Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp

doc 25 trang sklop6 07/05/2024 1030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp
 Đề tài: Một số kĩ năng giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 I.1. Lí do chọn đề tài:
 “ Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng cây, vì lợi ích mười năm thì phải trồng 
 người” câu nói của Bác đã thấm nhuần trong tư tưởng, đường lối lãnh đạo của 
 Đảng. Vì vậy vai trò của người thầy càng có vị trí quan trọng, người thầy giúp 
 định hướng nhân cách ở mỗi con người, góp phần xây dựng những nhân tài của 
 thế hệ tương lai. Nghị Quyết TW II, khóa VIII Đảng ta đã khẳng định rằng “ Giáo 
 dục đào tạo là quốc sách hàng đầu và đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát 
 triển”. Thực tế trong những năm học qua nghành giáo dục đã có những phong 
 trào thi đua, hoạt động sôi nổi đó chính là chuyển biến mới mẽ trong các hoạt 
 động dạy và học. Đặc biệt thực hiện phong trào “ Trường học thân thiện, học sinh 
 tíc cực”. Vì vậy vai trò của người thầy định hướng, học trò lĩnh hội hết sức quan 
 trọng. 
 Bên cạnh công tác giảng dạy, công tác giáo viên chủ nhiệm lớp cũng hết sức 
 quan trọng. Có lẽ, chưa bao giờ trong lịch sử giáo dục của dân tộc ta lại đặt lên 
 vai người giáo viên lớp một trọng trách nặng nề như hiện nay, đó là tổ chức, phối 
 hợp, liên kết các lực lượng giáo dục xã hội và gia đình để thực hiện mục tiêu giáo 
 dục toàn diện.
 Đứng trước thực tế đó, sự cần thiết cần phải có một người thầy giỏi và có tâm 
 với nghề và đặc biệt phải có phương pháp giáo dục đúng đắn. Giáo viên chủ 
 nhiệm không những là người thầy, người cô mà là người cha, người mẹ, người 
 anh, người chị, là người bạn làm sao phải giáo dục các em có một nhân cách đạo 
 đức tốt, có ý thức tự giác cao, luôn làm chủ được bản thân trong mọi tình huống 
 của cuộc sống. Gắn với nhiệm vụ đó thì mỗi giáo viên chủ nhiệm cần đổi mới 
 phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng của lớp mình cũng như phong trào 
 chung của nhà trường. Vì thế khi chọn đề tài này bản thân tôi cũng hết sức băn 
Giáo viên : Thái Đình Quyền Trang 1 Đề tài: Một số kĩ năng giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp
 I.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Học sinh lớp 9A2 trường THCS Phan Đình Phùng năm học 2013-2014 tôi chủ 
 nhiệm.
 I.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu. 
 Do điều kiện không cho phép, nên trong đề tài nhỏ này tôi chỉ nghiên cứu và đưa 
 ra “ Một số kĩ năng giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp” đối với lớp 
 9A2 trường THCS Phan Đình Phùng mà tôi chủ nhiệm.
 I.5. Phương pháp nghiên cứu.
 Để thực hiện tốt đề tài này tôi thực hiện các phương pháp như: 
- Phương pháp nghiên cứu lí luận và phương pháp khoa học, thực tế và các tài liệu 
khác nhau.
- Phương pháp chính: điều tra, tìm hiểu qua tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ, tiết sinh 
hoạt lớp cuối tuần, các buổi lao động, hoạt động giáo dục.
- Phương pháp hỗ trợ : Trò chuyện, đọc sách, quan sát nghiên cứu sản phẩm.
 Qua các phương pháp đó tôi còn quan tâm đến tâm lí, sở thích, môi trường, hoàn 
cảnh, cá tính của từng em để có tính giáo dục cao cho các em, tránh gây khen 
nhầm, trách nhầm làm tổn thương các em. 
Trên đây là lí do, mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, giới hạn và phương pháp tôi đã 
chọn để thực hiện đề tài của mình.
Giáo viên : Thái Đình Quyền Trang 3 Đề tài: Một số kĩ năng giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp
 Hai là nếu những phản ánh, nguyện vọng nếu cần phải đáp ứng thì giáo viên 
chủ nhiệm bàn với các thầy cô khác báo cáo hiệu trưởng tìm cách giải quyết cho có 
tình có lí , tạo điều kiện cho học sinh, cho tập thể có cơ hội phát triển.
 Cần khẳng định giáo viên chủ nhiệm là một nhà sư phạm vừa là đại diện của 
hiệu trưởng , đại diện của tập thể học sinh.. Tính giao thoa của vị trí người giáo 
viên chủ nhiệm để tạo nên “cái cầu nối” giữa hiệu trưởng và tập thể học sinh sẽ tạo 
ra cơ hội, điều kiện giải quyết kịp thời, có hiệu quả cao trong tổ chức tác động giáo 
dục, tránh được những mâu thuẫn, những hiểu lầm của các mối quan hệ trong và 
ngoài nhà trường, trong và ngoài lớp chủ nhiệm.
Ngày nay, vị trí “cầu nối” của giáo viên chủ nhiệm vô cùng quan trọng bởi trong 
bối cảnh hội nhập, học sinh luôn bị tác động bởi các yếu tố tích cực và tiêu cực, các 
em có nhiều suy nghĩ nhạy cảm, năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình 
nhưng lại thiếu kinh nghiệm, hiểu biết còn hạn chế đã dẫn tới sự khó khăn khi 
lựa chọn các phương án ứng xử. Vì vậy tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “ Một số 
kĩ năng giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.” 
II. 2. Thực trạng.
 Muốn nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp trước hết chúng ta cần phải 
nhìn thẳng vào thực trạng của lớp mình, trường mình, địa phương nơi mình giảng 
dạy để từ đó đưa ra những phương pháp giáo dục có hiệu quả.
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm ở trường THCS Phan Đình Phùng tôi đã 
nhận thấy những tthực rạng sau.
 a. Thuận lợi, khó khăn.
 * Thuận lợi: 
- Được sự quan tâm của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường về công tác dạy và học.
 - Đội ngủ làm công tác chủ nhiệm lớp hầu hết là giáo viên trẻ năng động, nhiệt 
tình trong công tác giáo dục. Đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm khối 9 có nhiều thầy 
Giáo viên : Thái Đình Quyền Trang 5 Đề tài: Một số kĩ năng giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp
mình chủ nhiệm được Ban giám hiệu, tổ, khối ghi nhận. Cụ thể trong năm học 
2013-2014 không có học sinh bỏ học, không có hạnh kiểm trung bình, 100% đỗ tốt 
nghiệp. Đặc biệt là được học sinh yêu quý, phụ huynh tin tưởng, đây cũng là động 
lực giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà trường, xã hội giao phó.
* Hạn chế.
Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó trong quá trình làm công tác chủ nhiệm 
lớp còn nhiều hạn chế vì bản thân chưa được đào tạo chuyên về công tác chủ nhiệm 
nên cũng gặp không ít khó khăn trong công tác này.
 c. Mặt mạnh và mặt yếu:
 * Mặt mạnh:
 - Là giáo viên giảng dạy bộ môn ngữ văn tôi luôn sống giản dị, tình cảm gần gũi 
 với các em, thông cảm đối với những em có hoàn cảnh đặc biệt, những em chưa 
 mạnh dạn hòa đồng vào tập thể, giúp các em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của 
 mình.
 - Là người thầy mẫu mực, công bằng khi xử lí trong mọi tình huống để phân tích 
 cho các em hiểu.
 - Hiện nay tài liệu tham khảo nhiều, nhiều tấm gương sáng của thầy (cô) luôn là 
 động lực giúp tôi làm tốt công việc mình được giao. Các lớp tập huấn của ngành, 
 hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm tham gia 
 học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ theo kịp xu thế đổi mới hiện nay.
 * Mặt yếu:
 - Đối tượng giáo dục là các em THCS nên ở giai đoạn này các em đang bắt đầu 
 hình thành và phát triển nhân cách vì vậy giáo viên phải tế nhị xử lí đúng mực 
 không sẽ chạm đến lòng tự ái của các em.
 - Vì bản thân luôn gần gũi với các em nên đôi lúc xử lí còn nặng về tình cảm, tạo 
 thói quen không tốt cho các em.
Giáo viên : Thái Đình Quyền Trang 7 Đề tài: Một số kĩ năng giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp
 Như chúng ta đã biết giáo viên chủ nhiệm thay mặt hiệu trưởng, hội đồng 
 nhà trường và cha mẹ học sinh quản lí và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo 
 dục toàn diện học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương kế 
 hoạch của nhà trường ở lớp.
 Với những vai trò, tầm quan trọng như trên, vậy làm thế nào để đưa lớp 
 mình chủ nhiệm hoạt động tốt vào “quỹ đạo” chung của nhà trường? Làm thế 
 nào để giáo dục các em phát triển một cách toàn diện nhất? Trong quá trình làm 
 công tác chủ nhiệm bản thân tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm về kĩ năng 
 làm tốt công tác chủ nhiệm lớp xin được chia sẻ như sau:
* Tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục.
 Nhà giáo dục vĩ đại Nga Usinxki nói rằng : “ Muốn giáo dục con người về 
mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt”. Xuất phát từ điều này, trước khi 
được Ban giám hiệu phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 9A2 , sau khi có danh 
sách học sinh tôi đã cố gắng nhớ tên của các em vì theo tôi đây là điều cần thiết để 
gần gũi với các em hơn. Điều này đã giúp tôi nhanh chóng để lại ấn tượng trong 
lòng các em. 
 Ví dụ : Khi nhận được danh sách lớp 9A2, tôi đã xem kĩ và đọc lại nhiều lần ( vì 
ở lớp dưới tôi chưa được tiếp cận các em ), để nhớ tên và biết mặt của các em trong 
những ngày đầu nhận lớp lao động, phát sách vở tôi gọi tên từng em và hỏi thăm 
tình hình trong dịp hè, nhà có xa trường khôngvới sự quan tâm này tôi nhận thấy 
ở các em vẻ hài lòng và thích thú.
 Tiếp theo, tôi gặp các giáo viên chủ nhiệm cũ để nắm rõ hơn về hoàn cảnh và 
tích cách của từng em để thuận lợi cho việc định hướng đúng Ban cán sự lớp, cũng 
như đưa ra được các biện pháp giáo dục phù hợp.
 Ví dụ : Tôi đã trực tiếp gặp thầy, cô chủ nhiệm cũ đó là cô Vũ Thị Hoàng Oanh 
(lớp 7A2 – năm học 2011-2012), thầy Lê Anh Hoan ( lớp 8A2 – năm học 2012-
Giáo viên : Thái Đình Quyền Trang 9 Đề tài: Một số kĩ năng giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp
 Kết quả bầu Ban cán sự lớp 9A2 như sau:
Lớp trưởng: Đoàn Ngọc Vĩnh Nghi Tổ trưởng tổ1: Nguyễn Ngọc Bích
Lớp phó học tập: Nguyễn Minh Tuấn Tổ trưởng tổ 2: Phạm Văn Cường
Lớp phó lao động: Nguyễn Công Tuấn Tổ trưởng tổ 3: Nguyễn Thị Nga
Lớp phó văn thể: Nguyễn Minh Hương Tổ trưởng tổ 4: Trương Thị Hà
Thủ quỹ: Phan Thị Yên
 Sau khi phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong Ban cán sự lớp, tôi đã tiến 
hành phân nhóm học sinh như đôi bạn cùng tiến ( giỏi- yếu, khá- trung bình) giúp 
đỡ nhau trong suốt năm học.
 * Xây dựng nề nếp:
 Đây là công việc hết sức quan trọng và khó khăn. Trong công việc này người 
giáo viên chủ nhiệm không chỉ có nhiệm vụ ổn định lớp trong tiết học của mình mà 
còn có nhiệm vụ nhắc nhỡ học sinh phải trật tự, nghiêm túc trong giờ học và thực 
hiện tốt nội quy của nhà trường, của lớp. Để làm tốt nhiệm vụ này tôi đã phân công 
nhiệm vụ tự quản các giờ học và sinh hoạt, tuy nhiên không phải giáo viên chủ 
nhiệm vắng mặt mà cần chỉ đạo trực tiếp, hoặc gián tiếp, cụ thể là phải theo dõi 
từng hoạt động của học sinh không phải thờ ơ, để mặc lớp làm gì thì làm mà cần 
phải lôi kéo các em vào hoạt động chung, kích thích được tinh thần, trách nhiệm sự 
tự giáo dục và giáo dục lẫn nhau của các em.
- Xây dựng nề nếp, kiểm tra bài 15 phút đầu giờ :
Việc kiểm tra bài đầu giờ (sinh hoạt 15 phút) nhằm hình thành ở các em ý thức tự 
giác, tính kỉ luật và tinh thần tập thể, giúp các em biết thi đua và hoàn thành nhiệm 
vụ, giáo viên chủ nhiệm cần bám lớp đều đặn trong những ngày đầu của năm học 
để giúp các em truy bài có hiệu quả, sau đó có thể kiểm tra gián tiếp qua Ban cán 
sự lớp.
Giáo viên : Thái Đình Quyền Trang 11 Đề tài: Một số kĩ năng giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp
- Xây dựng nề nếp trong tiết sinh hoạt cuối tuần:
 Đây là tiết học quan trọng vì tổng hợp đánh giá cả tuần học của học sinh tiết 
sinh hoạt này giáo viên có kế hoạch như sau: 
 Bước 1: Lớp trưởng báo cáo về những ưu, nhược điểm của lớp trong tuần.
 Bước 2: 
 + Các tổ trưởng lên bảng báo cáo học tập của tổ mình dựa vào tiêu chí cho điểm 
 của lớp và xếp loại cuối tuần. 
 +Lớp phó học tập báo cáo về tình hình học tập, làm bài tập, ý thức xây dựng bài 
 của các bạn trong lớp.
 + Lớp phó lao động nhận xét về vệ sinh, trực nhật của các tổ.
 Bước 3. Ý kiến của các thành viên trong lớp (nếu có).
 Bước 4. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, nhận xét tình hình học tập trong tuần, 
 đưa ra kế hoạch cho tuần tới.
 Bước 5. Giáo viên chủ nhiệm tuyên dương những cá nhân có thành tích tốt về 
 học tập và đạo đức đồng thời phê bình những học sinh vi phạm, chưa tiến bộ.
 Thực hiện tốt các bước trên sẽ giúp các em có ý thức tự giác cao và có ý chí vươn 
 lên trong học học tập.
 * Về nề nếp học tập:
 Một trong những công việc chính của giáo viên chủ nhiệm lớp, đây là một công 
 việc hết sức quan trọng. Vì giáo viên chủ nhiệm lớp không những dạy tốt bộ môn 
 của mình đảm nhiệm mà còn có nhiệm vụ nhắc nhỡ các em học tốt tất cả các môn. 
 Làm tốt điều này giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải phối hợp chặt chẽ với giáo 
 viên bộ môn để nắm rõ tình hình học tập của các em. Giáo viên chủ nhiệm yêu 
 cầu tổ trưởng các tổ ghi điểm “tốt” cũng như điểm “xấu”của các bạn vào sổ theo 
 dõi để cộng vào điểm xếp loại cuối tuần, cuối tháng. Những học sinh đạt nhiều 
 điểm tốt và có tư cách đạo đức tốt, cuối tháng tổng kết điểm giáo viên chủ nhiệm 
Giáo viên : Thái Đình Quyền Trang 13 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_ki_nang_giup_giao_vien_lam_tot.doc