Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS
Một số biện pháp quản lý nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đã tiếp tục đề cập về vấn đề đổi mới giáo dục: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học: yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả. Đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng về lý thuyết ít khuyến khích tư duy sáng tạo, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho người học trong các trường phổ thông hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề trọng tâm. Vấn đề này đã được các cấp quản lý rất coi trọng, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo làm chủ được khoa học công nghệ, làm chủ đất nước. Tuy nhiên sự đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi cấp thiết quan trọng của xã hội, phổ biến là vẫn cách dạy thông báo kiến thức đã định sẵn, cách học vẫn còn thụ động. Tình trạng chung vẫn là "thầy đọc - trò chép", hoặc giảng giải xen kẽ với vấn đáp tái hiện có giải thích, có minh hoạ bằng tranh. Ở trường THCS phương pháp đổi mới dạy học đã được thực hiện và được xem là vấn đề sống còn, là vấn đề bức thiết của trường chúng tôi. Chúng tôi quan niệm rằng chỉ có đổi mới phương pháp dạy học mới tạo điều kiện cho trường chúng tôi hoàn thành mục tiêu giáo dục của nhà trường và từng bước nâng vị trí của trường chúng tôi lên ngang tầm của nền giáo dục và đào tạo của Quận nói riêng và của Hà Nội nói chung. Song vấn đề đổi mới phương pháp dạy học tại trường chúng tôi chỉ dừng lại ở mức độ hình thức, có tính phong trào, đơn điệu nên chưa đáp ứng với đòi hỏi cấp thiết của học sinh, phụ huynh học sinh và xã hội. Đây thực sự là vấn đề mà đội ngũ quản lý chúng tôi đã từng trăn trở về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan đã phân tích ở trên, tôi đã có một số sáng kiến trong việc đưa ra một số biện pháp quản lý nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở Trường THCS . 2. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở hệ thống hoá những cơ sở lý luận có liên quan và khảo sát thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học ở 1/22 Một số biện pháp quản lý nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– PHẦN NỘI DUNG Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ 1.1. Cơ sở lý luận. 1.1.1 Một số quan điểm tiếp cận trong đổi mới phương pháp dạy học. * Tiếp cận hoạt động- nhân cách. Tiếp cận hoạt động- nhân cách là sự vận dụng lý thuyết hoạt động vào việc nghiên cứu sự phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách của con người, cũng như các vấn đề của quá trình giáo dục, dạy học. Về mặt lý thuyết hoạt động dạy học được tạo bởi hai hoạt động với hai chủ thể riêng: hoạt động của thầy và hoạt động của trò. Hoạt động dạy do thầy làm chủ thể và hướng vào đối tượng là học sinh và hoạt động nhận thức của học sinh. Thầy tác động vào nhân cách của học sinh và điều khiển hoạt động nhận thức của họ, giúp họ chiếm lĩnh hệ thống kinh nghiệm xã hội ấy. Trong thực tế, hai hoạt động dạy và học luôn luôn tồn tại như là một hoạt động chung thống nhất. Chính vì vậy, phương pháp dạy học phải thực sự trở thành chung cho thầy và trò. Phương pháp dạy của thầy bao giờ cũng phải hướng tới và tạo ra phương pháp học của trò. Cho nên, tiếp cận hoạt động - nhân cách là cơ sở rất quan trọng cho việc đổi mới phương pháp dạy học ở Trường THCS. * Tiếp cận hệ thống cấu trúc. Tiếp cận hệ thống-cấu trúc đòi hỏi nghiên cứu, vận dụng đổi mới phương pháp dạy học luôn luôn đặt nó trong hệ thống, hoặc là, nó là một bộ phận của một hệ thống. Quá trình dạy học là một hệ thống bao gồm bảy thành tố cơ bản: mục đích dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, người dạy học, người học, và kết quả dạy học. Chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, cùng vận động và phát triển, trong đó phương pháp dạy học là một thành tố cơ bản trong hệ thống đó và chịu sự chi phối của các thành tố khác. Với quan điểm hệ thống, việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải hoàn thiện các thành tố khác của hệ thống và đảm bảo tính đồng bộ của nó. Có như vậy việc đổi mới thực sự có hiệu quả và khả thi. 3/22 Một số biện pháp quản lý nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 1.1.3 Những định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận hệ thống quá trình dạy học. * Đặt sự đổi mới phương pháp dạy học trong mối quan hệ biện chứng với sự đổi mới mục tiêu(M), nội dung (N) trong chương trình học tập. M N P * Phải bắt đầu từ đặc điểm đối tượng học tập theo tinh thần: + Phát huy triệt để tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. + Phân hoá vừa sức cố gắng của từng đối tượng. + Tăng cường dạy cách tự học, tự hoàn thiện mình cho học sinh. * Đầu tư và sử dụng tối ưu các điều kiện cốt yếu phục vụ cho hoạt động dạy học. - Tiềm lực của đội ngũ giáo viên - Cơ sở vật chất, thiết bị, kỹ thuật tương hợp - Môi trường giáo dục tích cực. *Đổi mới cách tổ chức, quản lý để tối ưu hoá quá trình dạy học. * Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong trường học và trong toàn bộ hệ thống giáo dục và đào tạo để thực sự góp phần nâng cao chất lượng học tập. 1.2 Cơ sở pháp lý. - Theo điều 28/2005 của Luật giáo dục: " Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của trường lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp phát triển tự học rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có nêu rõ: Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát 5/22 Một số biện pháp quản lý nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– KẾT LUẬN CHƯƠNG I Nội dung chương đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận có liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy học. Các vấn đề nêu ra ở chương I sẽ tạo cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp quản lý nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS trong giai đoạn hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. 7/22 Một số biện pháp quản lý nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– - Trên cơ sở đó đã có kế hoạch mua sắm thiết bị dạy học, tạo mọi cơ sở vật chất, điều kiện cần thiết để giáo viên có thể vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học trong một tiết học. - Từ đó chỉ đạo các tổ chuyên môn lập kế hoạch cụ thể và thực hiện, đặc biệt coi trọng việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. - Theo yêu cầu của các tổ chuyên môn, nhà trường phối hợp với Công Đoàn tổ chức các lớp học: Tin học, tập huấn sử dụng các thiết bị dạy học, các phần mềm chuyên môncho giáo viên. Tiếp theo đó nhà trường phát động phong trào thi đua dạy học theo hướng đổi mới phương pháp soạn giáo án có ứng dụng công nghệ thông tin.bằng các hình thức theo chuyên đề, hội giảng theo tổ tập trung theo chủ đề năm học, thi giáo viên giỏi Đặc biệt Ban Giám hiệu đã chỉ đạo các tổ soạn giáo án điện tử, bài giảng Elerning, thành lập kho học liệu của nhà trường, khuyến khích động viên đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học sinh kết hợp với hình thức thi, kiểm tra tự luận với kiểm tra trắc nghiệm. - Trong Ban Giám hiệu, đã phân công rõ Hiệu phó phụ trách chuyên môn đảm nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện của tổ chuyên môn. - Sau mỗi đợt thi đua, hoặc vào cuối học kỳ, cuối năm đều có tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm. 2.2.2 Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học. - Đa số giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học. - Các tổ chuyên môn đã chủ động có kế hoạch cụ thể để nâng cao việc đổi mới phương pháp dạy học. + Mỗi giáo viên đã thực hiện hai tiết chuyên đề/ năm về đổi mới phương pháp. + Sau tiết chuyên đề đã tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm. + Nhà trường đã thành lập được kho học liệu của nhà với hàng trăm giáo án điện tử thuộc tất cả các bộ môn. - Hàng năm, số lượng tiết dạy, theo hướng đổi mới phương pháp càng tăng. 9/22 Một số biện pháp quản lý nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– KẾT LUẬN CHƯƠNG II Dựa trên những kết quả đạt được và những tồn tại như đã phân tích ở trên, tôi nhận thấy rằng có năm vấn đề cần đặt ra đối với trường THCS . trong công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay là: - Nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học. - Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để đáp ứng với đổi mới phương pháp dạy học. - Chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học - Đổi mới cơ chế quản lý. - Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường. Nội dung của những biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại đã nêu trên sẽ được giải quyết trong chương 3. 11/22 Một số biện pháp quản lý nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– chưa có ý thức đổi mới phương pháp dạy học. Đó là một trong những căn cứ để đánh giá xếp loại thi đua cuối học kỳ, cuối năm cho giáo viên. 3.1.3. Tăng cường công tác bồi dưỡng cho giáo viên. * Nội dung bồi dưỡng. - Bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức chung về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học tích cực. - Bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng thiết kế, kế hoạch dạy học (soạn giáo án). - Bồi dưỡng kỹ năng lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh. - Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học để đối mới phương pháp dạy học như: tin học, sử dụng các phần mềm - Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học trên lớp. * Hình thức thực hiện. - Chỉ đạo các tổ trưởng tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo chuyên đề "Đổi mới phương pháp dạy học". - Tổ chức có hiệu quả công tác hội giảng, dự giờ, với chỉ tiêu mỗi giáo viên thực hiện hai tiết thao giảng/ năm và dự 04 tiết/tháng. - Phối hợp với công đoàn, mở các lớp bồi dưỡng: tin học, ngoại ngữ cử giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng về đổi mới phương pháp do Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng GD & ĐT tổ chức. - Động viên khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ. 3.2. Có kế hoạch xây dựng và sử dụng cơ sở vật chất thiết bị dạy học. - Tăng đầu sách cho thư viện, đặc biệt là sách tham khảo cho giáo viên và học sinh. - Tiến hành kiểm tra lại tài sản hiện có của nhà trường để có kế hoạch bổ sung thêm bàn ghế, thanh lý các hoá chất, các thiết bị đã hư hỏng và lạc hậu không phù hợp. - Tham mưu với nhân viên thiết bị có kinh nghiệm để sắp xếp các thiết bị dạy học một cách có khoa học và sư phạm. - Có kế hoạch bảo quản các thiết bị dạy học hàng tháng, hàng quý. 13/22
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_nham_doi_moi.doc