Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp vận dụng hiệu quả phương pháp trò chơi trong dạy học tiết Tiếng Việt Lớp 6
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp vận dụng hiệu quả phương pháp trò chơi trong dạy học tiết Tiếng Việt Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp vận dụng hiệu quả phương pháp trò chơi trong dạy học tiết Tiếng Việt Lớp 6
MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Bối cảnh của giải pháp 2. Lí do chọn đề tài 3 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3 4. Mục đích nghiên cứu 4 PHẦN NỘI DUNG 4 I. THỰC TRẠNG CỦA GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT, ĐÃ CÓ. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 5 1. Quy trình thực hiện giải pháp 1.1. Chuẩn bị trước khi lựa chọn và thiết kế trò chơi. 1.2. Lựa chọn trò chơi 6 1.3. Quy trình thiết kế trò chơi 7 1.4. Tổ chức trò chơi 8 1.5. Sử dụng phương pháp trò chơi trong các hoạt động dạy học 10 tiết Tiếng Việt. 2. Những ưu, nhược điểm của giải pháp mới 12 3. Đánh giá về sáng kiến 12 3.1. Tính mới của sáng kiến 13 3.2. Hiệu quả áp dụng 13 3.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến 14 PHẦN KẾT LUẬN 15 1. Bài học kinh nghiệm 2. Kiến nghị 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 PHỤ LỤC 18 1 2. Lí do chọn đề tài Nghị quyết số 29- NQ/TW khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng đã khẳng định: Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Để học sinh tích cực chủ động học tập thì giáo viên cần thay đổi phương pháp giảng dạy . Vì thế việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động học tập môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tiếng Việt nói riêng là điều rất cần thiết nhằm khơi gợi hứng thú học tập, sự đam mê và ý thức tự học của học sinh. Một trong những phương pháp dạy học có thể đáp ứng được những yêu cầu trên chính là phương pháp trò chơi. Dạy học dựa trên trò chơi là một phương pháp gây nhiều hứng thú cho người học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Là giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn ở trường THCS đã nhiều năm, tôi nhận thấy phân môn Tiếng Việt chiếm dung lượng không nhiều trong chương trình. Tuy nhiên nội dung kiến thức trong phân môn Tiếng Việt lại có vai trò quan trọng trong việc trang bị cho HS những kiến thức nền tảng về từ, câu để các em vận dụng vào hoạt động giao tiếp hàng ngày, vận dụng kiến thức tiếng Việt vào việc diễn giải, trình bày kiến thức của các môn học khác. Bên cạnh đó, học sinh lớp 6 mới từ cấp Tiểu học lên chưa quen với cách dạy và học ở bậc THCS. Các em có nhiều bỡ ngỡ, lúng túng trong học tập. Thực trạng này đặt ra vấn đề là làm thế nào để các tiết dạy học Ngữ văn ( dạy học Tiếng Việt ) phải sinh động, hấp dẫn, học sinh thực sự có hứng thú và tích cực trong học tập. Đó là những lí do để tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Một số giải pháp vận dụng hiệu quả phương pháp trò chơi trong dạy học tiết Tiếng Việt lớp 6” với mong muốn được góp phần vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS hiện nay. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3. 1. Phạm vi nghiên cứu. Với kinh nghiệm của bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn THCS, ở đề tài này, tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu việc làm thế nào để vận dụng hiệu quả phương pháp trò chơi trong dạy và học tiết Tiếng Việt lớp 6. 3.2. Đối tượng nghiên cứu. 3 gia là các em học sinh có lực học khá, giỏi; những em bạo dạn. Còn những em có lực học trung bình, yếu hoặc những em nhút nhát thường bị bỏ quên. Trong khi đó, công nghệ thông tin ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống. Giáo dục ngày nay cũng không ngừng tiếp cận với sự phát triển ấy. Nhiều phương tiện dạy học hiện đại, nhiều phần mềm phục vụ cho giáo dục ra đời. Đây là điều kiện thuận lợi cho đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều giáo viên đã sử dụng những phương tiện, phần mềm ấy một cách hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều giáo viên chưa biết cách khai thác thế mạnh của công nghẹ thông tin để ứng dụng vao giảng dạy. Có giáo viên lại lạm dụng công nghệ làm cho tiết học không nổi được trọng tâm. Bên cạnh đó một bộ phận giáo viên ngại đổi mới, ngại áp dụng những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Họ vẫn giữ thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều làm cho giờ học trở nên đơn điệu, không có sức lôi cuốn. Ngoài ra việc học của một số học sinh còn chưa nghiêm túc, các em học qua loa đối phó. Không những thế, nhiều học sinh còn lúng túng trong việc trình bày ý kiến, nội dung bài học vì “bí từ”. Một bộ phận học sinh nhút nhát, thiếu tự tin không có cơ hội để rèn luyện kĩ năng bộ môn, tham gia hoạt động. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Quy trình thực hiện giải pháp 1.1. Chuẩn bị trước khi lựa chọn và thiết kế trò chơi. Để sử dụng trò chơi học tập hiệu quả thì một việc không thể thiếu trước khi tiến hành chính là chuẩn bị. Công việc này được thực hiện trước giờ lên lớp, trong quá trình soạn giáo án. - Trước khi thiết kế trò chơi, giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài dạy, nắm được mục tiêu, chuẩn kiến thức- kĩ năng của bài học. - Sau đó, giáo viên cần xác định được trò chơi sẽ được sử dụng vào hoạt động nào trong giờ dạy ( hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động luyện tập hay hoạt động vận dụng). Giáo viên lựa chọn nội dung đơn vị kiến thức sẽ được sử dụng trò chơi. - Giáo viên tìm hiểu kĩ về điều kiện cơ sở vật chất của từng lớp học để sử dụng các phương tiện hỗ trợ khi thiết kế trò chơi. Nếu lớp học có trang bị máy chiếu, máy tính và các phương tiện công nghệ khác thì có thể sử dụng công nghệ để thiết kế trò chơi. Nếu 5 - Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho giờ học. - Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh THCS, phù hợp với đơn vị kiến thức lựa chọn để tổ chức trò chơi và phải phù hợp với điều kiện thực tế của lớp học ( về không gian, mức độ nhận thức của học sinh, cơ sở vật chất). - Trò chơi phải hướng tới học sinh, tạo điều kiện cho tất cả mọi đối tượng học sinh trong lớp học đều được tham gia, đặc biệt là những học sinh có học lực trung bình, yếu và những em nhút nhát. Tuy nhiên đối với những em học sinh học còn yếu, nhút nhát giáo viên chỉ nên chỉ định tham gia vào những trò chơi dễ để tạo cơ hội cho các em hoàn thành được nhiệm vụ của mình, từ đó có thể khích lệ tinh thần học tập, giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong học tập. - Trong mỗi trò chơi, giáo viên cần xác định rõ: + Số lượng người tham gia trò chơi: Chơi cả lớp, chơi theo nhóm hay cá nhân. + Người quản trò ( giáo viên hoặc học sinh); trọng tài ( nếu có). + Nội dung trò chơi và đáp án. + Cách thức chơi. + Những phương tiện hỗ trợ cần thiết. 1.3. Quy trình thiết kế trò chơi Khi thiết kế trò chơi, giáo viên thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Xác định mục đích trò chơi: để kiểm tra kiến thức cũ hay thực hành, khắc sâu kiến thức mới. Bước 2: Lựa chọn tình huống chơi: Chơi vào lúc nào, chơi trong phần nào của bài học. Bước 3: Xây dựng luật chơi, hành động chơi: Mô tả những quy định của trò chơi ( luật chơi), hình thức tổ chức chơi ( cá nhân, nhóm hay cả lớp) và các hành động của người quản trò, người chơi sao cho phù hợp với tình huống đã được lựa chọn. Bước 4: Dự kiến trang thiết bị cần thiết: tùy theo nội dung của trò chơi, GV dự kiến phải sử dụng những vật dụng, phương tiện gì phù hợp với tình huống đã được chọn. Bước 5: Biên tập trò chơi: câu hỏi, bài tập cần sử dụng. * Chú ý: 7 - Giáo viên cần chốt được kiến thức, kĩ năng đã được củng cố qua trò chơi. - Ngoài ra trong quá trình tổ chức trò chơi giáo viên cần tạo điều kiện cho mọi đối tượng học sinh trong lớp đều được tham gia, từ học sinh khá giỏi đến các em học sinh trung bình, yếu. - Giáo viên cần quan sát kĩ hoạt động của các em tham gia chơi và có sự động viên khích lệ kịp thời. - Trong một số trò chơi, giáo viên có thể cho học sinh thể tham gia vào việc điều khiển, quản trò. Lúc này, giáo viên cần có những hướng dẫn cụ thể để học sinh dễ thực hiện. * Chú ý: - Luật chơi và cách thức chơi giáo viên có thể chiếu lên máy chiếu hoặc viết lên giấy A0 để học sinh nắm được một cách nhanh chóng và thực hiện đúng yêu cầu. 1.4.2. Đối với học sinh - HS cần tham gia nhiệt tình, tích cực, hào hứng, chủ động. - Khi tham gia trò chơi, các em cần có phản xạ nhanh, nghe nhanh, nhìn nhanh, làm nhanh, quyết định nhanh - Các em nghiêm chỉnh chấp hành luật chơi, chơi một cách thông minh sáng tạo. Nếu trò chơi được tổ chức theo nhóm thì học sinh cần phối hợp nhịp nhàng với các bạn trong nhóm để đạt được kết quả cao nhất. - Các em cần có ý thức thi đua giữa các cá nhân và giữa các nhóm. - Học sinh chơi phải thật thà và luôn giữ tinh thần đoàn kết. - Trong một số trò chơi chỉ cho phép một số HS tham gia hành động, nhập vai chơi, còn số HS kia quan sát học tập, sau đó đảo lại tiến trình chơi. 1.4.3. Quy trình tổ chức trò chơi. Để tổ chức trò chơi hiệu quả trong các giờ dạy học Tiếng Việt, giáo viên cần thực hiện theo các bước sau: Bước 1: GV giới thiệu tên, mục đích của trò chơi. Có thể làm cách nào đó để HS thấy được sự hấp dẫn, hứng thú của trò chơi. Tuy nhiên, GV cần giới thiệu một cách ngắng gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Bước 2: Hướng dẫn chơi. 9 Phương pháp phổ biến nhất để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động khởi động là tổ chức trò chơi như đuổi hình bắt chữ, giải ô chữ, ngôi sao may mắn, vòng quay kì diệu, tiếp sức, ai nhanh hơn, đoán tranh Thời gian để tổ chức trò chơi trong hoạt động khởi động khoảng 5-6 phút. Để sử dụng hiệu quả trò chơi trong hoạt động khởi động, giáo viên cần: - Xác định được những kiến thức trong bài cũ cần huy động ở học sinh. Những kiến thức đó cần liên quan đến bài mới. - Trò chơi phải tạo được mâu thuẫn nhận thức để học sinh chú ý giải quyết trong giờ học. - GV lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung kiến thức trong từng bài học. - Ngoài việc đảm bảo tiến trình của trò chơi, sau khi HS đã hoàn thành trò chơi, GV cần có thao tác kết nối với bài mới bằng câu hỏi nêu vấn đề, tạo mâu thuẫn nhận thức. Từ đó giáo viên giới thiệu vào bài mới. * Ví dụ minh họa- phần phụ lục 1.5.2. Sử dụng trò chơi trong hoạt động hình thành kiến thức mới. Hoạt động hình thành kiến thức giúp HS lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng mới bằng cách tổ chức các hoạt động thành phần tương thích với từng nội dung học tập. Các hoạt động thành phần này nhằm vào một mục tiêu cụ thể, ví dụ như phát triển tư duy, kiến tạo kiến thức, tri thức phương pháp, củng cố tại chỗ. Một số trò chơi có thể sử dụng trong hoạt này như đuổi hình bắt chữ, trả lời nhanh, ai nhanh hơn, tiếp sức Để sử dụng hiệu quả trò chơi trong hoạt động này, giáo viên cần chú ý: - Xác định được đơn vị kiến thức có thể tổ chức trò chơi; trò chơi để khai thác kiến thức hay để khắc sâu đơn vị kiến thức vừa học. - Lựa chọn trò chơi phù hợp. - Sau khi HS chơi xong, giáo viên cần hướng dẫn các em phân tích ý nghĩa của trò chơi để họ rút ra được nội dung học tập từ trò chơi. - Sau trò chơi, giáo viên cần tạo sự kết nối với nội dung tiếp theo của bài học, tạo sự liền mạch cho tiết học. * Ví dụ minh họa- phần phụ lục 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_van_dung_hieu_qua_phu.doc