Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học thực hành đọc hiểu Ngữ văn 6

docx 29 trang sklop6 25/06/2024 1720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học thực hành đọc hiểu Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học thực hành đọc hiểu Ngữ văn 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học thực hành đọc hiểu Ngữ văn 6
 UBND HUYỆN GIA LÂM
 TRƯỜNG THCS CỔ BI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp tổ chức tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học
 thực hành đọc hiểu Ngữ Văn 6
 Lĩnh vực : Ngữ văn
 Tên tác giả : Đỗ Thị Mai
 Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị công tác : THCS Cổ Bi
 Năm học 2022 - 2023 3/20
 PHẦN I
 ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
 Sách giáo khoa Ngữ Văn 6 thuộc bộ sách giáo khoa Cánh Diều, được biên 
soạn theo Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018, giúp học sinh khám phá 
các nội dung cơ bản của lĩnh vực thực hành đọc hiểu. Qua việc tổ chức học tập 
trải nghiệm kĩ năng hình thành năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học sẽ giúp 
các em từng bước phát triển năng lực thực hành, năng lực nói nghe và các phẩm 
chất chủ yếu. Từng bài học trong sách đều được thiết kế thông qua các hoạt 
động: mở đầu, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng và mở rộng. Nội dung 
và cách thiết kế bài học tạo thuận lợi cho các em tự khám phá, tìm hiểu và vận 
dụng kiến thức. Các hoạt động học tập nhằm khuyến khích các em tích cực, chủ 
động, sáng tạo. Thông qua các hoạt động học tập hấp dẫn và bổ ích, các em sẽ 
hình thành được năng lực và phẩm chất biết xúc động trước những việc làm và 
tình cảm cao đẹp; trân trọng những suy nghĩ và hành động dũng cảm. Hơn nữa, 
các hoạt động học tập này cũng sẽ giúp các em thêm yêu quý bản thân và tự tin 
vào những giá trị của bản thân.
 Mặc dù là một môn học có vai trò vô cùng quan trọng là môn thi vào THPT 
bắt buộc nhưng đa số các em học sinh còn chưa thực sự hứng thú đối với môn 
học. Các em còn học vẹt, lười tư duy trong quá trình học tập.
 Nhiều học sinh chăm học nhưng chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa 
tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức nên hiệu quả học tập chưa cao. Vậy làm 
thế nào kích thích sự hứng thú học tập, phát huy tính tự học và tự lĩnh hội kiến 
thức của học sinh. Người giáo viên cần thay đổi phương pháp dạy học nhất là 
cách tổ chức kỹ thuật học tập tạo hứng thú cho học sinh trong một tiết thực hành 
đọc hiểu.
 Trước hết là hoạt động khởi động: Hoạt động khởi động bài học thường chỉ 
chiếm một vài phút đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt 
sự tích cực của người học. Một tiết học môn Ngữ Văn sẽ tạo được học sinh yêu 
thích nếu ngay từ những giây phút đầu tiên giáo viên biết khơi gợi ở các em sự 
“Một số biện pháp tổ chức tạo hứng thú cho học sinh trong giờ thực hành đọc hiểu lớp 6" 5/20
 PHẦN II
 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận 
 Ở lứa tuổi THCS các em luôn muốn khám phá những điều mới lạ, muốn tự 
mình tìm ra những điều mình còn thắc mắc trong quá trình nhận thức. Các em có 
khả năng điều chỉnh các hoạt động của mình trong đó có hoạt động học tập, sẵn 
sàng tham gia các hoạt động khác nhau nhưng cần phải có sự hướng dẫn, điều 
chỉnh một cách khoa học và nghệ thuật của mỗi một giáo viên.
 Hoạt động phải xác định rõ mục tiêu cần đạt, phương pháp và kỹ thuật tổ 
chức, phương tiện cần dùng; chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ 
ràng, cần kiểm kê lại kiến thức của học sinh (xem học sinh đã có được kiến thức 
gì liên quan đến bài học), tạo hứng thú cho học sinh, tạo ra tình huống có vấn đề 
để dẫn dắt học sinh vào phần hình thành kiến thức mới và khắc sâu kiến thức.
 Môn Ngữ văn được triển khai dạy học theo nguyên tắc tích hợp (Văn học 
- Tiếng Việt - Tập làm văn) nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh. 
Trong những năm gần đây, vấn đề này lại càng được chú trọng. Nghị quyết Hội 
nghị lần thứ 2 của BCH TW Đảng khoá VIII nêu rõ: “Đổi mới phương pháp 
giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều rèn luyện thành 
nếp tư duy sáng tạo của người học”, “phương pháp giáo dục phải phát huy tính 
tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học 
tập và ý chí vươn lên”.
 Bên cạnh đó như tôi đã trình bày ở phần trên: Giáo viên tuy có ý thức đổi 
mới phương pháp dạy học nhưng nhìn chung vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng của 
phương pháp dạy học trước đây. Điều này gây tác động không nhỏ đến việc tiếp 
nhận tri thức một cách thụ động của học sinh. Học sinh như trở thành một cỗ 
máy tiếp nhận chứ không chủ động, sáng tạo. Trong khi việc dạy Ngữ văn có 
hiệu quả lại đòi hỏi cao. Dạy văn không chỉ là truyền thụ kiến thức mà còn phải 
hay, phải lôi cuốn học sinh, làm cho học sinh thích thú, say mê học tập. Đây là 
môn học kết tinh nhiều giá trị văn hoá của dân tộc cũng như của nhân loại, là 
môn học có ý nghĩa trong việc hình thành phát triển nhân cách cho học sinh và 
“Một số biện pháp tổ chức tạo hứng thú cho học sinh trong giờ thực hành đọc hiểu lớp 6" 7/20
chức tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học thực hành đọc hiểu Ngữ Văn 
6” với mục đích:
 - Giúp học sinh tập trung và chú ý, hiện diện 100% trong không gian lớp học, 
trong từng khoảnh khắc.
 - Cho phép giáo viên giới thiệu bài học một cách nhẹ nhàng và hấp dẫn
 - Giúp giáo viên sử dụng thời gian một cách hiệu quả hơn.
 - Tạo sự hứng thú lôi cuốn ngay từ đầu bài học.
 - Tạo hứng thú cho học sinh đối với môn học, nâng cao chất lượng hiệu quả 
giảng dạy bộ môn, phá vỡ ranh giới giữa môn chính và môn phụ theo quan niệm 
của người học. 
III. Những giải pháp khoa học đã tiến hành
1. Tổ chức kĩ thuật học tập dưới dạng trò chơi
 Tổ chức kĩ thuật học tập bằng trò chơi có những thuận lợi: Phát huy tính 
sáng tạo, hấp dẫn, gây hứng thú cho HS, giúp HS dễ tiếp thu kiến thức mới, 
giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau. Trò chơi còn là 
hoạt động được các học sinh thích thú tham gia. Vì vậy nó có khả năng lôi kéo 
sự chú ý và khơi dậy được hứng thú học tập. Rất nhiều trò chơi ngoài mục đích 
đó còn có thể ôn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạt động tìm kiếm 
tri thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Hoặc có những trò chơi giúp các em 
vận động tay chân khiến cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớt những áp lực tâm lý do 
tiết học trước gây ra. Từ đó giúp cho hoạt động dạy học trở nên sôi nổi, cuốn 
hút, giúp học sinh rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin, khả năng phản xạ nhanh, sự 
sáng tạo, nâng cao tinh thần đoàn kết và sự tương tác giữa học sinh với học 
sinh, học sinh với giáo viên, việc học tập của học sinh trở nên nhẹ nhàng, sinh 
động, không căng thẳng, nhàm chán
 Ở phần này đòi hỏi:
 * Giáo viên: Đọc và tìm hiểu nội dung bài học để lựa chọn trò chơi cho phù 
hợp với tiết dạy. Hướng dẫn thể lệ, cách thực hiện trò chơi (tuỳ thuộc vào từng 
“Một số biện pháp tổ chức tạo hứng thú cho học sinh trong giờ thực hành đọc hiểu lớp 6" 9/20
 Trò chơi học tập là nhằm phát huy tính tích cực, tính chủ động, tính sáng tạo 
của học sinh trong học tập.
 Trò chơi nói chung và trò chơi học tập nói riêng giúp học sinh phát triển toàn 
diện về: Đức – trí – thể – mĩ.
 – Đảm bảo tính hiệu quả : Giúp học sinh qua hoạt động học tập dạng trò chơi 
để tiếp thu và hiểu bài tốt nhất đồng thời cũng hình thành cho các em về: Kỹ 
năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động tương tác giữa các cá nhân trong lớp. Kỹ năng 
trao đổi thông tin, trình bày và tiếp nhận thông tin, tìm kiếm thông tin. Kỹ năng 
làm việc có trách nhiệm trong môi trường hợp tác. Khả năng phối hợp với người 
khác để cùng hoàn thành công việc. Giúp các em học sinh thấy vui trong học 
tập, rèn tính nhanh nhẹn, cởi mở, tiếp thu bài một cách tự giác, củng cố kiến 
thức một cách có hệ thống, tăng cường sự giao tiếp trong lớp. Có thái độ về ý 
thức hợp tác trong công việc, tự chịu trách nhiệm trong mỗi trò chơi, tôn trọng 
thành quả lao động của người khác, cùng người khác hướng tới một mục đích 
hoạt động chung, niềm vui cũng là niềm vui chung, thất bại cũng là của chung 
để từ đó biết đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
 – Đảm bảo tính khoa học và sự phạm .
 Việc lựa chọn trò chơi phải đáp ứng những yêu cầu của tiết dạy đọc hiểu. 
Các trò chơi phải đặt ra cho học sinh các nhiệm vụ học tập tương ứng với nội 
dung dạy học. Mỗi trò chơi cần có một vị trí đóng góp cụ thể trong tiến trình 
thực hiện mục đích dạy học. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu dạy học phân môn đọc 
hiểu cần phải hệ thống các trò chơi phải được lựa chọn sao cho đa dạng về chủ 
đề, phong phú về cách chơi. Dựa vào hình thức, cách chơi và luật chơi của trò 
chơi có thể thay thế các trò chơi một cách linh hoạt từ sự thay thế linh hoạt tạo 
cho giáo viên có cơ hội tổ chức trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh của 
mình. Để từ đó các em cảm thấy : “Học mà vui, vui mà học”. Lựa chọn trò chơi 
phải đảm bảo các yếu tố: lứa tuổi, vừa sức; áp dụng vào khi nào trong tiến trình 
bài dạy và trong chương trình học.
“Một số biện pháp tổ chức tạo hứng thú cho học sinh trong giờ thực hành đọc hiểu lớp 6" 11/20
 + Chia đều số người chơi thành 2 nhóm (có thể là nhiều nhóm hơn tùy thuộc 
vào cách chia của người chơi sao cho số người của mỗi nhóm đều nhau)
 + Chơi lần lượt theo từng đội.
 + Khi chơi, mỗi đội đứng thành 1 hàng dọc, người đầu tiên đoán xong thì 
xuống cuối hàng cho người tiếp theo đoán. Cứ như thế theo 1 vòng tròn, chơi 
trong vòng 3 -5 phút. Nhóm nào đoán đúng được nhiều hơn sẽ là người chiến 
thắng. Đội chiến thắng sẽ nhận được phần quà bí mật.
 Ví dụ: Trong bài thực hành tiếng việt Thành ngữ GV giao nhiệm vụ cho HS 
thông qua trò chơi: “Nhìn hình đoán chữ”
 Luật chơi: 
 + HS quan sát các hình ảnh minh họa. 
 + Đoán các hình ảnh trên gợi liên tưởng tới câu thành ngữ nào?
 + Giáo viên gọi tinh thần xung phong để học sinh thể hiện sự tự tin của mình.
 Mò kim đáy bể Đàn gảy tai trâu Thọc gậy bánh xe
 Ếch ngồi đáy giếng Giận cá chém thớt Há miệng chờ sung
 * Trò chơi: Giải ô chữ
 Ví dụ GV đưa ra trò chơi: Giải ô chữ Luật chơi: 
 Các bạn được lựa chọn ô chữ cho mình đã đánh số thứ tự từ 1-9, mỗi ô chữ 
tương ứng với một câu hỏi, trả lời đúng bạn sẽ nhận được một món quà, nếu sai 
thì sẽ nhường cơ hội cho người khác.
“Một số biện pháp tổ chức tạo hứng thú cho học sinh trong giờ thực hành đọc hiểu lớp 6" 13/20
 - Bạn nào đọc sai sẽ làm một hoạt động do lớp hoặc giáo viên yêu cầu.
 * Trò chơi “ghép thành ngữ” (Hoạt động cá nhân)
 - Đặc điểm:
 Đây là một trò chơi rất phổ biến trên điện thoại, máy tính. Căn cứ vào 
hình thức của trò chơi này giáo viên có thể vận dụng để tạo thành những trò chơi 
cho phù hợp với nội dung bài dạy. Thay vì dùng hình ảnh như trong trò chơi 
“Nhìn hình đoán chữ” giáo viên sẽ đưa ra từ gợi ý. Trò chơi này đòi hỏi học sinh 
phải có 1 vốn ca dao, tục ngữ hoặc thành ngữ phong phú. Sau khi tìm được các 
câu ca dao, tục ngữ hoặc thành ngữ giáo viên có thể yêu cầu HS trình bày những 
kiến thức có liên quan.
 - Chuẩn bị:
 - Cách 1: Giáo viên có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ kẻ ô, ghi 
từ gợi ý và các từ dùng để làm nhiễu
 - Cách 2: GV ghi các từ gợi ý và các từ làm nhiễu ra giấy nhớ. GV yêu 
cầu HS ghép thành 1 câu tục ngữ, ca dao hoặc thành ngữ
 - Sau khi tìm thành ngữ, câu tục ngữ, ca dao GV có thể hỏi ý nghĩa của các 
thành ngữ, câu tục ngữ, câu ca dao đó....Hoặc cách vận dụng bài học trong các 
thành ngữ, câu ca dao, tục ngữ vào cuộc sống....
 Trò chơi này góp phần củng cố khả năng diễn đạt, nhanh nhạy của HS 
đồng thời còn phát huy được những kiến thức mà học sinh đã biết.
 - Ví dụ: Ngữ văn 6 bài 4 – tập một Trong bài thực hành tiếng việt Thành ngữ 
và dấu chấm phảy
 - Sau khi học xong phần “Thành ngữ” giáo viên tổ chức trò chơi “Ghép 
thành ngữ”. Từ những từ gợi ý em hãy đọc chính xác câu thành ngữ tương ứng.
 - Sau khi HS tìm ra câu thành ngữ GV có thể hỏi thêm: Ý nghĩa của 
câu thành ngữ này là gì?
 - GV có thể nhận xét, bổ sung hoàn thiện câu trả lời của HS
“Một số biện pháp tổ chức tạo hứng thú cho học sinh trong giờ thực hành đọc hiểu lớp 6"

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_tao_hung_thu.docx