Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh trung học cơ sở nhận biết tên nốt nhạc trên khuông nhạc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh trung học cơ sở nhận biết tên nốt nhạc trên khuông nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh trung học cơ sở nhận biết tên nốt nhạc trên khuông nhạc
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CƯ JUT TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH SÁNG KIẾN MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ NHẬN BIẾT TÊN NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG NHẠC Tác giả : Nguyễn Thị Hoàng Vi Chức vụ : Giáo Viên Cư Jut, năm 2021 1 MỤC LỤC 1. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 2 1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 2 1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................... 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5 2. PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 6 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề ............................................................................. 6 2.1.1. Cơ sở lý luận: .......................................................................................... 6 2.2. Thực trạng của vấn đề ................................................................................ 6 2.2.1. Đặc điểm chung: ..................................................................................... 6 2.2.2. Về phía học sinh : .................................................................................... 7 2.3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề ........................................ 8 2.3.1. Hướng dẫn học sinh một số kí hiệu ghi nhạc .......................................... 8 2.3.2. Hướng dẫn học sinh nhận biết tên các nốt nhạc theo nhóm ................... 9 2.3.3. Hướng dẫn học sinh đọc nốt nhạc bằng tay .......................................... 10 2.4. Kết quả đạt được ...................................................................................... 13 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 16 3.1. Kết luận .................................................................................................... 16 3.2. Kiến nghị: ................................................................................................. 16 4. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 18 3 giúp các em phát triển hài hòa, toàn diện hơn. Từ đó, giúp các em có thể học tốt các môn học khác. Tuy nhiên, âm nhạc trong nhà trường Trung học cơ sở với tư cách là một môn học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung. Mục đích của việc dạy học và học môn âm nhạc trong trường phổ thông là giáo dục văn hóa âm nhạc cho học sinh, nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ bản, các kĩ năng, tạo điều kiện cho khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu âm nhạc. Bên cạnh đó, thông qua những phương tiện của nghệ thuật âm nhạc để bồi dưỡng khả năng nhận thức, phát triển tư duy, óc sáng tạo góp phần phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh; phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu nghệ thuật, đẩy mạnh phong trào văn nghệ làm cho không khí của nhà trường thêm vui tươi, lành mạnh, phù hợp với các tiêu chí “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đối với các em học sinh âm nhạc là một trong những môn học góp phần giáo dục thẫm mĩ cho các em. Âm nhạc gợi mở bao điều mới lạ, dẫn dắt các em tới sự tưởng tượng phong phú và làm giàu tâm hồn trí tuệ các em Tuy nhiên không phải tất cả các em đều có năng khiếu về âm nhạc do đó để giáo dục âm nhạc cho các em được tốt đòi hỏi người giáo viên phải biết v ận dụng vào tình hình thực tế của các em, tình hình thực tế của nhà trường đồng thời lựa chọn được một số phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh kích thích sự tư duy sáng tạo của các em, từ đó tạo cho các em tình yêu âm nhạc. Từ mục tiêu giáo dục và những lí do chung của môn âm nhạc nói trên, bản thân tôi nhận thấy đó là hướng đi và là một phương pháp giáo dục đúng đắn mang tính đặc thù của việc giáo dục cái hay, cái đẹp, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ âm nhạc góp phần hình thành nhân cách toàn diện của con người mới. Qua giảng dạy bộ môn Âm nhạc tôi nhận thấy: Các em học sinh lớp 6 nhận biết nốt nhạc còn chậm, chưa đọc đúng cao độ của các nốt nhạc, hơn nữa phân môn tập đọc nhạc có vẻ hơi khô khan, trừu tượng và ít gây được sự 5 - Thường xuyên trao đổi, lắng nghe ý kiến của các đồng nghiệp để tự rút ra bài học phù hợp và có hiệu quả. - Qua việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. * Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ : - Xem đĩa dạy mẫu của Bộ Giáo dục & Đào tạo 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và tìm tòi, tôi không tập trung vào tất cả các vấn đề mà tập trung nhiều vào các vấn đề sau: - Ý thức học tập. - Khả năng tự nhận biết nốt nhạc trên khuông nhạc. 7 - Bản thân đã giảng dạy được 15 năm, chuyên môn và kinh nghiệm tương đối tốt lại có ý thức tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp mới để vận dụng trong quá trình giảng dạy. b. Khó khăn : - Cơ sở vật chất cho việc dạy và học âm nhạc ở trường còn thiếu thốn, nhà trường chưa có phòng học chức năng Âm nhạc. Băng, đĩa nhạc kém chất lượng, tranh ảnh để phục vụ cho việc dạy học môn âm nhạc còn thiếu nhiều. - Sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất ít. Giáo viên phải tự tìm tài liệu, sưu tầm đồ dùng dạy học. - Đầu năm học 2018 - 2019 tôi được phân công giảng dạy âm nhạc khối 6. Qua tình hình thực tế giảng dạy tôi nhận thấy các em có nhiều hạn chế về nhận biết nốt nhạc, các em đọc nốt nhạc chậm, không nhớ được vị trí của các nốt nhạc trên khuông nhạc. Điều này gây khó khăn cho việc học tập đọc nhạc làm cho các em chán nản và tìm các đối phó bằng cách các em nghe cô giáo đọc mẫu rồi ghi tên nốt nhạc bên dưới hoặc học thuộc lòng bài tập đọc nhạc một cách máy móc. - Do thời lượng học âm nhạc khá ít (1tiết/tuần) nên giáo viên không có nhiều thời gian để luyện tập cho các em. Sĩ số trung bình của mỗi lớp đều trên 35 em do đó giáo viên gặp nhiều khó khăn để hướng dẫn cụ thể cho từng em và khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động giảng dạy. 2.2.2. Về phía học sinh : a. Thuận lợi: - Hầu hết các em đều yêu thích môn âm nhạc và khả năng lĩnh hội kiến thức về âm nhạc của học sinh cũng rất nhanh và nhạy bén. Đặc biệt, trong phân môn học Tập đọc nhạc, học sinh cảm nhận giai điệu và sắc thái của bài Tập đọc nhạc khá tốt. b. Khó khăn: - Phần lớn học sinh là con em nông thôn và lao động tự do nên các em ít được quan tâm đến việc học tập. Vì vậy, với môn âm nhạc cũng không ngoại lệ. Hơn nữa, không chỉ với phụ huynh, mà chính các em cũng cho rằng môn 9 2.3.2. Hướng dẫn học sinh nhận biết tên các nốt nhạc theo nhóm - Giúp các em đọc nốt nhạc nhanh hơn tôi đã chia các nốt nhạc thành ba nhóm: Nhóm hai nốt nằm dưới khuông nhạc Nhóm ba nốt nằm trên dòng kẻ số 1,2,3 Nhóm ba nốt nằm trong khe 1,2,3. Việc chia nhóm giúp các em phân biệt rõ vị trí của các nốt nhạc từ đó nhớ tên nốt nhạc tốt hơn. Trước khi vào tiết học nhạc tôi đều yêu cầu các em ôn lại nhóm các nốt nhạc, yêu cầu các em nêu vị trí nốt và tên nốt của bài tập đọc nhạc. Khi học xong bài tập đọc nhạc tôi hướng dẫn các em chép bài tập đọc nhạc đã học vào vở để giúp các em nhớ nốt nhạc nhanh hơn. Vở ghi nhạc của em Uyên Phi lớp 6A 11 áp út là khe số 1. Khe giữa ngón đeo nhẫn và ngón giữa là khe số 2.Khe giữa ngón giữa và ngón trỏ là khe số 3. Khe giữa ngón trỏ và ngón cái là khe số 4. Khuông nhạc bàn tay trái Hướng dẫn học sinh đọc nhạc kết hợp với sử dụng đôi tay: Tay trái làm khuông nhạc, tay phải làm nốt nhạc. Tôi cũng hướng dẫn học sinh đọc nhạc theo nhóm: Nhóm hai nốt nằm dưới khuông nhạc gồm nốt đồ và rê. Tôi yêu cầu các em vừa thực hiện bằng tay vừa đọc: Nốt đồ nằm dưới khuông nhạc có nét gạch ngang. Nốt rê nằm dưới khuông nhạc. Nốt đồ Nốt rê Nhóm ba nốt nằm trên dòng kẻ 1,2,3 gồm nốt mi, son, si. Tôi hướng dẫn học sinh dùng tay phải nắm lấy ngón út tượng trưng cho nốt mi nằm trên dòng kẻ số 1, tay phải nắm ngón áp út tượng trưng cho nốt son nằm trên dòng kẻ số 2, tay phải nắm ngón giữa tượng trưng cho nốt si nằm trên dòng kẻ số 3. 13 bàn tay mình đọc nhạc khoảng năm lần, điều này sẽ giúp các em đọc nốt nhạc nhanh hơn và các em sẽ yêu thích giờ tập đọc nhạc hơn. Với học sinh khối 6 những kiến thức đã được học sẽ được giáo viên củng cố và nâng cao hơn cho các em, việc đọc tên các nốt nhạc trên khuông nhạc của học sinh khối 6 sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Nhận thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt trong việc đọc tên các nốt nhạc tôi đã chia sẻ kinh nghiệm này cho Giáo viên âm nhạc trong trường và Giáo viên bộ môn âm nhạc đã ứng dụng những kinh nghiệm trên vào tiết dạy của mình, nhận được sự hưởng ứng tích cực của học sinh đem lại hiệu quả cao trong giờ học môn âm nhạc. 2.4. Kết quả đạt được Có thể nói rằng môn âm nhạc ở trường phổ thông có vị trí quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Ngày nay với nội dung chương trình đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài những môn học chính thì môn học âm nhạc giúp cho học sinh phát triển thị hiếu thẩm mỹ, nghệ thuật, nâng cao dần một bước về tiếp xúc với âm nhạc, tạo đà cho sự giáo dục và phát triển toàn diện về nhân cách cho học sinh. Việc dạy môn âm nhạc ở trường Trung học cơ sở nói chung và phân môn Tập đọc nhạc nói riêng trong quá trình đổi mới ngày nay là vô cùng cần thiết. Tất cả các giáo viên đứng lớp, giáo viên chuyên biệt và các cấp chỉ đạo cần hiểu rõ điều này để môn âm nhạc ngày càng phát huy tác dụng, góp phần vào sự nghiệp đào tạo các mầm non tương lai cho đất nước. Từ thực trạng dạy phân môn Tập đọc nhạc trong trường Trung học cơ sở, từ kiến thức được học trong nhà trường và từ thực tế giảng dạy, bản thân tôi đã đúc rút ra một kinh nghiệm: phần lớn các yếu tố làm cho học sinh phát huy được tính sáng tạo đều phụ thuộc vào vai trò của giáo viên. Những cách thức, những cung bậc gây hứng thú sáng tạo cho học sinh trong học tập đọc nhạc là hết sức phong phú. Mỗi người có một phương pháp, biện pháp của riêng mình. Với những phương pháp dạy trên, trong những năm
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_trung_h.pdf