Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh

doc 11 trang sklop6 12/07/2024 490
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh
 MỤC LỤC
A. Phần mở đầu 2
 I. Lý do chọn đề tài 2
 II. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3
B. Phần nội dung 4
 I. Cơ sở lý luận 4
 II. Thực trạng vấn đề 4
 III. Giải quyết vấn đề 5
 1. Sử dụng âm nhạc trong giờ học ngoại ngữ 5
 2. Sử dụng các trò chơi ngôn ngữ 7
 3. Hiệu quả của giải pháp 8
C. Bài học kinh nghiệm và kết luận. 10
 I. Bài học kinh nghiệm 10
 II. Kết luận 10 tuổi này là học ngôn ngữ thông qua hoạt động tương tác (trò chơi, bài hát, đóng vai, kể 
chuyện, câu đố, vẽ tranh). Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài “ Một số biện 
pháp tạo hứng thú học Tiếng anh cho học sinh” nhằm cung cấp một số giải pháp mà bản thân 
tôi đã và sẽ tiếp tục phát huy giúp thay đổi không khí trong tiết học, làm cho các bài học bớt 
căng thẳng và dễ hiểu hơn, giúp người học dễ nhớ và tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc.
II/ ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp tạo hứng thú học Tiếng anh cho học sinh.
2. Khách thể nghiên cứu:
Nghiên cứu tài liệu và tổng kết kinh nghiệm thực tế về vấn đề sử dụng các hoạt động tương tác 
như trò chơi, các bài hát, video để tạo sự hứng thú, ham học của học sinh trong các tiết học 
môn tiếng Anh.
3. Phạm vi nghiên cứu: 
Trường THCS Trần Phú, Thành phố Vũng Tàu.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về chương trình giáo dục phổ thông đã cụ thể hoá mục 
tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả 
kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề 
nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân 
cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích 
cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.
 Trong các trường trung học hiện nay,Tiếng anh được đưa vào giảng dạy như là một ngoại 
ngữ cơ bản, là môn học độc lập, chiếm không ít thời gian trong chương trình học của học sinh. 
Cũng như những môn học khác, môn Tiếng anh được xây dựng nhằm cung cấp những tri thức 
ban đầu về ngôn ngữ nước ngoài, giúp học sinh có một công cụ giao tiếp mới ngoài tiếng mẹ 
đẻ, bước đầu phát triển khả năng nhận biết, tư duy có phê phán và các kĩ năng tiền ngôn ngữ 
trong quá trình thực hành giao tiếp tiếng Anh dưới bốn hình thức nghe, nói, đọc, viết. Ngoài 
ra, việc học Tiếng Anh còn giúp học sinh hình thành năng lực diễn đạt ý tưởng cá nhân một 
cách tự tin, độc lập và sáng tạo.
 3 đọc nhịp, kể chuyện dưới sự hướng dẫn của giáo viên để hình thành các kĩ năng ngôn ngữ, 
tạo không gian học tập nhẹ nhàng, thú vị và hấp dẫn cho người học.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Sử dụng âm nhạc trong giờ học ngoại ngữ:
 Khi dạy tiếng Anh thì điều quan trọng là giáo viên phải thực sự sáng tạo để có thể duy trì 
sự hứng thú của học sinh đối với môn học. Có nhiều phương pháp khác nhau để tạo hứng thú 
cho học sinh khi dạy dạy các kĩ năng như dạy đoạn hội thoại, dạy từ vựng và dạy mẫu câu. Sử 
dụng âm nhạc là một phương pháp hữu ích để giúp quá trình học tiếng Anh trở nên vui vẻ và 
đầy hào hứng. Âm nhạc có thể giúp thay đổi bầu không khí trong lớp học một cách nhanh 
chóng. Thường xuyên lắng nghe các bài hát tiếng Anh và hát cùng bạn bè, thầy cô sẽ giúp các 
em nhớ bài học tốt hơn, góp phần nâng cao vốn từ vựng, mẫu câu và các kĩ năng nghe, nói, 
phát âm. Trong quá trình dạy học và qua nghiên cứu tài liệu, tôi xin chia sẻ một số cách để vận 
dụng âm nhạc vào các bài học như sau:
a. Giới thiệu ngữ liệu mới: 
- Chuẩn bị: Giáo viên chọn các bài hát tiếng Anh có liên quan đến chủ đề mà học sinh sẽ 
học.
- Phương thức tiến hành: cho học sinh nghe các bài hát tùy theo chủ đề của mỗi bài học, yêu 
cầu học sinh thảo luận và đoán nội dung bài hát. Sau khi học sinh phát biểu thì giáo viên sẽ 
dẫn dắt vào bài mới. Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng bài hát để dạy từ vựng và mẫu câu nếu 
như các ngữ liệu này xuất hiện trong lời bài hát.
 Ví dụ: 
 Tên bài hát Chủ đề Từ vựng Mẫu câu
 My house Rooms in Living room, bedroom, I am in the living room.
 the house bathroom, kitchen, garden. She is in the kitchen.
 The color songs Colors Pink, blue, yellow, red, white, I like pink.
 green, black, brown, purple, → I like + N (colors).
 orange.
 The body song Body parts Head, knee, shoulders, toes, This is my head.
 mouth, eyes, ears, nose. These are my hands.
b. Củng cố kiến thức: 
 5 Nhiều tài liệu nghiên cứu về phương pháp giảng dạy tiếng Anh đã cho rằng trò chơi 
không chỉ là hoạt động để lấp khoảng trống về thời gian trong các tiết học mà nó còn có một 
giá trị giáo dục rất lớn. Trong thực tế, học sinh học thông qua các hoạt động vui chơi là chính; 
vì vậy việc sử dụng trò chơi trong các tiết học Tiếng anh có thể giúp ích cho việc học ngôn 
ngữ của học sinh.
a. Trò chơi giúp luyện tập kĩ năng giao tiếp:
 Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với kiến thức kĩ năng 
có được trong quá trình học tập, gần với nội dung bài học và giúp học sinh thực hành luyện tập 
ngôn ngữ trong các tình huống của trò chơi. Tham gia các trò chơi sẽ khuyến khích hoạt động 
nhóm tạo cơ hội cho học sinh hợp tác và giao tiếp với nhau bằng những mẫu câu được lặp lại 
giúp phát triển kĩ năng giao tiếp một cách lưu loát. 
 Ví dụ 1: Giáo viên có thể tổ chức cho cả lớp chơi trò “Whisper” để thực hành các mẫu câu 
đã học. Học sinh được chia thành các nhóm khoảng 8-10 em xếp thành hàng dọc, đại diện mỗi 
nhóm sẽ nhận được một mẫu giấy có chứa mẫu câu cần thực hành và tiến hành nói thầm câu 
cho những người tiếp theo. Cứ như thế lần lượt chuyền mẫu câu đó cho đến người cuối cùng 
sẽ nhanh chóng chạy lên bảng và viết lại mẫu câu.
 Ví dụ 2: Giáo viên có thể cho chơi trò “Matching” để củng cố lại các mẫu câu đã học. 
Giáo viên đưa ra 2 cột A và B. Cột A chứa những câu hỏi và cột B là câu trả lời tương ứng. 
Nhiệm vụ của học sinh là đọc các câu hỏi và câu trả lời sau đó nối chúng với nhau cho phù 
hợp.
b. Trò chơi giúp mở rộng và củng cố từ vựng:
 Nhằm tránh việc cung cấp từ mới cho học sinh một cách dập khuôn máy móc, không sinh 
động, thông qua các trò chơi chúng ta có thể lồng ghép từ mới vào các trò chơi. Từ đó giúp 
học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu hơn các từ mà học sinh đã học.
 Ví dụ: Trong Unit 2: My house giáo viên có thể sử dụng trò chơi “Networks” để giới 
thiệu từ mới cho học sinh. Giáo viên chuẩn bị một mô hình như hình vẽ sau ở trên bảng và cho 
một số từ gợi ý ở dưới. Học sinh sẽ chọn những từ thích hợp để điền vào các ô còn trống.
 7 Mức độ yêu thích môn tiếng Anh
STT Câu hỏi Rất thích Thích Bình thường Không 
 (%) (%) (%) thích (%)
 Em cảm thấy thế nào qua 
 74 0.08 0.08 0.04(%)
1 việc áp dụng bài hát và trò 
 (60) (7) (7) (4)
 chơi khi học tiếng Anh
 Kết quả từ bảng 1 cho thấy: hơn 80% học sinh có thái độ tích cực và rất tích cực đối với 
các hoạt động trong tiết học viết.
Bảng 2. Kết quả học tập môn Tiếng Anh trước khi áp dụng giải pháp tại lớp 6.5 và 6.6 
năm học 2021-2022 (Đợt 1)
 Tốt Khá Đạt Chưa đạt
 Lớp Sĩ số
 (%) (%) (%) (%)
 Lớp 6.5 41 12.2 34.14 24.4 29.27
 Lớp 6.6 40 50 25 25 0
 Tổng cộng 81 30.86 29.63 24.69 14.81
Bảng 3. Kết quả học tập môn Tiếng Anh sau khi áp dụng giải pháp tại lớp 6.5 và 6.6 năm 
học 2021-2022 (Đợt 2)
 Tốt Khá Đạt Chưa đạt
 Lớp Sĩ số
 (%) (%) (%) (%)
 Lớp 6.6 41 21.95 24.39 31.71 21.95
 Lớp 6.8 40 62.5 15 22.5 0.0
 Tổng cộng 81 41.97 19.75 27.16 11.11
C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KẾT LUẬN
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp tạo hứng thú học tiếng Anh cho học 
sinh”, bản thân tôi nhận thấy việc sử dụng trò chơi, bài hát là những phương pháp rất hữu ích, 
có tác dụng tích cực trong các tiết học ngoại ngữ. Các biện pháp trên đã tạo hứng thú học tập 
cho học sinh và cũng giúp cho việc truyền đạt kiến thức của giáo viên có hiệu quả hơn. Học 
 9 anh là thực sự có hiệu quả. Học sinh thực sự cảm thấy hứng thú khi được lĩnh hội các kiến 
thức thông qua môi trường giao tiếp với các hoạt động tương tác này.
 Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ về những biện pháp tạo hứng thú học Tiếng anh 
cho học sinh. Vẫn còn rất nhiều phương pháp giảng dạy để giúp học sinh học tốt môn Tiếng 
anh mà sau này tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để góp phần nâng cao chất lương của việc học ngoại 
ngữ này. Những vấn đề được trình bày ở trên chỉ là ý kiến chủ quan của bản thân tôi cho nên 
sẽ không tránh được những hạn chế nhất định. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng 
nghiệp và những nhận xét của cấp trên để đề tài này ngày một hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Vũng Tàu, ngày 01 tháng 10 năm 2022
 Người thực hiện
 Nguyễn Thị Thu Hà
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_hoc_tien.doc