Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bồi dưỡng phương pháp tự học môn Tiếng Anh Lớp 6 Trường THCS

doc 39 trang sklop6 12/07/2024 490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bồi dưỡng phương pháp tự học môn Tiếng Anh Lớp 6 Trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bồi dưỡng phương pháp tự học môn Tiếng Anh Lớp 6 Trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bồi dưỡng phương pháp tự học môn Tiếng Anh Lớp 6 Trường THCS
 Sáng kiến kinh nghiệm – NguyÔn ThÞ Hoµi Ph­¬ng – THCS Ph­¬ng Trung 1
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Tên đề tài:
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG 
 PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC 
 MÔN TIẾNG ANH 
 LỚP 6 TRƯỜNG THCS.
 N¨m häc 2012-2013- 1 - Sáng kiến kinh nghiệm – NguyÔn ThÞ Hoµi Ph­¬ng – THCS Ph­¬ng Trung 3
 1.3.5 Tự học với bạn 18
 1.3.6 Tự học với đĩa VCD 19
2. Một số kinh nghiệm trong việc khích lệ, động viên ý thức tự 
học của học 
sinh
 2.1. Khích lệ trong giờ học 19
 2.2. Khích lệ thông qua bảng tin “My English” 19- 20
 2.3. Khích lệ trong tiết trào cờ đầu tuần 21
3. Cách thức tổ chức áp dụng
 3.1. Tổ chức bồi dưỡng cho học sinh 21
 3.2. Tổ chức kiểm tra kết quả 22
 3.3. Tổ chức các hình thức học tập cho học sinh 23
4. Kết quả thực hiện 23-24
 4.1. Về nhận thức môn học:
 4.2. Về kết quả học tập
 C. KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm 25
2. Đề xuất kiến nghị 26
 2.1. Đối với giáo viên: 
 2.2. Về phía nhà trường:
 2.3. Về phía Phòng giáo dục:
 27
 28-30
 N¨m häc 2012-2013- 3 - Sáng kiến kinh nghiệm – NguyÔn ThÞ Hoµi Ph­¬ng – THCS Ph­¬ng Trung 5
sinh không có phương pháp học tập đúng đắn thì kết quả học tập không cao, 
mà lại mất nhiều thời gian. Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc học tập 
và thực hành bộ môn tiếng Anh của các em học sinh còn gặp nhiều khó khăn; 
không phải các em không có khả năng lĩnh hội kiến thức mới mà các em chưa 
có phương pháp học tiếng Anh hiệu quả.. Học Ngoại ngữ đòi hỏi người học 
phải say mê, linh hoạt, nhạy bén và đặc biệt là phải tự học. Nhận thức được 
tầm quan trọng và sự cần thiết của việc bồi dưỡng ý thức tự học cho học sinh, 
trong quá trình giảng dạy tôi đã chú ý tới các biện pháp nhằm nâng cao tinh 
thần học tập của học sinh giúp các em có phương pháp tự học nhằm mang lại 
hiệu quả học tập. Những kinh nghiệp đó đã được thể hiện trong đề tài : “Bồi 
dưỡng phương pháp tự học môn tiếng Anh”
2. Phạm vi nghiên cứu
 Tất cả học sinh đang học và sẽ học môn tiếng Anh đều rất cần được bồi 
dưỡng phương pháp tự học, nâng cao hiệu quả học tập. Tuy nhiên trong đề tài 
này tôi chỉ xin được tập trung vào bồi dưỡng phương pháp tự học môn tiếng 
Anh cho đối tượng là các em học sinh lớp 6.
 N¨m häc 2012-2013- 5 - Sáng kiến kinh nghiệm – NguyÔn ThÞ Hoµi Ph­¬ng – THCS Ph­¬ng Trung 7
1. Một số kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng phương pháp tự học cho học 
sinh.
1.1. Phương pháp học bài cũ:
 Đối với mỗi học sinh, trước khi đến lớp cần phải học bài cũ, công việc 
này phải được thực hiện ở nhà. Khi các em có phương pháp tự học ở nhà, 
những kiến thức vừa được học trên lớp sẽ khắc sâu đối với các em hơn, như 
vậy khi đến lớp tiếp thu kiến thức mới các em sẽ hiểu ngay và có cơ hội để vận 
dụng và sáng tạo. Thường thì một tiết học tiếng Anh ở trên lớp các em được 
học về từ vựng, các cấu trúc câu, bài hội thoại, đoạn văn hay được nghe những 
đoạn hội thoại. Vậy thì về nhà các em sẽ học những gì? Và học như thế nào 
cho hiệu quả mà vẫn có hứng thú học tập?
1.1.1. Học thuộc từ mới
 Khi học Ngoại ngữ nói chung và học tiếng Anh nói riêng học sinh cần 
phải tiếp cận, nhận biết được những yếu tố nhỏ nhất và cơ bản đầu tiên để làm 
cơ sở cho giao tiếp bằng ngôn ngữ đó chính là phần từ vựng. Đối với các em 
học sinh lớp 6 việc để học thuộc một từ mới tiếng Anh, vận dụng vào những 
tình huống cụ thể không phải là điều dễ dàng. Như vậy cần phải giúp các em 
hiểu khi học từ mới các em học những nội dung gì và học như thế nào? để giải 
quyết vấn đề này, tôi đã tiến hành bồi dưỡng các em những nội dung sau:
a. Những yêu cầu khi học từ mới:
- Phải viết được từ tiếng Anh.
- Hiểu được nghĩa tiếng Việt
- Biết cách phát âm từ tiếng Anh đó.
- Biết vận dụng từ tiếng Anh đó vào ngữ cảnh cụ thể trong giao tiếp.
Ví dụ: a student : học sinh /'stjud∂nt/ - I am a student/ Are you a student?/ My 
sister is a student
b. Cách học thuộc từ mới nhanh và hiệu quả:
Cách 1: Viết từ mới lên các mẩu giấy sau đó dán lên khu vực bàn học, để mỗi 
khi ngồi vào bàn học được nhìn thấy chúng sẽ nhớ lâu hơn. (chú ý viết bằng 
bút chì để sử dụng lần sau).
 A student: A doctor
  (My father is a 
 (I’m a doctor)
 student)
 N¨m häc 2012-2013- 7 - Sáng kiến kinh nghiệm – NguyÔn ThÞ Hoµi Ph­¬ng – THCS Ph­¬ng Trung 9
- Che phần nghĩa tiếng Việt, đọc phần tiếng Anh, kiểm tra xem mình đã nhớ 
nghĩa tiếng Việt chưa.
- Khi đã nhớ nghĩa tiếng Việt của các từ, thì che phần tiếng Anh, nhìn vào phần 
tiếng Việt và kiểm tra xem mình có đọc và viết chính xác các từ tiếng Anh 
tương ứng hay không.
Việc nghi chép từ và học từ được thực hiện sau mỗi bài học, và thực hiện 
thường xuyên trong quá trình học tập. Trong quá trình học nên tự đưa ra tình 
huống có những từ tiếng Anh đó để luyện tập sử dụng (không nhất thiết là hs 
phải biết hết các từ, nếu từ nào chưa biết có thể dùng bằng tiếng Việt.)
1.1.2. Học thuộc các mẫu câu có trong bài
 Trong tiếng Anh, hiện tượng ngữ pháp, cấu trúc và từ vựng được thiết 
lập và phát âm hoàn toàn khác so với tiếng Việt. Cách viết câu tiếng Anh cũng 
khác nhiều so với cách dịch sang tiếng Việt. Từ việc các em đã có được vốn từ 
vựng khi học thuộc chúng, các em còn cần phải học thuộc các cách đưa từ 
vựng đó vào thành câu văn trong những ngữ cảnh cụ thể. Như vậy, việc học 
thuộc các mẫu câu cũng rất quan trọng.
a. Yêu cầu khi học các mẫu câu:
- Viết được mẫu câu 
- Phân tích các thành phần có trong mẫu câu đó
- Sử dụng mẫu câu đó để đặt câu theo tình huống cụ thể
- Tìm các tình huống có trong bài sử dụng mẫu câu đó.
b. Cách học mẫu câu:
+ Viết các mẫu câu đó vào trong một quyển sổ tay, bao gồm cách thành lập, 
cách sử dụng.
+ Tìm các câu trong bài học , bài tập có liên quan đến mẫu câu 
+ Tự nghĩ ra tình huống sử dụng mẫu câu đó.
Ví dụ (1): Khi học Unit 3. At home, học sinh được học mẫu câu hỏi về số 
lượng đối với danh từ đếm được.
* Form: How many + N(s) + are there + in + one’s + N?
 There is + a/an + N
 There are + số lượng + N(s)
Các em sẽ tìm thấy các câu trong bài và phân tích các thành phần có trong câu 
như: “How many people are there in your family?” 
 N¨m häc 2012-2013- 9 - Sáng kiến kinh nghiệm – NguyÔn ThÞ Hoµi Ph­¬ng – THCS Ph­¬ng Trung 11
b. Cách thực hiện:
- Luyện tập bài hội thoại có thể giúp cho khả năng phát âm của mình tốt hơn. 
Khi đọc cần chú ý trọng âm và ngữ điệu của câu. Tự mình đóng các vai trong 
bài hội thoại, nếu có thể nên kết hợp với bạn bè hoặc anh chị em để thực hiện. 
Tập cho mình những thói quen trong giao tiếp như: tự tin, thể hiện sự quan tâm 
đến người mình đang giao tiếp, nếu một mình đóng vai thì sẽ đứng trước 
gương để thực hiện. Trong điều kiên cho phép, nên thu âm của mình vào và 
phát lại sẽ nhận ra cái được và chưa được.
Ví dụ: Unit 5 Things I do. (A5)
Ba: What do you and Nga do after school? Lan: Yes, they do.
Lan: We play volleyball. Ba: Do you play soccer?
Ba: What do Thu and Vui do? Lan: No, I don’t.
Lan: They play soccer. Ba: Does Nga play soccer?
Ba: Do girls play soccer? Lan: No, she doesn’t.
- Để tóm tắt hoặc kể lại nội dung bài khóa giáo viên cần hướng dẫn các em 
hiểu nội dung chính của bài sau đó vận dụng kiến thức của mình để diễn đạt 
lại. Chú ý những thay đổi cần thiết.
+ Chuyển đổi các đại từ (I/You -> He/She, my/your -> his/her, me -> 
her/him..)
+ Chia động từ cho phù hợp với chủ ngữ mới. (I play -> He plays.)
Ví dụ: Đoạn hội thoại giữa Ba và Lan trong Unit 5 Things I do (A5)
 Thu and Vui play soccer after school. And Lan and Nga don’t play 
soccer. Nga and Lan play volleyball after school.
- Trong quá trình học trên lớp các em đã tham gia trả lời các câu hỏi của bài 
khóa. Tuy nhiên sẽ có những câu hỏi các em chưa tự trả lời được, vì vậy cần 
hướng dẫn các em khi về nhà phải tự mình trả lời lại các câu hỏi đó với mục 
đích ôn lại bài và rèn kĩ năng đọc hiểu, từ đó giúp các em hiểu nội dung bài sâu 
hơn, nhớ lâu hơn.
Ví dụ: Unit 5 Things I do (A2)
 a. What does Nga do every day? – She gets up at six.
 b. What does Nga do every morning? – She goes to school.
 c. What does she do every afternoon? – She plays games.
 d. What does she do every evening? – She does her homework.
 N¨m häc 2012-2013- 11 - Sáng kiến kinh nghiệm – NguyÔn ThÞ Hoµi Ph­¬ng – THCS Ph­¬ng Trung 13
b. Cách làm bài tập trong sách bài tập tiếng Anh 6.
- Đầu tiên giáo viên sẽ giúp các em tìm hiểu sách bài tập, hiểu các yêu cầu 
bằng tiếng Anh trong sách và cách cách làm.
- Dùng bút chì để làm bài tập
- Làm trực tiếp vào sách bài tập
- Trong quá trình làm phát hiện có những từ mới nào sẽ gạch chân và cố gắng 
đoán nghĩa nếu cần thiết sẽ tra từ điển và ghi luôn nghĩa sang bên cạnh. Sau đó 
ghi sang sổ tay từ vựng cá nhân.
- Trao đổi với bạn bè để hoàn thiện bài tập.
- Trong quá trình làm các bài tập lưu ý các em ghi chép những từ mới, cấu trúc, 
ngữ pháp xuất hiện trong các bài tập để mở rộng vốn kiến thức ngôn ngữ.
Ví dụ: Unit 2 At school.
 B. Where do you live? (A4,5,6- P13)
Bài tập điền từ còn thiếu để hoàn thành các mẩu đối thoại ngắn. Các em sẽ ghi 
lại mẫu câu hỏi và trả lời về nơi ở của bạn mình.
 Where do /does + S + live? 
 - S + live/lives + on + tên phố + Street
 - S + live/ lives + in + tên xã/ huyện/tỉnh. (mẫu câu này sẽ sử dụng khi các 
 em trả lời cho bài tập 6. Write the answers: d, Where do you live?)
1.2. Phương pháp chuẩn bị bài mới
 Thực tế giảng dạy cho thấy học sinh sẽ đạt kết quả học tập cao chỉ khi 
các em có động cơ học tập đúng đắn và niềm say mê hứng thú với bộ môn. 
Động cơ học tập chỉ có được khi các em cảm thấy có hứng thú với môn học và 
thấy được cả sự tiến bộ của mình. Trong tiết học, các em cảm thấy mình có vị 
trí, có ý nghĩa khi được tham gia vào trả lời các câu hỏi, phát biểu xây dựng bài 
và nhận xét được câu trả lời của bạn, đóng góp vào bài giảng của cô giáo 
những kiến thức hiểu biết mà các em có được từ sự nghiên cứu qua sách báo, 
khai thác trên mạng InternetVậy các em sẽ phải làm như thế nào và làm gì 
để đón nhận một bài học mới một cách có hiệu quả? Bên cạnh công việc học 
bài cũ, các em còn phải biết cách tự học, tự chuẩn bị bài mới ở nhà. Sau đây là 
một số cách bồi dưỡng cho học sinh cách tự chuẩn bị bài ở nhà.
1.2.1 Chuẩn bị bài khóa
 Chuẩn bị bài khóa là công việc quan trọng giúp cho các em tiếp thu bài 
trên lớp nhanh hơn và hiệu quả hơn. Vì mỗi tiết học, các em không chỉ dừng lại 
 N¨m häc 2012-2013- 13 - Sáng kiến kinh nghiệm – NguyÔn ThÞ Hoµi Ph­¬ng – THCS Ph­¬ng Trung 15
+ Trường các em học có bao nhiêu tầng? có mấu dãy nhà? Có bao nhiêu phòng 
học? phòng học của các em ở tầng mấy?
+ Trường của các em có bao nhiêu thầy cô giáo? Có bao nhiêu bạn học sinh 
của cả trường? của từng khối? và của lớp mình?
Ví dụ 3: Unit 10 Staying healthy B. Food and drink, các em sẽ mang đến lớp 
những hoa quả thật làm cho lớp học sẽ sôi nổi và mang nhiều màu sắc.
+ Các em chuẩn bị một số loại hoa quả như: cam, táo, nho, chuối, rau củ quả: 
cà rốt, bắp cải/ đậu/ hànhđồ uống như: sữa, nước lavie.. 
1.2.3. Chuẩn bị những vấn đề vướng mắc cần hỏi thầy, cô giáo:
 Tiếng Anh là một môn khó học, đòi hỏi người học phải đầu tư thời gian, 
công sức, sự say mê với môn học. Nhưng khi có hứng thú, say mê học tập rồi 
thì trong quá trình học các em sẽ gặp không ít trở ngại. Một trong những sự trở 
ngại đó là khi làm bài tập hoặc đọc bài trả lời các câu hỏi có những phần các 
em không hiểu, không biết phải làm gì thì các em lại không biết hỏi ai. Những 
thế hệ phụ huynh học sinh hiện nay rất ít người có khả năng hiểu biết về ngoại 
ngữ, phần vì họ không được học, và cũng vì công việc của họ không có sự liên 
quan đến Ngoại ngữ. Cho nên các em học sinh khi gặp khó khăn sẽ không có 
người giúp tháo gỡ những vướng mắc để các em lại tiếp tục say sưa với những 
phần việc đang làm. Chính vì vậy việc hướng dẫn các em ghi chép lại những 
điều cần hỏi, cần cô giáo giải thích ra vở là rất cần thiết.
+ Trước tiên các em cần xác định những vấn đề chưa hiểu sẽ được cô giáo giải 
thích, không nên quá coi trọng việc không hiểu một câu, hay không làm được 
một phần của bài tập là lo lắng, hay bị cô giáo phê bình. 
+ Động viên các em tích cực tự học và ghi chép lại những vấn đề vướng mắc, 
sau đó sẽ hỏi cô giáo vào những giờ trên lớp, lúc ra chơi hay bất kì lúc nào mà 
thầy cô giúp đỡ được. 
+ Thầy cô luôn luôn sẵn sàng giúp các em học tập và phát triển môn tiếng Anh, 
khuyến khích những em có nhiều câu hỏi và có nhiều ý tưởng sáng tạo.
1.3. Một số hình thức tự học khác nhằm nâng cao kiến thức ngôn ngữ và 
phát triển kỹ năng giao tiếp
 Phương pháp tự học bài cũ, chuẩn bị bài mới giúp cho học sinh khắc sâu 
được những kiến thức trong sách giáo khoa mà các em lĩnh hội trên lớp. Nhưng 
những kiến thức đó đã được định sẵn, các em chủ động đón nhận những kiến 
thức từ thầy cô giáo, từ sách giáo khoa. Như thế vẫn chưa đủ, mà với một xã 
hội phát triển nhanh hiện nay đòi hỏi người học tiếng Anh còn phải học nhiều 
hơn những gì đang được học từ sách giáo khoa thì mới có thể đáp ứng được 
những nhu cầu ngày càng cao của xã hội. 
 N¨m häc 2012-2013- 15 -

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_boi_duong_phuong_ph.doc