Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THCS Cổ Bi

doc 17 trang sklop6 07/05/2024 2850
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THCS Cổ Bi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THCS Cổ Bi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THCS Cổ Bi
 PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài. 
 Hạnh phúc là gì mà sao ai cũng phải kiếm tìm. Không có bất cứ một khuôn 
mẫu cố định nào cho hạnh phúc: “Làm điều bạn thích là tự do. Thích điều bạn 
làm là hạnh phúc.” (Frank Tyger). Dù với mỗi người, hạnh phúc tồn tại ở nhiều 
trạng thái khác nhau nhưng chung quy lại đều giữ một vai trò và ý nghĩa vô cùng 
quan trọng. Chính vì tầm quan trọng của hạnh phúc mà hội đồng Liên Hợp Quốc 
quyết định đã lấy ngày 23 tháng 3 hàng năm là ngày Quốc tế hạnh phúc kể từ 
năm 2013. Ở Việt Nam Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2589/QĐ-
TTg ngày 26/12/2013 phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc 
tế hạnh phúc 20/3 hàng năm”.
Đối với một học sinh hạnh phúc trước hết là được sống trong một gia đình hạnh 
phúc, được nhận tình yêu thương từ cha mẹ và người thân. Bên cạnh đó các em 
cũng cần được trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc và một lớp học 
hạnh phúc. Nơi ấy các em được học tập, được vui chơi, được chia sẻ, được thấu 
hiểu, được yêu thương và tôn trọng. Với giáo viên hạnh phúc là được truyền đạt 
kiến thức, đào tạo ra được các thế hệ học trò có nhân cách tốt, có kiến thức giỏi, 
là những đứa con ngoan và những con người có ích cho xã hội. Nhưng thực tế 
thì sao? hàng loạt các sự việc không vui xuất hiện trong học đường trong thời 
gian vừa qua, tỉ lệ stress học đường tăng cao, bạo lực học đường đáng báo động, 
mối quan hệ thày trò căng thẳng.. tất cả các vấn đề đó được phản ánh hàng 
ngày qua các kênh truyền thông là điều nhức nhối của xã hội nói chung và của 
ngành giáo dục nói riêng.
Tôi cứ băn khoăn mãi một câu hỏi lớn được đặt ra là “ làm thế nào để mỗi ngày 
học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên đến trường mỗi ngày là một niềm 
hạnh phúc. Xây dựng trường học, lớp học hạnh phúc là vấn đề cần thiết không 
chỉ của riêng các nhà quản lí mà là của tất cả những người làm giáo dục, trong 
đó có tôi. Chính vì vậy đã thúc đẩy tôi lựa chon đề tài “Một số giải pháp xây 
dựng lớp học hạnh phúc tại trường THCS Cổ Bi”
II. Mục đích, yêu cầu
 Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp xây dựng lớp học 
hạnh phúc tại trường THCS Cổ Bi” với mục đích:
-Giúp cho học sinh luôn cảm thấy hạnh phúc khi tới trường, cảm thấy hạnh phúc 
trong mỗi tiết dạy, cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi là học sinh Cổ Bi. Giúp 
cho học sinh trở thành ngời có đạo đức, tình cảm, biết quan tâm chia sẻ. Học 
sinh cảm thấy hào hứng tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và hoạt 
động tập thể. 3/16
 PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận:
 1. Khái niệm hạnh phúc.
+ Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi 
được đáp ứng,thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh 
thần.
+ Hạnh phúc của một học sinh trung học là
- Được sống và học tập trong một môi trường thân thiện, gia đình, người thân 
tạo điều kiện vật chất, tinh thần trong khả năng hiện có phục vụ cho học tập và 
rèn luyện.
- Luôn đạt kết quả tốt trong học tập theo khả năng của bản thân.
- Được thầy cô và bạn bè yêu mến, được tiếp thu kiến thức tiên tiến của nhân 
loại và vận dụng nó vào đời sống, làm hành trang cho bản thân.
- Được chia sẻ, giúp đỡ bạn bè, được khẳng định bản thân, được trải nghiệm...
 2. Khái niệm lớp học hạnh phúc.
- Lớp học hạnh phúc: “là nơi học sinh, thầy cô, cán bộ và nhân viên của nhà 
trường được an toàn, được tôn trọng, được yêu thương, được học tập và làm việc 
bằng sự tự nguyện, trách nhiệm và nghĩa vụ” (PGSTS Đặng Quốc Bảo)
 Kết quả thống kê của Đại học Sư phạm TP.HCM khảo sát trên 181 học 
sinh THCS, học sinh mong muốn 10 điều giáo viên sẽ thay đổi để việc học được 
hạnh phúc hơn cho kết quả khá bất ngờ.
Kết quả thống kê như sau: 
• 92,8% mong giáo viên cười nhiều hơn.
• 84% mong giáo viên nhẹ nhàng hơn khi học sinh làm sai.
• 82,4% mong giáo viên đừng phê bình trước mặt bạn bè.
• 82,4% được tổ chức học tập xen kẽ vui chơi.
• 75,4% mong giáo viên đừng bắt học thuộc lòng quá nhiều.
• 74% mong giáo viên đừng nhắc lại môn học này là quan trọng.
• 70,2% mong giáo viên khen thưởng nhiều hơn trách móc.
• 66,3% mong giáo viên bớt bài tập về nhà.
• 62,4% mong được tăng cường thực tế, khám phá thực tiễn. 5/16
trường không?” Kết quả cho thấy thầy cô cảm thấy ít hạnh phúc đi đến trường. 
Nguyên nhân chủ yếu do giáo viên phải chụi áp lực từ nhiều phía.
 Có quá nhiều áp lực đặt lên người giáo viên. Áp lực phải làm tốt công 
việc, áp lực phải đảm bảo kế hoạch dạy học, kế hoạch thi đua mà nhà trường đã 
giao. Áp lực đến từ nội dung kiến thức chương trình, kết quả thi cử, thành tích 
giáo dục. Áp lực từ gia đình học sinh, những người thân luôn coi trọng, nâng niu 
con cái của họ, trong khi ở lớp có thể con cái họ lại là những cô cậu học trò 
ương bướng khó bảo. Áp lực từ những quan niệm của xã hội về nghề giáo, là cô 
giáo thì phải đứng đắn, chỉn chu, nghề giáo là nghề cao quý thì phải làm sao cho 
xứng đáng.  
Và cuối cùng áp lực đến từ chính giáo viên, mỗi giáo viên muốn làm tròn vai xã 
hội của mình do đó chúng ta tự đưa chúng ta và học sinh vào khuôn khổ, những 
đích chúng ta tự đặt ra mà đôi khi không phù hợp với người học. Khi kết quả 
thực tế của học trò không được như mong muốn khiến chúng ta cảm thấy chán 
nản, mệt mọi, căng thẳng, nhiệt huyết, đam mê với nghề giảm sút. Và thế là giáo 
viên và học sinh không cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui nữa, lớp 
học không còn là lớp học hạnh phúc theo đúng nghĩa giáo dục nữa.
 2. Về phía học sinh
 Tổng số học sinh Cổ Bi hiện nay là 1041, là một trong những trường có số 
học sinh đông so với địa bàn huyện Gia Lâm.
Tôi đã tiến hành khảo sát về tâm lí trên 40 học sinh lớp 6D do tôi chủ nhiệm 
năm học 2019-2020 với câu hỏi“ Các em có hạnh phúc khi đến trường không ?” 
học sinh điền vào phiếu trả lời câu hỏi ở bốn mức độ, kết quả thu được như sau:
 Mức độ hạnh phúc Số lượng Tỉ lệ %
 1 Chưa bao giờ hạnh phúc 2 5 %
 2 Hiếm khi hạnh phúc 11 27,5 %
 3 Thỉnh thoảng hạnh phúc 19 47,5%
 4 Thường xuyên hạnh phúc 8 20%
 Từ kết quả thu được cho thấy vẫn có học sinh chưa bao giờ hạnh phúc khi 
đến trường và tỉ lệ học sinh thỉnh thoảng hạnh phúc chiếm đa số. Tỉ lệ học sinh 
thường xuyên hạnh phúc khi đến trường tỉ lệ vẫn còn thấp.
 Nguyên nhân học sinh chưa hạnh phúc khi đến trường
+ Nguyên nhân chủ quan : Ý thức học tập của một bộ phận học sinh chưa tốt, 
động cơ học tập chưa rõ ràng, học tập vì do bố mẹ mong muốn, kiến thức nền 
tảng chưa tốt, tiếp thu bài chậm hơn với mặt bằng chung của lớp, lên cấp THCS 7/16
+ Các khẩu hiệu trong lớp mang ý nghĩa quan trọng, mang tính giáo dục cao ví 
dụ:“ Dạy tốt - học tốt”, “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt 
giống của hạnh phúc”, “Năm điều Bác Hồ dạy”, 
+ Luôn luôn nhắc nhở học sinh nên giữ gìn tài sản chung của nhà trường, của 
lớp bảo đảm các góc học tập, thư viện của lớp luôn được sắp xếp gọn gàng ngăn 
nắp, từ chỗ ngồi, cửa sổ, lớp học, hành lang cho đến sân trường .Học sinh luôn 
có thói quen giữ vệ sinh môi trường luôn sạch đẹp, thân thiện với con người. 
+ Viết câu nhắc nhở hóm hỉnh như: “Cho tôi xin rác !” được dán trước mặt 
thùng rác nơi học sinh dễ thấy. Hay câu: “Tắt đèn, tắt quạt khi không cần thiết 
bạn nhé!” ... Chúng ta giáo dục học sinh có ý thức tự giác giữ vệ sinh trường 
lớp, tiết kiệm điện.
+ Lớp có đủ ánh sáng, quạt, lọ hoa, cây xanh, tạo không khí thật sự thoải mái, 
thân thiện gần gũi với thiên nhiên hơn.
+ Bàn giáo viên có khăn trải bàn, lọ hoa, tủ đồ dùng phải gọn gàng, sắp xếp 
khoa học, sạch đẹp, dễ đưa vào sử dụng.
 Giải pháp 2. Xây dựng bộ máy tổ chức tự quản của lớp, phát huy trách 
nhiệm của mỗi thành viên của lớp. 
 Để có tập thể lớp học đoàn kết, ngay từ đầu nhận lớp chủ nhiệm, GV phải 
xây dựng được ban cán sự lớp, lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp có năng lực.
+ Việc tổ chức bộ máy tự quản cho lớp, GV chủ nhiệm có thể dựa vào các yếu 
tố sau: Sơ yếu lý lịch, các buổi lao động tập thể, ý kiến của GV bộ môn, sự tín 
nhiệm của HS, hoặc sự tự tin của HS ứng cử.
+ Cơ cấu ban cán sự lớp gồm: Lớp trưởng, chi đội trưởng, lớp phó học tập, lớp 
phó lao động, lớp phó văn thể, các tổ trưởng.
+ Để các em phát huy hết năng lực của mình trên từng cương vị, GV chủ nhiệm 
cần có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ cho từng chức danh. Mỗi thành viên trong 
ban cán sự lớp đều phải có một cuốn sổ ghi chép cẩn thận các hoạt động do 
mình phụ trách. Cuối tuần GV chủ nhiệm có kiểm tra, theo dõi, đánh giá.
+ Phân công nhiệm vụ được cụ thể hoá và chuyên môn hoá đến từng cá nhân 
dán công khai tại bảng tin của lớp.
 Giải pháp 3. Đổi mới phương pháp dạy học.
 Qua việc dạy học, ngoài truyền thụ tri thức, GV cần tìm hiểu tâm tư 
nguyện vọng của học trò để trong mỗi tiết học các em không chỉ tiếp thu được 
kiến thức mà còn cảm thấy hạnh phúc.
 Tôi hiểu một cách đơn giản, lớp học hạnh phúc cần có các tiết học hạnh 
phúc là các tiết học khiến cả cô và trò đều có cảm giác hứng thú, có niềm vui, sự 
mong chờ và những rung cảm. Ở đó, HS không học theo kiểu nhồi nhét mà được 9/16
giờ sinh hoạt cuối tuần là một cuộc họp và người điều hành cuộc họp này chính 
là HS, là ban cán sự lớp.
+ GV chủ nhiệm đưa gợi ý một số chủ đề sinh hoạt cuối tuần cho HS khuyến 
khích các vấn đề đang được dư luận quan tâm và yêu cầu HS chuẩn bị trước một 
tuần để tiết sinh hoạt tuần tiếp theo cả lớp sẽ bàn về chủ đề đó. Tất cả đều có cơ 
hội được bày tỏ suy nghĩ và quan điểm của mình.
+ Có thể vấn đề được đưa ra gây nhiều tranh cãi và không đi được đến cách giải 
quyết tốt nhất như thầy cô mong đợi, nhưng thông qua hoạt động này thầy cô sẽ 
giúp HS của mình biết đưa ra ý kiến cá nhân và đặc biệt là biết cách kiềm chế 
cảm xúc khi tranh luận với bạn.
+ GV chủ nhiệm cũng có thể cho HS đăng ký chủ đề mình muốn nói trước lớp, 
có thể mỗi tuần là một cá nhân hoặc đại diện của một tổ lên thuyết trình về vấn 
đề mà mình thích trong khoảng thời gian được giới hạn, ví dụ 5 phút. Sau đó sẽ 
là thời gian cho những người còn lại đặt câu hỏi phản biện.
Hoạt động này giúp HS phát triển tư duy phản biện và kỹ năng thuyết trình trước 
đám đông. Qua đó, chúng sẽ học cách duy trì tình bạn lành mạnh thông qua chia 
sẻ, lắng nghe, và học hỏi lẫn nhau.
+ Hoặc, có thể tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo chủ đề, để HS tự tổ chức các trò 
chơi. Hoạt động này giúp lớp học thoải mái, đoàn kết hơn và khiến cho HS yêu 
lớp học của mình hơn.
+ Để mỗi tuần có những tiết sinh hoạt ý nghĩa, vui vẻ, GV giao nhiệm vụ từng 
tổ để tổ chức một trò chơi cho lớp và tự điều khiển hoạt động. Việc này giúp HS 
phát triển kỹ năng sáng tạo cũng như kỹ năng lãnh đạo. Không khí của giờ sinh 
hoạt lớp sẽ trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ mà HS nào cũng thích và muốn nó được 
kéo dài thêm nữa.
 Giải pháp 5. Giáo viên thay đổi bản thân.
 Học sinh có hạnh phúc khi đến trường hay không phụ thuộc rất lớn 
GVCN và GV bộ môn đang trực tiếp giảng dạy lớp mình. Vì vậy mỗi GV hãy là 
người tiên phong trong việc thay đổi lớp học truyền thống, mạnh dạn, tích cực 
thay đổi lối mòn không còn phù hợp để hướng tới các phương pháp dạy học tích 
cực và phù hợp với đặc điểm và nhu cầu học sinh hiện nay và phù hợp với xu 
hướng mới của thời đại. Thày cô thay đổi, học sinh hạnh phúc, thày cô cũng sẽ 
hạnh phúc và rồi lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc. Cụ thể như sau
 + Giáo viên nên cười với học sinh nhiều hơn để tạo ra bầu không khí vui 
vẻ, than thiện trong giờ học. Đúng như các cụ xưa có câu “ một nụ cười bằng 
mười thang thuốc bổ” điều này cũng đã được khoa học chứng minh nhưng quả 
là không dễ khi thực hiện vì chúng ta chưa biết cách quản lí cảm xúc của mình, 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.doc