Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm làm và sử dụng tiêu bản khô thực vật trong dạy học Sinh học 6

doc 33 trang sklop6 19/06/2024 1210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm làm và sử dụng tiêu bản khô thực vật trong dạy học Sinh học 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm làm và sử dụng tiêu bản khô thực vật trong dạy học Sinh học 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm làm và sử dụng tiêu bản khô thực vật trong dạy học Sinh học 6
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
 --------***---------
 MÃ SKKN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM VÀ SỬ DỤNG TIÊU BẢN KHÔ
 THỰC VẬT TRONG DẠY - HỌC SINH HỌC 6
 Lĩnh vực/ Môn: Sinh học
 Cấp học : Trung học cơ sở
 NĂM HỌC 2016 - 2017 MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM VÀ SỬ DỤNG TIÊU BẢN KHÔ THỰC VẬT TRONG DẠY - HỌC SINH HỌC 6
 PHẦN A - MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài 
 Môn Sinh học ở THCS cung cấp những kiến thức cơ bản tương đối hoàn 
chỉnh về cấu tạo, hoạt động của các cơ thể sống thông qua các đại diện thuộc các 
nhóm vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật và con người. Đồng thời Sinh học còn 
trang bị cho học sinh những hiểu biết về quy luật cơ bản của quá trình sống, của 
hiện tượng di truyền và biến dị, của mối quan hệ sinh vật với sinh vật và với môi 
trường, về sự phát triển của thế giới sinh vật. Những kiến thức đó làm cơ sở cho 
việc tìm hiểu những nguyên tắc kĩ thuật trong sản xuất có liên quan đến kiến 
thức Sinh học, các biện pháp giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường, nhằm bảo vệ, tăng 
cường sức khỏe. 
 Thực vật là nguồn thức ăn của động vật và con người. Ngay từ khi con 
người biết hái lượm và canh tác nông nghiệp sơ khai họ đã có nhu cầu nghiên 
cứu thực vật để tăng năng xuất cây trồng phục vụ cho nhu cầu sống. Bởi vậy bộ 
môn Thực vật học là khoa học được hình thành và phát triển sớm, đã tích lũy 
nhiều tư liệu phong phú. Kiến thức về Thực vật cũng là kiến thức chiếm phần 
lớn thời lượng dạy – học trong chương trình Sinh học 6.
 Thực vật là môn khoa học thực nghiệm. Để dạy học có hiệu quả cao đòi 
hỏi giáo viên phải biết tổ chức cho học sinh hoạt động quan sát, tìm tòi, thực 
hành thí nghiệm. Do vậy, các nhóm phương pháp trực quan, nhóm phương pháp 
thực hành có nhiều ưu điểm và lợi thế trong dạy - học kiến thức Thực vật. Trong 
các phương tiện dạy – học trực quan thì mẫu vật thật còn tươi sống có nhiều ưu 
điểm hơn cả. Nó cho học sinh biết rõ hình dạng, màu sắc, kích thước thật của 
đối tượng nghiên cứu. 
 Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thực vật rất phong phú 
và đa dạng. Điều đó rất thuận lợi cho việc chuẩn bị các mẫu vật thật, tươi sống 
trong công tác dạy – học. Sử dụng các mẫu vật thật trong dạy - học và tổ chức 
cho học sinh được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên sẽ tạo cho các em ấn tượng 
sâu sắc về thế giới Thực vật.
 Tuy nhiên, trong xu thế đô thị hóa, công nghiệp hóa hiện nay thì tài nguyên 
thực vật có nguy cơ ngày càng bị suy kiệt và sự tiếp xúc trực tiếp của học sinh 
với thế giới Thực vật trong tự nhiên hoang dã ngày càng có ít cơ hội. Việc chuẩn 
bị những mẫu vật tươi sống của cả học sinh và giáo viên cũng gặp khó khăn, khó 
tìm đủ mẫu vật để quan sát. Tuy không trực quan bằng mẫu tươi sống về màu 
sắc, nhưng cũng là mẫu thật và thể hiện đầy đủ các đặc điểm hình thái khác thì 
việc sử dụng mẫu vật khô thay thế những mẫu tươi khi không thu được mẫu tại 
thời điểm dạy – học là một hướng giải quyết mang lại hiệu quả trực quan cao.
 2 / 30 MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM VÀ SỬ DỤNG TIÊU BẢN KHÔ THỰC VẬT TRONG DẠY - HỌC SINH HỌC 6
 PHẦN B - NỘI DUNG 
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
 1. Một số khái niệm
 1.1. Tiêu bản
 Trong Sinh học, tiêu bản là các mẫu động vật, thực vật, vi sinh vật được 
bảo tồn nguyên dạng dùng để nghiên cứu. (T iêu: cái nêu, nêu ra cho mọi người 
thấy; bản: gốc đầu mọi việc) 
 1.2. Hình thái Thực vật
 Hình thái Thực vật bao gồm những kiến thức về hình dạng ngoài, kích 
thước, màu sắc của tế bào, mô, các cơ quan, sự sắp xếp của chúng trên cơ thể 
thực vật. 
 1.3. Phân loại Thực vật
 Việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân 
chia chúng thành các bậc phân loại gọi là Phân loại Thực vật. Đặc điểm về hình 
thái, cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản  là các cơ sở phân loại các nhóm Thực vật. 
 Chương trình Sinh học 6 chỉ đề cập sơ lược hệ thống phân loại theo các bậc 
Ngành - Lớp - Bộ - Họ - Chi - Loài và giới thiệu đặc điểm cơ bản của các ngành 
thông qua các đại điện điển hình. Do vai trò và sự đa dạng của ngành Hạt kín 
nên Sinh học 6 giới thiệu ngành này đến đơn vị phân lớp (lớp Hai lá mầm và lớp 
Một lá mầm).
 1.4. Đa dạng của Thực vật
 Tính đa dạng của Thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của loài 
và môi trường sống của chúng. Nó được thể hiện bằng: Số lượng các loài và số 
lượng cá thể trong mỗi loài; Sự đa dạng về môi trường sống.
 1.5. Phương tiện trực quan
 Phương tiện trực quan là loại phương tiện dạy học mà qua đó học sinh quan 
sát, tìm tòi, phát hiện ra kiến thức bằng các giác quan.
 2. Cơ sở lí luận
 Thực vật là môn khoa học thực nghiệm. Để dạy - học có hiệu quả thì việc 
rèn luyện cho học sinh các kĩ năng quan sát, tìm tòi, thực hành thí nghiệm tìm ra 
kiến thức là rất quan trọng. Do vậy, các nhóm phương pháp trực quan, nhóm 
phương pháp thực hành có nhiều ưu điểm và lợi thế trong dạy - học kiến thức 
Thực vật. Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp sử dụng những 
phương tiện trực quan mà qua đó học sinh quan sát, tìm tòi, phát hiện ra kiến 
thức bằng các giác quan.
 Có thể phân loại các phương tiện trực quan sử dụng trong dạy học Sinh học 
6 thành 3 nhóm như sau:
 4 / 30 MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM VÀ SỬ DỤNG TIÊU BẢN KHÔ THỰC VẬT TRONG DẠY - HỌC SINH HỌC 6
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
 1. Thuận lợi
 Nước ta có khí hậu gió mùa ẩm nên rất thuận lợi cho sự phát triển đa dạng 
và phong phú của các loài Thực vật. Vì vậy, giáo viên và học sinh dễ dàng thu 
được mẫu vật tươi phục vụ cho dạy – học Sinh học 6. Địa phương nơi tôi công 
tác thuộc khu vực Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, khí hậu có thêm mùa đông lạnh, 
nên bên cạnh những cây nhiệt đới còn có thể thu thêm các cây cận nhiệt, ôn đới. 
 Nhà trường có phòng Sinh – Hóa được trang bị đầy đủ các đồ dùng dạy học 
cần thiết cho môn Sinh học, sắp xếp khoa học theo các khối lớp. Hằng năm, nhà 
trường luôn bổ sung và thay thế những đồ dùng bị hư hỏng. Trong phòng có bốn 
cặp ép khô Thực vật, nhiều bocan và nhiều đồ dùng Sinh học 6 khác.
 Trong trường có tới sáu giáo viên chuyên ngành Sinh học, đều là các cử 
nhân Đại học, nhiều năm công tác, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Giáo viên 
trong trường luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công việc và trong đời sống. 
Sinh hoạt nhóm chuyên môn đều đặn 2 lần trong tháng nên các giáo viên trong 
nhóm Sinh thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
 Học sinh của trường đa số ngoan, chăm chỉ, có phong trào học tập đặc 
biệt là các lớp chọn. Học sinh thuộc diện cá biệt hay có hoàn cảnh khó khăn 
chiếm số lượng ít nên khi giao việc, đa số các em có ý thức chuẩn bị mẫu mang 
tới lớp quan sát. 
 2. Khó khăn
 Bên cạnh thuận lợi nói trên, tôi và cả học sinh cũng gặp phải khó khăn 
trong việc thu mẫu tươi để dạy – học. 
 Trong những năm gần đây, kinh tế nước ta không ngừng tăng trưởng, 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ. Dân số đông, các khu đô thị với 
các tòa chung cư mọc lên như nấm. Diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp giảm 
sút nhanh chóng. Nhiều gia đình cũng thoát li không còn làm ruộng vườn. Cuộc 
sống công nghiệp khiến chúng ta không có nhiều thời gian rảnh để nuôi trồng. 
Địa phương nơi tôi dạy – học trong những năm gần đây cũng phát triển với tốc 
độ rất nhanh. Dân cư tấp nập. Diện tích đất hoang, đất canh tác giảm đi, thay vào 
đó là tăng diện tích đất ở, đất sản xuất, kinh doanh, dịch vụ  Từ một vùng quê 
bây giờ đã chuyển thành nửa nông thôn nửa thành thị. Chính vì lẽ đó mà cả tôi 
và học sinh đều khó tìm được đủ mẫu tự nhiên để quan sát.
 Mẫu tươi lại khó bảo quản được lâu, nhanh héo, làm giảm hiệu quả dạy – 
học, vì vậy cần sử dụng ngay sau khi thu mẫu hoặc sử dụng trong ngày. Nhưng 
không phải lớp nào cũng cùng học một bài trong cùng một ngày vì thời khóa 
biểu khác nhau nên vất vả cho giáo viên khi chuẩn bị mẫu cho từng lớp.
 6 / 30 MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM VÀ SỬ DỤNG TIÊU BẢN KHÔ THỰC VẬT TRONG DẠY - HỌC SINH HỌC 6
 Các bước thu và làm mẫu khô khá đơn giản và được trình bày trong sách 
 giáo khoa Sinh học 6 (trang 176 - 177), chính vì vậy trong đề tài này tôi không 
 đi chi tiết các bước mà chỉ chia sẻ một số kinh nghiệm trong quá trình làm:
 Khó khăn Khắc phục
 Bước 1: Thu mẫu.
 - Phần lớn các cây đều - Nắm bắt được phạm vi phân bố, mùa ra hoa tạo 
ra hoa, quả trong một thời quả trong năm của các cây để thu mẫu được đầy đủ các 
gian nhất định trong một bộ phận. Không nhất thiết phải đi xa mới lấy được mẫu. 
năm. Mỗi cây chỉ mọc ở Mạng xã hội hiện nay rất phát triển, kết nối bạn bè 
từng vùng nhất định trong không giới hạn, có thể xin mẫu ở các địa phương thông 
nước ta hay ở các nước qua mạng. Ví dụ: Biết ở Hồ Chí Minh quả chò ra hoa 
khác. tạo quả vào khoảng tháng 5, 6, 7 nên tôi đã chủ động kết 
 bạn trên mạng và xin được khá nhiều mẫu cho dạy bài 
 Phát tán của quả và hạt. 
 Quả chò
 - Nếu cây chưa có hoa, quả thì vẫn lấy mẫu, sau sẽ 
 bổ sung khi có.
 - Số lượng lấy mẫu ép mỗi cây ít nhất phải đủ chia 
 ra cho 4 nhóm học sinh quan sát và lấy dư để dự trù 
 trường hợp mẫu ép bị hỏng.
 - Mẫu lấy ở nơi xa thì cần thu nhiều hơn để sử dụng 
 khi cần thiết sau này.
 - Đối với các cây ngắn ngày hay cần mẫu cây nhỏ 
 vừa kích thước cặp ép thì có thể tự gieo hạt để thu mẫu.
 Gieo hạt đỗ đen Gieo hạt bầu
 8 / 30 MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM VÀ SỬ DỤNG TIÊU BẢN KHÔ THỰC VẬT TRONG DẠY - HỌC SINH HỌC 6
 - Rễ cọc khó thu được - Chọn cây nhỏ (bộ rễ không ăn quá sâu trong đất) 
mẫu hoàn chỉnh, hay bị mọc nơi đất tơi xốp thì có thể nhổ trực tiếp lấy rễ mà 
đứt rễ cái. không lo đứt.
 - Tưới nước quanh gốc cây nếu đất khô, cứng cũng 
 sẽ hạn chế làm đứt rễ cái khi nhổ thu mẫu.
 - Dùng xẻng nhỏ xúc khối đất gần gốc cây, nhấc 
 được cả bầu đất lên rồi mới loại bỏ đất xung quanh bộ 
 rễ.
 - Nhiều loại quả, hạt - Cần thu mẫu quả, hạt khô đặc biệt quả, hạt có lông, 
khô dễ gãy (đặc biệt quả, cánh trực tiếp vào hộp, không nên đựng trong túi. Có 
hạt có cánh), quả và hạt thể tận dụng những hộp sữa chua, hộp nhựa có nắp, hộp 
có túm lông bay bị xẹp lại giấy  để thu mẫu.
nếu đựng trong túi thu 
mẫu có nhiều đồ => sẽ 
không trực quan khi cho 
học sinh quan sát cách 
phát tán nhờ gió.
 Quả, hạt khô có cánh hoặc túm lông nên thu đựng trong hộp.
 - Hoa sau khi ép - Nên thu giống hoa có màu vàng, tím, xanh  khi 
thường chuyển màu tối. ép vẫn giữ nguyên màu. Không nên chọn giống hoa màu 
=> Không thẩm mĩ. đỏ vì thường chuyển màu tối sau khi ép. (Lưu ý khi xử 
 lí mẫu không nên sấy hay phơi mẫu ép hoa trực tiếp 
 dưới nắng => dễ mất màu hoa.)
 Hoa lan dendro vàng Hoa Salem tím
 10 / 30 MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM VÀ SỬ DỤNG TIÊU BẢN KHÔ THỰC VẬT TRONG DẠY - HỌC SINH HỌC 6
 - Cắt cây thành 2 phần sao cho phần to hơn vừa kích 
 thước cặp gỗ ép, khi khô đính cả 2 cạnh nhau lên giấy 
 cứng.
 Cây rau mùi
 - Tách nhị, nhụy trong - Nên chọn hoa có kích thước vừa và to để dễ dàng 
mẫu hoa: Đây là các chi tách nhị, nhụy bằng tay, khi lên giấy cứng học sinh sẽ 
tiết nhỏ, khó tách, do nhỏ quan sát được rõ các bộ phận của hoa.
nên cũng dễ bị thất lạc.
 Hoa bông gòn Hoa chùm ớt
 - Đối với hoa có kích thước nhỏ nhưng vẫn nhìn rõ 
 nhị và nhụy hoặc hoa mọc thành cụm như các cây họ 
 Cúc mà muốn tách 1 bông hoa nhỏ ta nên dùng nhíp 
 hoặc dao tỉa giấy có đầu rất nhỏ để tách.
 12 / 30

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_lam_va_su_dung_tieu.doc