Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 6 khắc phục lỗi chính tả

doc 26 trang sklop6 25/06/2024 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 6 khắc phục lỗi chính tả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 6 khắc phục lỗi chính tả

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 6 khắc phục lỗi chính tả
 MỤC LỤC
 Trang
 I. PHẦN MỞ ĐẦU. 2
 1. Lý do chọn đề tài 2
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài... 3
 3. Đối tượng nghiên cứu. 3
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 4
 II. PHẦN NỘI DUNG. 5 
 1. Cơ sở lý luận........................................................................................ 5
 2.Thực trạng............................................................................................ 5
 2.1 Thuận lợi- khó khăn........................................................................... 6
 2.2 Thành công- hạn chế........................................................................... 7
 2.3 Mặt mạnh- mặt yếu............................................................................. 8
 2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động............................................ 8
 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra........ 9
 3. Giải pháp, biện pháp.......................................................................... 10 
 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp...................................................... 10
 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp....................... 10
 3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp............................................ 20
 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp......................................... 20
 3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu........... 21 
 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 
nghiên cứu.......................................................................................................... 22
 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ................................................... 22
 1. Kết luận................................................................................................ 22
 2. Kiến nghị.............................................................................................. 23
 1 Là một giáo viên dạy Ngữ văn nên tôi rất quan tâm đến việc phát hiện lỗi chính 
tả trong nói và viết của học sinh và tìm nhiều giải pháp giúp các em khắc phục.
 Sau nhiều năm nghiên cứu, thực hiện, tôi đã tích lũy được một số giải pháp 
giúp học sinh lớp 6 khắc phục lỗi chính tả và đạt được những kết quả khả quan, muốn 
được chia sẻ với đồng nghiệp. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài này.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục tiêu: 
 Căn cứ từ thực tiễn của việc dạy và học nói chung và việc học phân môn Ngữ 
văn nói riêng thì để đảm bảo cho người nói và người nghe, người viết và người đọc 
hiểu rõ văn bản một cách thống nhất, người ta đã đưa ra hệ thống qui tắc về cách viết 
cho các từ của một ngôn ngữ. Vì vậy vấn đề rèn luyện để nâng cao chất lượng viết 
đúng chính tả là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi người giáo viên. Chính vì lẽ đó 
tôi muốn đưa ra một số biện pháp để giúp các em giảm bớt lỗi chính tả, nắm chắc 
được các qui tắc cơ bản một cách sâu sắc, giúp các em không còn nhầm lẫn giữa các 
từ này với từ khác khi nói và viết. 
 Từ thực trạng trên tôi mong muốn đề tài sẽ là giải pháp tối ưu nhằm giảm tối đa 
số học sinh viết sai lỗi chính tả trong quá trình học và thi cử, đồng thời tạo cho các em 
có lòng say mê học tập và làm việc có kế hoạch một cách cụ thể, có ý chí vượt khó 
vươn lên và tự tin trong học tập.
2.2. Nhiệm vụ:
 Điều tra lỗi chính tả cơ bản thường hay mắc phải của học sinh; nguyên nhân 
các lỗi đó để tìm ra biện pháp khắc phục.
 Vận dụng nguyên tắc trong chính tả để hình thành kĩ năng viết đúng chính tả 
cho học sinh.
 Dạy học theo phương pháp đổi mới kết hợp với rèn chính tả trong quá trình 
hướng dẫn học sinh hoạt động theo nhóm.
3. Đối tượng nghiên cứu
 3 Phương pháp này nhằm kiểm tra chất lượng học tập của học sinh qua từng giai 
đoạn.
II. PHẦN NỘI DUNG 
1. Cơ sở lý luận
 Nghe, nói, đọc, viết là bốn kỹ năng rất quan trọng đối với bộ môn Ngữ văn. 
Rèn nét chữ cho HS không chỉ là công việc ngày một ngày hai, cũng không phải một 
thầy cô giáo dạy môn Ngữ văn rèn luyện là có thể thành công đối với các em. Mà đó 
là một quá trình nỗ lực tự bản thân học sinh cố gắng rèn luyện, có người hướng dẫn là 
các giáo viên dạy môn Ngữ văn, sự giám sát nhắc nhở của các thầy cô giáo bộ môn 
cùng phối hợp với phụ huynh của học sinh mới tạo nên sự thành công ấy. Tục ngữ 
xưa đã nói: “Nét chữ nết người”, công việc rèn nét chữ cho các em không phải kết 
quả thu được là vở sạch chữ đẹp mà còn rèn luyện đức tính kiên trì, nhẫn nại, không 
bỏ cuộc giữa chừng cho các em. Đó là đức tính mà mỗi con người muốn thành công 
không thể không có. Hơn thế nữa, một học sinh khi ra đời, làm bất cứ một công việc 
gì cũng cần đến công việc viết lách. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi công 
nghệ thông tin phát triển không ngừng các em có thể nói rằng chữ xấu thì có thể đánh 
máy, song không thể viết đúng nếu như các em không hiểu luật, và các quy tắc chính 
tả. Bởi vậy, tôi mạnh dạn đi sâu vào vấn đề có thể xem là vấn nạn không chỉ ở học 
đường mà của toàn xã hội khi các biển quảng cáo, các bản tin, các phương tiện thông 
tin đại chúng ngày càng sai nhiều lỗi chính tả một cách ngớ ngẩn.
2. Thực trạng
 Hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh là mối 
quan tâm có tầm quan trọng hàng đầu bao trùm và chi phối mọi hoạt động khác. 
Trong thực tế, khi giảng dạy tôi đã phát hiện có những học sinh mắc sai lỗi chính tả 
rất nhiều, có những học sinh viết sai hơn 10 lỗi ở một bài kiểm tra. Khi chấm bài Tập 
làm văn, tôi không hiểu các em muốn diễn đạt điều gì vì bài viết mắc quá nhiều lỗi 
chính tả. Điều này ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em ở môn Ngữ văn cũng 
 5 - Đa số các em chưa có ý thức tự giác về việc học. Việc học tập của các em cần 
phải có người nhắc nhở.
 - Một số em chưa nắm được một số qui tắc khi viết chính tả.
 - Một số phụ huynh còn coi nhẹ việc học tập của con em.
 - Thời gian học tập của các em còn hạn chế. Mặc khác, một bộ phận không nhỏ 
học sinh còn ham chơi lười học, không chịu suy nghĩ, tư duy trong khi nói và viết 
 - 100% học sinh là con em địa phương gốc Quảng Nam nên ảnh hưởng rất 
nhiều trong ngôn ngữ nói và viết.
 - Đây là năm đầu tiên nhà trường thí điểm thực hiện mô hình trường học mới 
VNEN nên việc tổ chức và giảng dạy theo chương trình đổi mới còn gặp rất nhiều 
khó khăn.
2.2. Thành công - hạn chế
2.2.1. Thành công:
 Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các biện pháp mà đã nêu trong đề tài 
và nhận thấy học sinh đã có những tiến bộ khá rõ rệt. Bản thân các em cũng ý thức 
hơn khi viết bài nên bài viết ít mắc lỗi chính tả. Những em đầu năm thường sai nhiều 
lỗi thì nay chỉ còn 3, 4 lỗi; những em sai 5, 6 lỗi thì nay chỉ còn 1, 2 lỗi... Tuy rằng 
đây mới chỉ là kết quả bước đầu và việc “giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả” là một 
quá trình lâu dài, song tôi vẫn cảm thấy rất vui vì công việc mình làm đã bước đầu 
mang lại hiệu quả khả quan.
2.2.2. Hạn chế:
 Do tỉ lệ học sinh đều là con em địa phương có gốc Quảng Nam nên việc sử 
dụng ngôn ngữ địa phương dường như chiếm 99%. Vì vậy mà việc phát âm như thế 
nào thì viết như thế ấy là điều không thể tránh khỏi. Nên tôi nghĩ rằng để khắc phục 
được lỗi chính tả cho học sinh không chỉ là ngày một, ngày hai mà đòi hỏi một quá 
trình tương đối dài.
 7 không nắm được các quy tắc chính tả, do cách phát âm của người địa phương mà đa 
số là tiếng Quảng Nam dẫn đến một bộ phận học sinh phát âm như thế nào viết như 
thế đó, học sinh ít đọc, ít quan tâm tới sách báo, nhưng chủ yếu vẫn là học sinh thiếu ý 
thức rèn luyện trong khi viết. Ngoài những nguyên nhân trên tôi nhận thấy một 
nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng dẫn đến việc sai chính tả của học sinh 
là do một bộ phận giáo viên còn thiếu quan tâm đến các lỗi chính tả của học sinh. Với 
tình hình như vậy, bản thân chúng ta là những giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn phải 
có trách nhiệm trước việc học sinh viết sai lỗi chính tả, vì vậy cần phải đưa ra những 
biện pháp, phương pháp để khắc phục tình trạng trên. Có như thế thì việc viết sai 
chính tả mới khắc phục, mới giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt. 
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
 Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp quan trọng mà còn là công cụ tư 
duy của một dân tộc nói chung và mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường nói 
riêng. Ngôn ngữ đồng thời là một trong những yếu tố cấu thành quan trọng nhất của 
một nên văn hóa dân tộc góp phần tạo nên và thể hiện ra bản sắc của nền văn hóa ấy.
 Hiện nay, vấn đề làm sao viết cho đúng tiếng Việt đang là vấn đề cần bàn luận 
trong nhà trường hiện nay. Không chỉ dừng lại ở học sinh cấp tiểu học, trung học cơ 
sở, trung học phổ thông mà có thể nói là hầu như phần đa người Việt gần như phải 
chấp nhận “chung sống” vời tiếng Việt viết sai. Trong thực tế khi lỡ viết sai một câu 
tiếng Anh, tiếng Pháp, nhiều người cảm thấy bứt rứt, mang nặng mặc cảm đốt nát. 
Trong khi viết sai tiếng Việt, thậm chí sai một cách trầm trọng thì họ lại xem đó là 
chuyện bình thường và còn ngụy biện cho những cái sai của mình là phong cách hay 
là sự sáng tạo. Điều đó dẫn đến thói quen coi thường văn bản, xem nội dung đại khái 
quan trọng hơn ngôn ngữ. Việc viết sai tiếng Việt còn do ảnh hưởng của những thói 
quen, tập quán của từng vùng miền. Vì thế mà ngay trên chính quê hương của người 
Việt thì việc viết sai lỗi chính tả là điều không thể tránh khỏi.
 Từ thực trạng trên, đồng thời cũng xuất phát từ tình hình thực tế của Trường 
Trung học cơ sở Lê Đình Chinh nằm ngay ở trung tâm Xã Quảng Điền, đa số học sinh 
 9 viết, lại mỗi môn một thầy dạy cho nên không có thời gian để sửa và luyện chữ cho 
học sinh và không quan sát thường xuyên liên tục chữ viết cho các em. Cho nên việc 
luyện chữ viết cho học sinh thật là khó khăn cho những thầy cô giáo chúng ta. Vì thế 
người giáo viên cần phải nhiệt tình, tận tâm, tận lực sửa chữa chữ viết cho học sinh 
trong từng tiết học và kiểm tra đánh giá thường xuyên. Để thực hiện được ý định 
“khắc phục lỗi chính tả cho học sinh THCS” của mình tôi đã vạch ra một số biện pháp 
nhằm giúp các em thay đổi thói quen viết sai lỗi, đồng thời giúp các em hình thành kĩ 
năng rèn chữ khi viết cụ thể ngay từ đầu năm học khi bắt đầu nhận lớp. Cụ thể theo 
từng bước như sau:
 * Thống kê lỗi:
 Qua kết quả thống kê các loại lỗi, tôi thấy học sinh thường mắc phải các loại lỗi 
sau:
 - Về thanh điệu:
 Tiếng Việt có 6 thanh điệu (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) thì học sinh 
không phân biệt 2 thanh hỏi, ngã. Tuy chỉ có 2 thanh nhưng số lượng tiếng mang 2 
thanh này không ít và rất phổ biến - kể cả những người có trình độ văn hoá cao.
 Ví dụ: Sữa xe đạp, hướng dẩn, giử gìn, dổ dành
 - Về âm đầu: 
 Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:
 + c/k: Céo cờ
 + g/gh: Con gẹ , gê sợ
 + ng/ngh: Ngỉ ngơi, nge nhạc
 + ch/tr: Cây che, chiến chanh
 + s/x: Cây xả , xa mạc
 + v/d/gi: Giao động, giải lụa , giòng giống , dui dẻ
 11 + ât/âc: nổi bậc, nhất lên
 + ên/ênh: bấp bên, nhẹ tên, ghập ghền, khấp khển
 + êt/êch: trắng bệt
 + iêt/iêc: mải miếc, tiêu diệc
 + ut/uc: chim cúc, bão lục
 + uôn/uông: khuôn nhạc, buồn tắm
 + uôt/uôc: rét buốc, chải chuốc
 + ươn/ương: lươn bổng, sung sướn
 * Kiểm tra, phân loại: 
 Vấn đề chữ viết xấu, sai lỗi chính tả không chỉ là mối lo chung của mọi người 
làm nghề dạy học. Việc dùng vở luyện viết cho học sinh lớp 6 là rất cần thiết. Tôi đã 
dựa vào vở luyện viết này mà uốn nắn, sửa chữa và luyện viết cho các em. Đồng thời 
tìm ra những biện pháp phù hợp đối với học sinh lớp tôi. Năm học 2015-2016 tôi 
được phân công dạy lớp 6A1, 6A2 với tổng số học sinh là 70 em. Vào đầu năm học, 
tôi đã tiến hành phân loại chữ viết cho học sinh và chia làm ba nhóm chính: 
 Nhóm 1: Gồm những học sinh viết chữ đẹp, rõ ràng, không sai lỗi chính tả hoặc 
có một hai lỗi không đáng kể (có 20 em chiếm 28,5 %). 
 Nhóm 2: Những em viết xấu, thiếu nét hoặc sai lỗi chính tả (có 35 em chiếm 
50%). Hầu hết trong nhóm này các em đều mắc phải một số lỗi cơ bản như chữ viết 
cẩu thả, tuỳ tiện, sai quy tắc chính tả và không hiểu nghĩa dẫn đến lẫn lộn phụ âm. 
 Nhóm 3: Còn lại những em viết chữ quá xấu, cẩu thả, sai và lẫn lộn các phụ 
âm, không rõ chữ dẫn đến tình trạng không đọc được hoặc đọc sai nghĩa của từ (có 15 
em chiếm 21,5%).
 Qua thống kê lỗi và phân loại học sinh để có biện pháp phù hợp với từng đối 
tượng. Đồng thời nhận xét chung về chữ viết của từng em và ghi vào sổ ghi chép của 
giáo viên. Qua đó, giáo viên có cách uốn nắn một cách cụ thể và phù hợp với từng đối 
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_6_k.doc