Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp cho học sinh Khối 6 tiếp thu tốt môn Âm nhạc

docx 16 trang sklop6 20/04/2024 1080
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp cho học sinh Khối 6 tiếp thu tốt môn Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp cho học sinh Khối 6 tiếp thu tốt môn Âm nhạc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp cho học sinh Khối 6 tiếp thu tốt môn Âm nhạc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
" MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP CHO HỌC SINH KHỐI 6 TIẾP THU
 TỐT MÔN ÂM NHẠC"
 1 trong sáng, thị hiếu âm nhạc lành mạnh, tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình 
cảm luôn tự tin và có cái nhìn đẹp hơn, hoàn thiện hơn nhằm giúp các em giảm bớt căng 
thẳng cho những tiết học sau.
Thông qua việc học âm nhạc ở trường THCS nói chung và khối lớp 6 nói riêng, môn Âm 
nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo 
đức, thẩm mĩ cho học sinh nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh theo mục tiêu 
đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới. Tuy nhiên âm nhạc trong nhà 
trường THCS với tư cách là một môn học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung, 
song mục đích của việc dạy và học môn âm nhạc trong nhà trường phổ thông là giáo dục 
văn hoá âm nhạc cho học sinh nhằm trang bị cho các em những kiến thức sơ giản các kỹ 
năng nhằm tạo điều kiện cho khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, 
khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, củng cố thêm về 
tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu âm nhạc.
Thông qua những phương tiện của nghệ thuật âm nhạc để bồi dưỡng khả năng nhận thức, 
phát triển tư duy, óc sáng tạo góp phần cùng các môn học khác phát triển năng lực trí tuệ 
cho học sinh, bồi dưỡng những năng khiếu nghệ thuật, đẩy mạnh phong trào văn nghệ 
quần chúng làm cho không khí của nhà trường thêm vui tươi lành mạnh. Từ mục tiêu 
giáo dục và những lí do chung của môn học Âm nhạc nói trên, bản thân tôi nhận thấy đó 
là một hướng đi và là một phương pháp giáo dục đúng đắn mang tính đặc thù của việc 
giáo dục cái hay cái đẹp, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ âm nhạc góp phần quan trọng vào 
việc hình thành nhân cách toàn diện của con người mới: Đức - Trí - Thể - Mĩ. Trong nghệ 
thuật âm nhạc, sự sáng tạo của mỗi cá nhân đóng vai trò cực kì quan trọng. Sáng tạo có 
nhiều mức độ, có thể phát triển từ những ý tưởng đã có, có thể là thay đổi hệ thống 
nguyên tắc.
Yêu cầu “ Coi trọng đúng mức” giáo dục thẩm mĩ, giáo dục âm nhạc là mặt giáo dục đến 
nay vẫn còn yếu và thiếu, đòi hỏi chúng ta hơn lúc nào hết, lúc này phải đặt mạnh vấn đề 
không chỉ là triển khai rộng khắp mà là tổ chức học tập môn âm nhạc một cách có kết quả 
ở trường phổ thông, nhất là ở trường THCS làm cho âm nhạc đích thực đi vào các em, 
làm cho các em yêu thích, và hơn nữa, còn tham gia tích cực vào việc sáng tạo nên những 
cái hay, cái đẹp trong âm nhạc, bằng âm nhạc và qua âm nhạc.
Hiện nay, bên cạnh những tiến bộ ở ngoài xã hội và trong nhà trường, cũng còn kèm theo 
những cái lạc hậu, chưa hay, chưa đẹp. Chúng đan xen, tồn tại, đấu tranh va chạm hàng 
ngày. Có lúc cái lạc hậu, chưa hay, chưa đẹp còn có nhiều lấn lướt. Riêng mặt thẩm mĩ, 
cũng có không ít những biểu hiện về thị hiếu thấp kém, lố lăng, thiếu văn hoá, phản thẩm 
mĩ, không hay, không đẹp. Điều đó, nếu không quan tâm, có nguy cơ dẫn đến một hiện 
tượng tâm lí là sự thờ ơ, tê liệt những tình cảm thẩm mĩ, đạo đức, quen và không còn có
 3 - Xây dựng và phát triển năng lực âm nhạc của học sinh thông qua việc Học hát; 
Nhạc lí- Tập đọc nhạc; Âm nhạc thường thức được thể hiện trong sách giáo khoa 
(SGK ).
- Qua việc hướng dẫn học hát, học nhạc, giáo dục cho các em có tình cảm, đạo đức trong
sáng, lành mạnh, hướng tới những điều thiện và cái đẹp trong cuộc sống .
- Xây dựng khả năng tham gia hoạt động âm nhạc, giúp cho việc phát triển toàn diện cân
bằng và hài hoà.
- Phát hiện những học sinh có năng khiếu về âm nhạc, động viên và giúp các em phát 
triển năng khiếu của mình.
- Giúp học sinh hát đúng, tập hát diễn cảm và bước đầu tập luyện một số kĩ năng đọc 
nhạc, giúp các em hiểu biết về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu và một vài sinh hoạt âm 
nhạc trong đời sống xã hội, cung cấp cho các em thêm một số kiến thức mang tính văn 
hoá âm nhạc.
- Với tư cách là người giáo viên dạy môn âm nhạc ở trường THCS, bản thân cố gắng vận 
dụng các phương pháp tối ưu nhất đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Bên 
cạnh đó, bản thân luôn bám sát nội dung chương trình, sách giáo khoa ở bộ môn âm nhạc 
lớp 6. Chương trình sách giáo khoa về cơ bản là phù hợp với đối tượng học sinh ở từng 
khối lớp. Nếu giáo viên là người hiểu rõ mục tiêu môn học, biết cách tổ chức tiết dạy và 
có phương pháp phù hợp với từng tiết dạy thì nội dung bài học sẽ trở nên nhẹ nhàng hấp 
dẫn. Ngược lại, nếu giáo viên chưa nắm được mục tiêu môn học, coi môn học hoàn toàn 
là môn năng khiếu thì sẽ dẫn đến tình trạng dạy môn học này như dạy trong các trường 
năng khiếu (chuyên nghiệp), yêu cầu quá cao về các kĩ năng thực hành, biến nội dung các 
bài học trở nên quá phức tạp và điều tất yếu là dẫn đến quá tải.
 Để khắc phục tình trạng trên, khi thực hiện chương trình về bộ môn Âm nhạc, trước 
hết giáo viên cần nắm vững mục tiêu của môn học, đó là giáo dục thẩm mĩ, để giúp học 
sinh hiểu biết cái đẹp, cảm nhận cái đẹp và sáng tạo cái đẹp nói chung, chứ không chỉ 
đơn thuần là truyền đạt kiến thức và kĩ năng về âm nhạc. Điều mà giáo viên đặc biệt lưu 
tâm, đặc biệt chú ý đó là giáo dục cho học sinh những tri thức cần thiết về cái hay, cái 
đẹp, giáo dục thị khiếu thẩm mĩ lành mạnh, rèn luyện cho học sinh có hiểu biết và thể 
hiện tính thẩm mĩ trong cuộc sống thông qua việc học môn âm nhạc. Như Các-Mác đã 
nói : “Con người phải biết xây dựng cuộc sống theo qui luật của cái đẹp”
 5 - Sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm. Giáo viên phải tự tìm tài liệu, sưu 
tầm đồ dùng dạy học. Trong khi đó yêu cầu của bộ môn lại cần phải có những trang thiết bị 
hiện đại (video, đài đĩa,) để phục vụ cho việc dạy và học.
2.1.2. Về phía học sinh.
a. Thuận lợi:
 Học sinh ngoan, đa số các em rất yêu thích môn Âm nhạc. Đặc biệt là phân môn hát. 
Học sinh cảm nhận giai điệu các bài hát khá tốt. Thực hiện các bài hát với đàn hoặc đĩa 
tương đối tốt.
 b. Khó khăn:
Đối với HS trường THPT Vân Khánh nói riêng và học sinh trên địa bàn huyện An Minh 
nói chung đa phần các em là con em nông thôn, điều kiện chưa được đầy đủ, việc học thêm 
các môn văn hoá khác đôi khi còn chưa đủ điều kiện thì làm gì nói đến chuyện học thêm 
các môn khác như âm nhạc – mỹ thuật HS ít được quan tâm, vì thế hiểu biết về âm nhạc 
đang còn hạn chế, chưa sâu rộng, không kích thích các em học tập. do chưa có giáo viên 
chuyên về bộ môn Hát nhạc ở bậc Tiểu học nên việc làm quen với Âm nhạc là chưa hề có, 
chỉ lên đến cấp THCS mới bắt đầu tiếp xúc dẫn đến việc dạy và học gặp không ít khó 
khăn. Đa phần HS bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, lo cho thi, lo đánh giá, phần 
nào sao nhãng việc học môn âm nhạc. Một nguyên nhân khách quan khác cũng không kém 
phần quan trọng liên quan đến hiệu quả và chất lượng bộ môn đó là thời gian dành cho bộ 
môn quá ít (1tiết/ tuần).
Mặt khác, đa số các bậc Phụ huynh học sinh chỉ quan tâm đến các môn học chính như Văn, 
Toán, ... mà chưa quan tâm đến bộ môn Âm nhạc bởi họ cứ nghĩ rằng đây chỉ là môn học 
phụ.
 2.2. Mục đích yêu cầu.
 * Học sinh:
 - Hát đúng, chính xác giai điệu các bài hát
 - Hát đúng tính chất bài ca.
 - Biết hát có vận động phụ hoạ.
 - Biết thể hiện bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau.
 - Biết biểu diễn trên sân khấu.
 7 GV giải thích: Cơ bản một bài hát có thể sử dụng nhiều tiết tấu và tempo khác nhau tuy 
nhiên dựa vào tính chất của bài để lựa chọn tiết tấu và tempo phù hợp như thế mới truyền 
tải được sắc thái cũng như ý tưởng của tác giả.
Với cách trình bày như vậy chắc chắn từng ngày HS sẽ có những cảm nhận mới trong
mỗi lần hát và nghe hát.
b- Học sinh phát biểu cảm nhận về bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trong học tập, so với bắt chước thì tìm tòi sáng tạo là hình thức cao nhất thể hiện tính 
tích cực học tập của HS, hãy bắt đầu khuyến khích các em mạnh dạn nói lên những cảm 
nhận của mình về môn học, về bài hát. HS có thể không ủng hộ ý kiến của GV, của bạn 
bè, có thể trình bày những ý kiến, tư tưởng của mình. Đó là cơ sở để có kĩ năng sáng tạo 
lớn hơn. GV cần tạo điều kiện để HS tự nhận xét, tự đánh giá, tự cảm nhận để có thể điều 
chỉnh cách học theo hướng tích cực.
*Ví dụ:
Cách 1:
- Sau khi cho HS nghe hát mẫu và đọc lời ca, GV đặt câu hỏi:
 Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ?
 HS sẽ trả lời qua phần gợi mở của GV. VD: Nội dung bài hát nói lên điều gì? Giai điệu 
bài hát như thế nào? Qua bài hát này bản thân em học tập được gì? Em sẽ phải làm gì để 
xứng với những điều mà nội dung bài hát muốn chuyển tải tới?
Có thể HS trả lời chưa được trôi chảy hoặc ý tứ chưa được sâu sắc song qua nhận xét và 
khắc hoạ của giáo viên thì học sinh từ chỗ hiểu nội dung bài hát còn mơ hồ sẽ hiểu sâu 
sắc hơn và đặc biệt là sẽ có trách nhiệm hơn trong việc học tập cũng như rèn luyện
Cách 2:
- Học xong bài hát, GV chia lớp thành 2,3 nhóm. Lần lượt từng nhóm viết lời giới thiệu
cho bài hát. GV nhận xét, chấm điểm.
 + Lời giới thiệu nhóm 1:
Trẻ em trên trái đất đều mơ ước được học hành, được sống trong tình yêu thương của cha 
mẹ, thầy cô và bạn bè - một cuộc sống yên vui, hòa bình, hữu nghị đoàn kết và đầy tình 
thân ái giữa các dân tộc trên toàn thề giới. Chúng em mong sao trên trái đất sẽ không còn 
chiến tranh, không còn tiếng đạn bom đau thương, chia lìa. Hành tinh của chúng em sẽ 
tràn ngập màu xanh của hoà bình và hạnh phúc.
 9 hợp với nội dung cũng như cấu trúc bài hát. Như vậy hình thức trình bày bài hát của mỗi
nhóm sẽ rất đa dạng, phong phú, giàu tính sáng tạo.
 - HS tự chọn động tác phụ hoạ cho bài hát: HS có thể nghĩ ra động tác phù 
hợp với nội dung bài hát và tập trình bày cho đều, đẹp (hát kết hợp vận động hoặc múa, 
hát kết hợp một vài động tác diễn xuất).
 - Tuy nhiên để sự sáng tạo đạt hiệu quả cao, GV cần tạo điều kiện về thời gian cho 
HS chuẩn bị. Thông thường GV thông báo trước một tuần để HS chọn nhóm và tập cách 
trình bày, biểu diễn bài hát. (Không thể vừa luyện tập vùa thể hiện trong 1 tiết học)
 d- Chơi trò chơi.
- Sau khi học sinh hát đúng giai điệu của bài hát GV hướng dẫn học sinh chơi trò chơi: Giáo 
viên làm kí hiệu tay theo các chữ cái A, U, I. Khi GV đưa tay theo kí hiệu, học sinh hát giai 
điệu chỉ với các chữ cái theo đúng kí hiệu GV hướng dẫn trước lớp.
*Ví dụ 1:
Bài hát: Vui bước trên đường xa
Câu 1, GV đưa tay kí hiệu chữ A, HS hát "A" theo giai điệu của câu 1. “À à, à à a à á a”
Câu 2, Gv đưa tay kí hiệu chữ U, HS hát "U" theo giai điệu của câu 2.
“U ú u u ù ụ ù u u ù u”
GV tiếp tục thay đổi các kí hiệu khác cho đến hết bài hát.
Trò chơi này giúp các em thay đổi không khí học tập, đồng thời để kiểm tra việc ghi nhớ 
giai điệu của HS .
- Trò chơi "Ai nhanh tai hơn”
Ví dụ sau khi học xong bài hát giáo viên sử dụng đàn đánh giai điệu một tiết nhạc bất kì 
cho học sinh nghe và hát lời ca câu nhạc đó. Trò chơi này giúp HS mau thuộc lời ca, phát 
triển tai nghe
Việc kết hợp tổ chức một trò chơi trong giờ học hát vừa giúp học sinh nắm kiến thức 
chắc hơn, sâu hơn, nhanh hơn, vừa tạo ra không khí sôi nổi cho HS, tạo hứng thú cho HS 
học môn Âm nhạc cũng như học các môn học khác.
 11 - Giáo viên đàn giai điệu bài TĐN sắp đọc cho học sinh nghe tư 2-3 lần. Phân chia 
bài TĐN thành những câu nhạc hoặc những tiết nhạc nhỏ và đàn giai điệu từ 3-4 lần. Sau 
đó cho học sinh đọc theo đàn và ghép lại từng câu theo lối móc xích cho đến khi hết bài.
 - Sau khi học sinh đoc đúng giai điệu cả bài, tổ chức cho học sinh đọc nhạc kết hợp
với đánh nhịp và ghép lời ca có trong bài để hát.
 - Tổ chức cho học sinh đọc nhạc thi với nhau giữa các tổ, nhóm hoặc cá nhân. Từ 
đó giáo viên nhận xét và giúp học sinh sửa chữa những chỗ chưa thể hiện được (nếu có ).
 - Tổ chức trò chơi qua bài TĐN như :Bài TĐN có 4 câu nhạc thì ta đặt mỗi câu 
bằng một nguyên âm và yêu cầu học sinh ngân nguyên âm đó theo giai điệu: Câu 1: 
nguyên âm ( a ); Câu 2: nguyên âm ( i ); Câu 3: nguyên âm ( u ); Câu 4: nguyên âm ( o
)... chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm đọc ngân một câu ứng với một nguyên âm. Giáo 
viên nhận xét việc đọc ngân theo nguyên âm giữa các nhóm, nhằm kích thích sự hứng thú 
học tập của học sinh, hoặc giáo viên có thể tổ chức trò chơi luyện tai nghe: Giáo viên đàn 
giai điệu một câu nhạc bất kì trong bài , yêu cầu học sinh đoán ra và đọc lại câu nhạc đó. 
Có thể gõ tiết tấu cho học sinh nhận ra tiết tấu đó giống tiết tấu câu nhạc nào trong bài 
TĐN vừa học.
 3.4 Phương pháp dạy âm nhạc thường thức (ÂNTT ):
 - Để tiết học thêm sinh động giáo viên cần chuẩn bị trước ở nhà về tranh ảnh, vật 
dụng minh hoạ, đàn, một số bài hát nổi tiếng của các nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền 
âm nhạc Việt Nam hiên đại, hoặc các tác phẩm âm nhạc lớn của các danh nhân âm nhạc 
thế giới...Tìm đọc các loại sách nói về lich sử âm nhạc Việt Nam và của thế giới để làm 
tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy phân môn.
 - Khi dạy giới thiệu về nhạc sĩ, giáo viên cần cho học sinh nghe các bài hát tiêu 
biểu hoặc gợi ý cho học sinh trả lời các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học để tìm 
hiểu và biết thêm về tiểu sử cũng như thân thế sự nghiệp của các nhạc sĩ.
 - Khi dạy về giới thiệu các nhạc cụ Phương Tây và nhạc cụ của dân tộc Việt Nam. 
Về ngoại hình của các loại nhạc cụ, tốt nhất là làm sao để học sinh thấy được nhạc cụ thật 
và tìm hiểu tính năng của nó. Nếu không có nhạc cụ thật thì cần có tranh ảnh phóng to và 
giáo viên mô phỏng âm sắc và tính năng của các nhạc cụ đó trên đàn phím điện tử để học 
sinh hiểu biết sâu hơn.
4- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_cho_hoc_sinh_kho.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp cho học sinh Khối 6 tiếp thu tốt môn Âm nhạc.pdf