Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Khối Lớp 6 học tốt môn Âm nhạc

doc 12 trang sklop6 20/04/2024 1040
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Khối Lớp 6 học tốt môn Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Khối Lớp 6 học tốt môn Âm nhạc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Khối Lớp 6 học tốt môn Âm nhạc
 1. TÊN SÁNG KIẾN:
 “Một số giải pháp giúp học sinh khối lớp 6 học tốt môn Âm nhạc”
2. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
. Môn Âm nhạc lớp 6
3. THỜI GIAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
. Từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 1 năm 2018 
4. TÁC GIẢ:
. Họ và tên: Hoàng Văn Tám
. Năm sinh: 1968
. Nơi thường trú: Hợp Hưng – Vụ Bản – Nam Định
. Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Âm nhạc
. Chức vụ công tác: Giáo viên Âm nhạc – Tổng phụ trách Đội
. Đơn vị công tác: Trường THCS Quang Trung – Vụ Bản – Nam Định
. Địa chỉ liên hệ: Hvtamhhvb@gmail.com
. Điện thoại: 0985211325
 5.ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
. Trường THCS Quang Trung – Vụ Bản - Nam Định
 1 tình cảm, thẩm mĩ âm nhạc góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách 
toàn diện của con người mới: 
 II. Mô tả giải pháp
1. Thực trạng của vấn đề lựa chọn nghiên cứu.
 a. Thực trạng hiện nay
 Hiện nay, bên cạnh những tiến bộ ở ngoài xã hội và trong nhà trường, cũng còn 
kèm theo những cái lạc hậu, chưa hay, chưa đẹp. Chúng đan xen, tồn tại, đấu tranh 
va chạm hàng ngày. Có lúc cái lạc hậu, chưa hay, chưa đẹp còn có nhiều lấn lướt. 
Riêng mặt thẩm mĩ, cũng có không ít những biểu hiện về thị hiếu thấp kém, lố 
lăng, thiếu văn hoá, phản thẩm mĩ, không hay, không đẹp. Điều đó, nếu không 
quan tâm, có nguy cơ dẫn đến một hiện tượng tâm lí là sự thờ ơ, tê liệt những tình 
cảm thẩm mĩ, đạo đức, quen và không còn có khả năng phản ứng nhạy bén trước 
cái hay, cái dở, và dần dần không còn thấy chính cái đó là cái không hay, là cái dở 
nữa. Yêu cầu “ Coi trọng đúng mức” giáo dục thẩm mĩ, giáo dục âm nhạc là mặt 
giáo dục đến nay vẫn còn yếu và thiếu, đòi hỏi chúng ta hơn lúc nào hết, lúc này 
phải đặt mạnh vấn đề không chỉ là triển khai rộng khắp mà là tổ chức học tập môn 
âm nhạc một cách có kết quả ở trường phổ thông, nhất là ở trường THCS làm cho 
âm nhạc đích thực đi vào các em, làm cho các em yêu thích, và hơn nữa, còn tham 
gia tích cực vào việc sáng tạo nên những cái hay, cái đẹp trong âm nhạc, bằng âm 
nhạc và qua âm nhạc.
 Học sinh khối lớp 6 ở trường THCS đang trong thời kì phát triển nhanh về thể 
chất, tâm sinh lí, giai đoạn này các em có nhiều ước mơ, suy nghĩ về cuộc sống. 
Trong quá trình học âm nhạc, đây là giai đoạn rất thích hợp để phát huy tính sáng 
tạo của học sinh.
 Bản thân là giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc đã nhiều năm liền và khi dạy các 
nội dung như tập đọc nhạc, nhạc lí , âm nhạc thường thức thì vẫn còn nhiều học 
sinh còn thấy mới mẻ và tiếp thu chưa nhạy bén. 
 Xuất phát từ những lý do và niềm hứng thú đó cá nhân đi vào nghiên cứu một 
đề tài hết sức lý thú và không có tham vọng gì hơn ngoài việc trình bày những 
kinh nghiệm trong mấy năm qua đứng trên bục giảng, giảng dạy bộ môn âm nhạc, 
việc đi vào tìm hiểu, đánh giá việc dạy và học môn âm nhạc là điều cần thiết góp 
phần nâng cao chất lượng dạy học - “Một số biện pháp giúp học sinh khối lớp 6 
học tốt môn Âm nhạc” ở Trường THCS Quang Trung.
b. Những điều kiện để thực hiện đề tài
*Thuận lợi:
 3 + Hát đúng, chính xác giai điệu các bài hát
 + Hát đúng tính chất bài ca.
 + Biết hát có vận động phụ hoạ.
 + Biết thể hiện bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau.
 + Biết biểu diễn trên sân khấu.
 p+Sáng tác lời ca mới hiệu quả dựa trên giai điệu một số bài hát.
 - Giáo viên:
 + Sử dụng đàn, hát nhuần nhuyễn thành thạo.
 + Sáng tạo nhiều động tác vận động minh hoạ, nhiều hình thức biểu diễn 
bài hát khác nhau.
 +Sưu tầm nhiều trò chơi phù hợp, vui và hỗ trợ hiệu quả cho việc dạy hát. 
Để học sinh không bị thụ động trong cách lựa chọn tiết tấu cho bài hát, GV 
khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh bằng cách như sau: GV thay 
đổi tiết tấu, tempo hay dịch giọng bản nhạc để học sinh nhận biết và thực hành.
*Ví dụ 1: Bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ.
GV đàn cho HS hát với tiết tấu polka rồi lần lượt chuyển tiết điệu pasodoble, 
Chacha, Disco..., yêu cầu học sinh nghe và hát theo nhịp đàn.
? Các em hãy cho biết sự thay đổi tiết tấu mà các em vừa trình bày có phù hợp với 
bài hát không?
HS nêu ý kiến dựa vào kỹ năng nghe của bản thân.
*Ví dụ 2: Bài hát Hành khúc tới trường.
GV thay đổi tốc độ của bài hát: Từ tempo 110 xuống 90 hoặc thay đổi tiết tấu từ 
Machl sang Beat ballat..
 Em có nhận xét gì nếu thay đổi tốc độ cũng như tiết tấu cho bài hát như chúng ta 
vừa trình bày?
HS trả lời: BH Hành khúc tới trường nếu hát ở tốc độ chậm cũng như tiết tấu 
nhẹ nhàng mềm mại sẽ không phù hợp với sắc thái của bài hát vì bài hát có tính 
nhịp đi, hùng mạnh .
GV giải thích: Cơ bản một bài hát có thể sử dụng nhiều tiết tấu và tempo khác 
nhau tuy nhiên dựa vào tính chất của bài để lựa chọn tiết tấu và tempo phù hợp 
như thế mới truyền tải được sắc thái cũng như ý tưởng của tác giả.
Với cách trình bày như vậy chắc chắn từng ngày HS sẽ có những cảm nhận mới 
trong mỗi lần hát và nghe hát.
b- Học sinh phát biểu cảm nhận về bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau.
 5 cảnh chiến tranh chia lìa? Các bạn ơi chúng ta hãy hát vang bài ca Tiếng chuông 
và ngọn cờ (Nhạc và lời: Phạm Tuyên) cầu mong cho mọi người trên thế giới 
được sống trong hoà bình hữu nghị và đầy tình nhân ái!
 C. Hướng dẫn học sinh biểu diễn bài hát.
Thông thường mỗi bài hát giáo viên đều hướng dẫn học sinh hát kết hợp vận động 
giúp cho các em tự nhiên khi hát. Tuy nhiên, ở một số bài GV có thể dạy HS một 
vài động tác tay hoặc múa đơn giản, phù hợp để các em có thêm những lựa chọn 
khi biểu diễn bài hát. 
*Ví dụ 1: 
 Với bài hát Đi cấy, GV hướng dẫn một số động tác múa đèn của Thanh Hóa 
hoặc bài hát Vui bước trên đường xa GV hướng dẫn một vài động tác nhẹ nhàng 
uyển chuyển Như vậy những điều đó sẽ không chỉ giúp cho cách trình bày bài 
hát thêm sinh động mà các em còn được tìm hiểu về những điệu múa mang tính 
chất đặc trưng vùng miền hay các động tác vui nhộn của tân nhạc rất cuốn hút và 
đặc sắc. 
 Thông qua những tiết học như vậy HS sẽ có những áp dụng sáng tạo trong 
những lần hội diễn văn nghệ trong nhà trường, các hoạt động ngoại khoá, biết 
cách dàn dựng và sử dụng những động tác múa phù hợp với thể loại bài hát
Khi học GV đưa ra yêu cầu HS tự chọn nhóm 4 - 5 HS và biểu diễn bài hát có 
động tác phụ hoạ. GV không nên áp đặt các em vào từng nhóm, để các em tự chọn 
sẽ làm HS phấn khởi, vui thích khi được làm việc trong nhóm phù hợp về sở thích, 
về âm vực, chất giọng
 - HS sẽ tự chọn nhóm có giọng hát thích hợp về âm vực để trình bày bài hát. 
 - HS tự chọn cách trình bày bài: Các em có thể trình bày bài một hoặc hai lần, có 
mở đầu có kết thúc, mỗi câu hát sẽ do em nào đảm nhiệm hay cả nhóm cùng hát. 
Bài hát gồm mấy đoạn, tính chất như thế nào? (GV có thể gợi ý trước). Ngoài ra, 
HS có thể chọn để sử dụng các cách hát như lĩnh xướng, hoà giọng, đối đáplàm 
thế nào để phù hợp với nội dung cũng như cấu trúc bài hát. Như vậy hình thức 
trình bày bài hát của mỗi nhóm sẽ rất đa dạng, phong phú, giàu tính sáng tạo. 
 - HS tự chọn động tác phụ hoạ cho bài hát: HS có thể nghĩ ra động tác phù hợp 
với nội dung bài hát và tập trình bày cho đều, đẹp (hát kết hợp vận động hoặc 
múa, hát kết hợp một vài động tác diễn xuất).
 - Tuy nhiên để sự sáng tạo đạt hiệu quả cao, GV cần tạo điều kiện về thời gian 
cho HS chuẩn bị. Thông thường GV thông báo trước một tuần để HS chọn nhóm 
và tập cách trình bày, biểu diễn bài hát.
 7 - Giáo viên đàn giai điệu bài TĐN sắp đọc cho học sinh nghe tư 2-3 lần. 
Phân chia bài TĐN thành những câu nhạc hoặc những tiết nhạc nhỏ và đàn giai 
điệu từ 3-4 lần. Sau đó cho học sinh đọc theo đàn và ghép lại từng câu theo lối 
móc xích cho đến khi hết bài.
 - Sau khi học sinh đoc đúng giai điệu cả bài, tổ chức cho học sinh đọc nhạc 
kết hợp với đánh nhịp và ghép lời ca có trong bài để hát.
 - Tổ chức cho học sinh đọc nhạc thi với nhau giữa các tổ, nhóm hoặc cá 
nhân. Từ đó giáo viên nhận xét và giúp học sinh sửa chữa những chỗ chưa thể 
hiện được (nếu có ).
 - Giáo viên đàn giai điệu một câu nhạc bất kì trong bài , yêu cầu học sinh 
đoán ra và đọc lại câu nhạc đó. Có thể gõ tiết tấu cho học sinh nhận ra tiết tấu đó 
giống tiết tấu câu nhạc nào trong bài TĐN vừa học.
 2.4 Phân môn âm nhạc thường thức (ÂNTT ):
 - Để tiết học thêm sinh động giáo viên cần chuẩn bị trước ở nhà về tranh 
ảnh, vật dụng minh hoạ, đàn, một số bài hát nổi tiếng của các nhạc sĩ có nhiều 
đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam hiên đại, hoặc các tác phẩm âm nhạc lớn của 
các danh nhân âm nhạc thế giới...Tìm đọc các loại sách nói về lich sử âm nhạc 
Việt Nam và của thế giới để làm tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy phân môn.
 - Khi dạy giới thiệu về nhạc sĩ, giáo viên cần cho học sinh nghe các bài hát 
tiêu biểu hoặc gợi ý cho học sinh trả lời các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài 
học để tìm hiểu và biết thêm về tiểu sử cũng như thân thế sự nghiệp của các nhạc 
sĩ.
 - Khi dạy về giới thiệu các nhạc cụ Phương Tây và nhạc cụ của dân tộc Việt 
Nam. Về ngoại hình của các loại nhạc cụ, tốt nhất là làm sao để học sinh thấy 
được nhạc cụ thật và tìm hiểu tính năng của nó. Nếu không có nhạc cụ thật thì cần 
có tranh ảnh phóng to và giáo viên mô phỏng âm sắc và tính năng của các nhạc cụ 
đó trên đàn phím điện tử để học sinh hiểu biết sâu hơn.Khi dạy phân môn này tôi 
tâm đắc nhất phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
- Đây là dạng giáo án điện tử, phương pháp này có nhiều thuận lợi:
+ Học sinh có thể mắt thấy, tai nghe khi giáo viên giới thiệu bài
+ Hiệu ứng trên máy giúp học sinh hứng thú, tập trung hơn.
+ Học sinh có thể xem phim thay bằng những hình ảnh tĩnh.
+ Có thể chơi các trò chơi ở những phương pháp trên mà giáo viên không cần phải 
làm bảng phụ câu hỏi và đáp án
Ví dụ: Sơ lược về nhạc hát - nhạc đàn ( lớp 6 - tiết 26 )
- Giáo viên cho học sinh xem trích đoạn phim và hiệu ứng câu hỏi cùng phần trắc 
nghiệm, học sinh theo hiệu lệnh trả lời. Giáo viên cho hiệu ứng đáp án.
 nhạc cụ phương Tây ( lớp 7 - tiết 6 )
Cho xuất hiện hình nhạc cụ cùng âm sắc của nhạc cụ đó, hỏi tên nhạc cụ, học sinh 
trả lời. Giáo viên cho xuất hiện đáp án và trích đoạn phim phần nhạc hòa tấu các 
nhạc cụ đó để minh họa.
- Sau đó, củng cố phần này bằng trò chơi “ thử tài”. Giáo viên cho xuất hiện trên 
màn hình nhạc công cùng tư thế biểu diễn nhạc cụ, nhưng không có nhạc cụ. Sau 
 9 IV. Cam kết không vi phạm bản quyền
 Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
 Hoàng Văn Tám
CƠ QUAN ĐƠN VỊ 
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
( Xác nhận,đánh giá,xếp loại)
.
 PHÒNG GD&ĐT HUYỆN VỤ BẢN
 ( Xác nhận,đánh giá,xếp loại)
..
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_khoi_lo.doc