Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dành cho học sinh yếu, kém môn Toán 6

docx 21 trang sklop6 01/08/2024 930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dành cho học sinh yếu, kém môn Toán 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dành cho học sinh yếu, kém môn Toán 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp dành cho học sinh yếu, kém môn Toán 6
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP
 DÀNH CHO HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN TOÁN 6
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lí do chọn đề tài
 1.1.Lí do khách quan
 Trong chương trình giáo dục trung học hiện nay, môn toán cùng với các 
 môn học khác trong nhà trường THCS có những vai trò góp phần quan trọng 
 đào tạo nên những con người phát triển toàn diện.
 Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgíc và tính chính xác cao, 
 nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác.
 Muốn học sinh THCS học tốt được môn toán thì mỗi người giáo viên 
 không phải chỉ truyền đạt nội dung kiến thức theo chuẩn kiến thức kỹ năng và 
 các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và sách 
 thiết kế bài giảng một cách gập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập 
 một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ 
 diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó là một trong 
 những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người 
 năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với hội nhập thế giới.
 Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy 
 học môn toán ở bậc THCS theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng 
 tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải tạo được hứng thú học tập cho 
 các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò 
 chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội 
 dung toán học lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông 
 qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng, 
 củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, 
 hứng thú trong học tập cũng như trong thực tiễn đời sống. Khi chúng ta đưa ra 
 1 Là một giáo viên đã gắn bó với nghề. Tôi rất hiểu và thông cảm trước 
những khó khăn, trăn trở của các em. Bởi vậy, trong quá trình giảng dạy tôi luôn 
học hỏi đồng nghiệp và tìm tòi những phương pháp thích hợp để giúp các em 
học sinh yếu, kém yêu thích hơn và học tốt hơn môn toán. Với mong muốn nâng 
cao chất lượng dạy học môn toán ở trường THCS và qua thực tế dạy học tôi đã 
tìm tòi áp dụng một số giải pháp đem lại thành công. Vì thế tôi mạnh dạn chọn đ
ề tài “Một số giải pháp dành cho học sinh yếu kém môn Toán 6”.
2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
 2.1.Cơ sở lý luận
 Căn cứ vào định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán trong giai 
đoạn hiện nay, đã được xác định là “Phương pháp dạy học Toán trong nhà 
trường các cấp phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học; 
hình thành và phát triển năng lực tự học, trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc 
lập, sáng tạo của tư duy”.
 Theo phương hướng đổi mới phương pháp dạy học này, giáo viên phải là 
người tổ chức, điều khiển; phát huy tính tích cực chủ động trong lĩnh hội tri thức 
Toán học của học sinh; còn học sinh là chủ thể nhận thức, đòi hỏi phải có hứng 
thú trong học tập, từ đó mới tích cực tự học, tự rèn luyện và có được các năng 
lực cần thiết trong học tập cũng như trong lao động sản xuất.
 Do đặc điểm tâm sinh lí ở lứa tuổi học sinh lớp 6 cũng có những khác biệt: 
học sinh dễ bị phân tán, mất tập chung chú ý; những kiến thức thoáng qua, 
không hấp dẫn lôi cuốn các em sẽ mau quên; vốn kiến thức và hiểu biết còn ít; 
khả năng diễn đạt còn hạn chế; nhất là với những học sinh yếu, nhận thức chậm 
các em dễ tự ti, không dám mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình do sợ 
sai.v.vNếu giáo viên nói với các em là việc học đối với các em là một bổn 
phận: các em phải học bài, phải làm bài tập về nhà, các em phải đi học phụ 
đạo.v.vthì hiệu quả mang lại cũng không nhiều vì ở lứa tuổi các em chưa thể 
nhận thức được tầm quan trọng của việc học một cách đầy đủ.
 Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán ở Trường THCS Thuận 
Mỹ nói chung; môn Toán 6 nói riêng thì bên cạnh việc nhận thức được bổn phận 
 3 Đã làm quen và có sự chủ động với cách thức tổ chức các hoạt động dạy 
và học một tiết dạy Toán 6.
 Phối hợp được khá linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực như: nêu 
và giải quyết vấn đề; hỏi đáp; hoạt động nhóm
b) Về phía học sinh:
 Đã quen với cách học môn Toán theo chương trình sách giáo khoa mới.
 Bước đầu đã làm quen với cách dạy của giáo viên; nhiều học sinh đã có 
hứng thú hơn trong quá trình học tập bộ môn Toán 6.
 Bên cạnh những thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập môn Toán 6 nêu 
trên thì vẫn còn một số tồn tại.
2) Khó khăn:
a) Về phía giáo viên:
 Do kỹ năng sư phạm còn hạn chế nên giáo viên gặp một số khó khăn 
trong việc thực hiện các thao tác hướng dẫn học sinh học tập bộ môn theo 
phương pháp dạy học mới.
b) Về phía học sinh:
 Phần lớn học sinh còn thụ động, ỷ lại, trông chờ vào giáo viên, chưa có ý 
thức tự giác trong học tập. 
 Các em chưa chú ý đến việc rèn luyện cho mình kỹ năng phân tích tìm 
lời giải của một bài toán, rút ra nhận xét sau khi giải một bài toán, trình bày 
lời giải một bài toán,v. vchưa tạo được cho mình có thói quen tốt khi giải 
Toán. 
c) Về phương tiện dạy học:
 Để đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở 
Trường THCS Thuận Mỹ nói chung và môn Toán 6 nói riêng, thì ngoài kiến 
thức của thầy và trò, ngoài việc soạn giáo án tốt của giáo viên và việc chuẩn 
bị bài chu đáo của học sinh ra; còn một yếu tố nữa quyết định đến sự thành 
công về đổi mới phương pháp dạy học môn Toán THCS đó chính là phương 
tiện dạy học.
 5 Qua kết quả khảo sát chất lượng đầu năm thì đa phần học sinh thuộc thành 
 phần yếu, một số học sinh được điểm thi tốt thì được chọn vào lớp chọn 6A6, 
 thành phần còn lại thuộc diện trung bình hoặc trung bình yếu. Vì vậy, việc khắc 
 phục tình trạng học sinh yếu kém là một vấn đề nhức nhối của hầu hết giáo viên 
 cùng với các cấp lãnh đạo, không chỉ riêng môn Toán mà còn có những môn học 
 khác nữa.
 1.3.Nguyên nhân của những hạn chế
 Nguyên nhân khách quan: một phần do các em không quan tâm đến các bài 
 kiểm tra khảo sát đầu năm nên các em không quan tâm chuẩn bị bài nhiều, một 
 phần trong thời gian hè, một số em không ôn tập lại bài vở.
 Nguyên nhân chủ quan: Một số em còn lơ là trong việc học tập như lười 
 biến xem lại bài vì bài thi này với các em thì không quan trọng, ỷ lại không chịu 
 xem lại bài vở, không chuẩn bị bài.
2. Nội dung cần giải quyết
 Dựa vào kết quả trên, bồi dưỡng học sinh yếu kém là một vấn đề cũng như là 
một nhiệm vụ cấp bách và cần thiết phải thực hiện của từng giáo viên đứng dạy 
lớp; làm sao để các em không ngán ngại hay lo sợ khi phải nghe đến môn Toán 
nữa; là một giáo viên cần phải tạo cho các em có tinh thần thoải mái khi học, tạo 
niềm vui và hứng thú cho các em khi học Toán, để các em sẽ hớn hở và ham thích 
hơn khi đến giờ học môn Toán.
3. Biện pháp giải quyết
3.1. Giải pháp 1: Xây dựng tài liệu vừa sức.
 Đối với học sinh yếu kém, giáo nên đặt quan điểm đảm bảo tính vững chắc 
của kiến thức lên hàng đầu. Việc luyện tập theo trình độ chung sẽ không phù hợp 
với học sinh yếu kém, vì vậy những em này cần nhiều thời gian luyện tập hơn. 
 Trước hết phải làm cho các em hiểu rõ đề bài: Đề bài cho biết cái gì? Yêu cầu 
làm cái gì?
 Nếu học sinh không hiểu đề bài thì không thể tiếp tục quá trình giải toán để 
đưa lại kết quả đúng được. Do đó giáo viên cần dành nhiều thời gian giúp các em 
vượt qua được vấp váp đầu tiên này.
 7 a) 15 0 b) 5 .3 0
c) 3 .5 5. 3 d) 10 2 .15
 Hơn nữa, bài “Quy đồng mẫu nhiều phân số” với các em học sinh yếu kém rất 
là khó, vì thế cần rèn luyện cho các em ở những bài tập đơn giản nhất. Qua đó, nhờ 
sự tương tự hóa mà các em có thể giải quyết những bài ở mức độ số lớn hơn, thậm 
chí những bài trong sách giáo khoa. Cụ thể như sau:
 9 11 3.2. Giải pháp 2: Tạo hứng thú học tập thông qua trò chơi
 a) Hứng thú học tập:
 Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý 
 nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm trong quá trình hoạt 
 động.
 Hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt 
 động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong 
 đời sống cá nhân.
 b) Tầm quan trọng của việc tạo hứng thú học tập
 Sự hứng thú thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của 
 chủ thể hoạt động. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm của con người, nó là động 
 13 - Sau khi học xong bài, giáo viên chọn 3 đội chơi, mỗi đội cử 1 học sinh diện 
 khá giỏi và 1 học sinh diện còn lại lên bảng bốc thăm, trình bày bài giải của 
 mình.
 - Giáo viên xem xét và cho điểm từng học sinh.
 - Hai học sinh của đội nào mà có tổng số điểm cao nhất thì đội đó thắng cuộc.
 iv/ Ví dụ: (Trò chơi này có thể sử dụng cho bất kì tiết dạy nào).
e) Trò chơi 3: Trò chơi”Ai tìm được nhiều hơn?”:
 i/ Mục đích:
 Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khả năng quan sát tốt cho học sinh.
 Học sinh củng cố kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự chủ, vui tươi.
 ii/ Chuẩn bị:
 Giáo viên ghi sẵn một số kiến thức cần thiết lên màn hình.
 Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút lông.
 iii/ Cách chơi:
 Giáo viên gắn màn hình lên bảng, yêu cầu học sinh tìm và liệt kê những 
 hình, những số, những vấn đề liên quan đến bài học.
 Trong 3 phút, đội nào tìm được nhiều hình, hoặc nhiều số,(ghi lên bảng 
 nhóm) chính xác hơn thì đội đó sẽ giành thắng lợi.
 iv/ Ví dụ:
 Khi dạy xong bài: “Phân số bằng nhau” (Toán 6 tập 2), giáo viên ghi sẵn 
 lên màn hình hàng loạt phân số bằng nhau, yêu cầu học sinh các đội ghi ra 
 những phân số bằng nhau lên bảng nhóm của mình, đội nào thực hiện nhanh 
 hơn và tìm ra được nhiều phân số bằng nhau hơn, đội đó sẽ chiến thắng.
f) Trò chơi 4: Trò chơi “Xây tường”
 i/ Mục đích:
 Trò chơi này giúp các em vừa hóa thân vào chú thợ xây nhà vừa học tập.
 Qua đó giúp các em phải vận dụng khả năng tính toán nhanh, chính xác, 
 khéo léo thì mới có thể chiến thắng.
 ii/ Chuẩn bị:
 15 Điểm trung bình môn học kì 1:
 Tổng Số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu
 Lớp số dự kiểm 
 SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
 HS tra
 6A5 36 36 5 13,9 11 30,6 10 27,8 10 27,7
 6A6 38 38 20 52,6 11 29,0 7 18,4 0 0,0
III. PHẦN KẾT LUẬN
 1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
 Như vậy việc giúp đỡ học sinh yếu, kém học tốt môn toán là việc làm rất khó 
khăn lâu dài đòi hỏi giáo viên phải có tình thương, một chút hy sinh và tinh thần 
trách nhiệm.
 Việc sắp xếp thời gian thích hợp ngoài giờ lên lớp để bổ trợ kiến thức bị hổng 
cho học sinh yếu, kém đó là một khó khăn không phải ai cũng làm được. Mà phải 
có sự tận tâm hy sinh cao cả của người thầy tất cả vì tương lai các em. Do vậy rất 
cần đến sự chia sẻ từ phía lãnh đạo và các cấp ngành giáo dục. 
 Mỗi người thầy có một cách làm riêng, song với cách làm nêu trên với thành 
công ban đầu thiết nghĩ đó là kết quả đáng phấn khởi đối với người thầy dạy toán. 
Việc làm này không dễ thành công trong ngày một ngày hai mà phải là sự cố gắng 
bền bỉ và tận tuỵ thì mới mong mang lại kết quả tốt.
 Với vốn kiến thức của mình còn hạn hẹp, bề dày kinh nghiệm còn khiêm tốn, 
nên không tránh khỏi những hạn chế khiếm khuyết. Vậy rất mong hội đồng xét 
duyệt góp ý, bổ sung để kinh nghiệm giảng dạy của chúng tôi ngày càng phong 
phú và hữu hiệu hơn.
 2. Kiến nghị, đề xuất
 Qua quá trình thực hiện thì bản thân nhận thấy, phụ đạo học sinh yếu kém là 
một nhiệm vụ hết sức quan trọng của hầu hết các giáo viên đứng lớp; là một giáo 
viên – ai cũng mong sao các em có một ý nghĩ trong đầu “Mỗi ngày đến trường là 
một niềm vui” chứ không tạo áp lực cho các em khi phải đến trường; vì vậy rất 
mong các cấp lãnh đạo hiểu và tạo điều kiện để giáo viên thực hiện bổn phận của 
mình, cần dành nhiều thời gian để giáo viên kèm cập các em hơn để các em có thể 
 17

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_danh_cho_hoc_sinh_yeu.docx