chọn 
2A, khối 3 tôi chọn 3B, khối 4 tôi chọn 4B và khối 5 tôi chọn 5A và kết quả thu được có 
phần khích lệ. Tôi nhận thấy rằng những trò chơi này đã tạo cho các em một cách học bổ 
ích, vừa chơi lại vừa học không chỉ ở trên lớp mà còn ở mọi nơi, mọi chỗ. Học sinh rất 
hứng thú khi đến giờ học, hiểu bài sâu hơn và tự nhiên hơn bớt đi những rụt rè vốn có. 
Còn với lớp 2B, 3A, 4A, 5B là những lớp tôi ít đưa trò chơi vào trong các giờ học thì kết 
quả là thực sự có hạn chế đó là : Cơ bản học sinh ngại nói, kiến thức không sâu, e ngại 
khi đến giờ học, không thật sự hứng thú về môn học. 
Trong quá trình giảng dạy tại đơn vị công tác. Tôi nhận thấy rằng những trò chơi này đã 
tạo cho các em một cách học bổ ích và đặc biệt khi áp dụng trò chơi vào bài giảng. Tôi 
nhận thấy học sinh yêu tiết học hơn, không khí lớp sôi nổi hơn. Học sinh có cơ hội luyện 
tập Tiếng Anh nhiều hơn. Song cũng phải nói thêm rằng bất kỳ một phương pháp nào, 
một cách thức nào cũng đều có mặt trái của nó, không có gì thực sự hoàn chỉnh. Với 
những trò chơi mà tôi đã trình bày thì phải cần có sự chuẩn bị, bố trí thời gian thích hợp, 
linh hoạt.
 5 chơi mà tôi trình bày chắc chắn sẽ không tránh khỏi những điều chưa hợp lý. Rất mong 
sự tìm hiểu đánh giá và góp ý của đồng nghiệp.
 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_su_dung_tro_choi_tr.doc