Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh Lớp 6
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh Lớp 6
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG THCS VIỆT NAM – ANGIÊRI ..o0o.. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ SINH HOẠT LỚP MÔN HĐTNHN CHO HỌC SINH LỚP 6 Giáo viên: Đào Thị Quỳnh Hoa. Đơn vị: Trường THCS Hữu nghị Việt Nam – Angiêri. Địa chỉ Email: quynhhoadao@gmail.com Số điện thoại: 0989.071.099. HÀ NỘI 2023 1 biết yêu thương, chia sẻ và có nhiều học sinh học học tốt quả thực không dễ dàng. Ở đó, giáo viên chủ nhiệm phải là người vừa biết cách truyền cảm hứng cho học sinh, vừa phải là tấm gương về mọi mặt: là người cha, người mẹ, người thầy, người anh, người chị và cũng có những lúc cần là những người bạn của các em. Như vậy có nghĩa là người giáo viên chủ nhiệm cùng một lúc đóng nhiều “vai diễn” mà vai nào cũng đòi hỏi phải hoàn thành xuất sắc. Muốn làm được điều đó, người giáo viên chủ nhiệm phải luôn luôn tìm tòi, đổi mới, nội dung, phương pháp và am hiểu tâm lý của học sinh. Việc thay đổi nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp cho học sinh lớp 6 có một vai trò hết sức quan trọng trong công tác chủ nhiệm. Sức mạnh thực sự của tiết sinh hoạt lớp không chỉ nằm ở tiếng nói của giáo viên chủ nhệm, nó cần có sự đóng góp của mọi thành viên trong lớp. Các em cần được nói, được hỏi, được nhận xét,và được chia sẻ. Khi ấy, mỗi tiết sinh hoạt lớp là một cơ hội để cả tập thể cùng chia sẻ, cùng giải quyết vấn đề và từ đó giáo viên sẽ thúc đẩy học sinh của mình học hỏi, giúp chúng khám phá ra những điểm mạnh của bản thân. Khi bản thân học sinh thấy mình có giá trị, các em tự biết mình cần phải sống có trách nhiệm để bảo vệ danh dự của tập thể mà ở đó bản thân các em có tiếng nói và được tôn trọng. Vì thế, tổ chức tiết sinh hoạt lớp môn HĐTNHN có hiệu quả sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả giáo viên lẫn học sinh. Xuất phát từ lý do trên nên tôi đã mạnh dạn xây dựng “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp môn HĐYNHN cho học sinh lớp 6”. II. Mục đích nghiên cứu: Sáng kiến tôi đưa ra nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, đặc biệt là biến giờ sinh hoạt lớp thành một tiết sinh hoạt tập thể bổ ích, sinh động, hấp dẫn. Đồng thời giáo dục học sinh một số kĩ năng sống cần thiết. Cụ thể là: - Định hướng cho học sinh phát triển một cách toàn diện về nhận thức, thái độ , hành vi và nhân cách. - Giúp xây dựng tập thể đoàn kết, có tinh thần tự giác cao trong học tập cũng như trong lao động . - Giúp học sinh biết yêu thương,chia sẻ, biết giúp đỡ mọi người. - Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp và trong các hoạt động học tập. - Góp phần nâng cao khả năng hợp tác, xử lý tình huống, ra quyết định, kĩ năng điều hành các hoạt động tập thể của học sinh III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng tác động 3/17 PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC I. Cơ sở lý luận 1. Cơ sở lý luận: Người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức và rèn luyện các kĩ năng sống cho học sinh để giúp các trở thành người có tài và đức. Công tác giáo dục học sinh được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó tổ chức giờ sinh hoạt lớp hiệu quả là một trong những cách giúp người GVCN hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình. Khổng Tử đã nói: “Biết mà học không bằng thích mà học”. Wiliam Arthur Ward, một nhà văn lớn người Mĩ đã viết: “Dạy học bao gồm nhiều việc hơn là chỉ trao đi tri thức, nó đòi hỏi truyền cảm hứng cho sự thay đổi”. Qua những câu nói trên có thể thấy, để truyền tư duy tích cực cho học sinh thì vai trò quan trọng của việc cho học sinh những kinh nghiệm, những bài học, kĩ năng sống và các kĩ năng xử lí tình huống cho học sinh là rất quan trọng. Giờ sinh hoạt lớp chính là một trong những khoảng thời gian để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng cũng như tình cảm của học sinh để có biện pháp giáo dục, uốn nắn cho phù hợp với những đối tượng học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thuận lợi và khó khăn 2.1.1 Thuận lợi Trong xu thế chung của sự phát triển của xã hội, công tác chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường THCS Việt Nam – Angiêri có những thuận lợi đáng kể. Trước hết phải nói đến đó là sự quan tâm đầu tư về lực lượng giáo dục của Đảng và Nhà nước đối với Trường THCS Việt Nam – Angiêri . Trong những năm gần đây, với nhận định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, Nhà nước ta đã không ngừng tăng cường đầu tư cho giáo dục về cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục ngày càng khang trang đảm bảo cho việc dạy và học. Thứ hai là, trường cũng nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân Phường Thanh Xuân Bắc cùng với sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học về chuyên môn nghiệp vụ cho việc dạy và học. Đây là điều kiện thuận lợi để trường THCS Việt Nam – Angiêri xây dựng cho mình một môi trường thật tốt để giáo dục học sinh. Thứ ba là, sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường cùng các tổ chức đoàn thể, của toàn thể giáo viên đến công tác chủ nhiệm lớp. Đó là điều kiện thuận lợi để bản thân mỗi GVCN có thể tổng kết được công tác chủ nhiệm của mình, từ đó rút ra được những kinh nghiệm và biện pháp khắc phục phù hợp. Thứ tư là, các bậc phụ huynh, Ban đại diện cha mẹ học sinh tích cực phối hợp cùng nhà trường và GVCN trong việc giáo dục con em. 5/17 3.3. Yêu cầu cần giải quyết Trước tình hình trên, tôi đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để các em học sinh thấy “ mỗi ngày đến trường đến trường là một ngày vui”, mỗi giờ sinh hoạt lớp cuối tuần là một giờ học “ đặc biệt” thật sự có ý nghĩa? Đó không chỉ là băn khoăn trăn trở của riêng tôi mà còn là băn khoăn của nhiều đồng nghiệp khác. Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm trong nhiều năm , tôi đã tìm tòi và đầu tư khá nhiều công sức, thời gian cho giờ sinh hoạt lớp với mong muốn thiết kế một kế hoạch sinh hoạt lớp sinh động, giúp các em thực sự cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc khi đến trường. Từ đó giúp các em có thêm khả năng tự tìm hiểu, khám phá bản thân, học sinh trở nên năng động và tích cực hơn trong mọi hoạt động . CHƯƠNG II: NỘI DUNG Chúng ta đang xây dựng“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, hướng đến “Trường học hạnh phúc”, là nơi mà học sinh luôn cảm thấy mình được quan tâm, yêu thương, chia sẻ, động viên và luôn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ khi đến trường. Vì vậy nội dung công tác chủ nhiệm cần được đổi mới một cách mạnh mẽ, đi vào chiều sâu. Đổi mới nội dung và cách thức sinh hoạt lớp trong giờ chủ nhiệm là một trong những việc làm quan trọng. Mục đích là phát huy chủ thể học sinh; lấy học sinh làm trung tâm dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm. Để tạo tâm thế tốt cho các em bước vào một tiết sinh hoạt hiệu quả, tôi cho lớp khởi động bằng cách hát một bài hát bất kì thật vui vẻ. Sau đó tiến hành 3 hoạt động cơ bản của tiết sinh hoạt. Cụ thể như sau: I. Hoạt động 1: Đánh giá hoạt động tuần qua Đánh giá hoạt động tuần qua là một hoạt động đặc biệt, khép lại một tuần học căng thẳng và chuẩn bị cho một tuần học mới. Vì thế, để giúp các em nhận ra những ưu điểm cần phát huy và hững hạn chế cần khắc phục thì giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đến hoạt động này. Để đánh giá hoạt động tuần qua có hiệu quả, tôi tiến hành như sau: - Lớp trưởng đóng vai trò là người dẫn chươg trình, điều hành chung hoạt động của các tổ dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm. - Tổ chức cho học sinh thảo luận: Thay vì cách làm xưa nay là giáo viên chỉ nhận xét, đánh giá phê bình hoặc tuyên dương một chiều thì nay tôi tổ chức cho học sinh thảo luận.Tổ trưởng điều hành và tổng hợp lại những ưu điểm, nhược điểm của tổ mình, đề nghị tuyên dương những bạn có thành tích cao trong tổ . - Tổ chức cho các tổ trưởng lần lượt lên báo cáo trước lớp. Các bạn khác trong lớp nhận xét, bổ sung. - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá chung và chốt lại vấn đề. Khi chốt lại vấn đề giáo viên chủ nhiệm phải thật công bằng đối với các em. Những bạn được tuyên dương, giáo viên có những món quà nhỏ để khích lệ. Còn đối với các em hay vi 7/17 Từ đó, giáo viên chủ nhiệm có sự định hướng đúng đắn; mở ra hướng suy nghĩ tích cực cho các em. Tôi thường thông báo các chuyên đề vào thứ hai đầu tuần để học sinh có thời gian chuẩn bị, nghiền ngẫm vấn đề và tổ chức thảo luận chuyên đề vào tiết chủ nhiệm cuối tuần. Tránh tình trạng thiếu sự chuẩn bị hoặc chưa chuẩn bị chu đáo. Cũng không nên tìm, đưa ra những vấn đề to tát của “người lớn” để các em phải “gồng mình” trả lời không thực tế, sáo rỗng Thuyết trình, thảo luận chuyên đề: Lợi ích của việc đọc sách 2. Tổ chức cho học sinh xem phim, đoạn tư liệu hay bài giảng có ý nghĩa . Trong một số tiết sinh hoạt, tôi tổ chức cho học sinh xem một số bộ phim ngắn của “ Quà tặng cuộc sống”, “ Việc tử tế” hay các bài giảng của thầy Nguyễn Thành Nhân có nhiều ý nghĩa giáo dục. Cách làm như sau: -Giáo viên chiếu các đoạn video cho học sinh xem. - Giáo viên đặt ra các câu hỏi có liên quan đến đoạn video để các em thảo luận và trả lời. - Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi. - Giáo viên chốt lại vấn đề và thông qua đó giáo dục các em về lối sống, nhân cách, và một số kĩ năng sống cần thiết. Giáo viên có thể chọn chiếu một phim phù hợp với mục đích của giờ sinh hoạt. *Chương trình “Quà tặng cuộc sống”: Tôi cho học sinh xem các bộ phim như : Chiếc bình nứt, bài học về sự tự tin, đứa cháu hư, giàu ở tấm lòng, công việc của cha mẹ, bài học nhớ đời, trêu chọc bạn bè, chị chị em em, lòng trung thực,.. 9/17 - Làm một bảng tổng hợp ngày sinh của các em theo tháng và treo vào một góc của lớp học. - Đề nghị cả lớp hàng tháng, khi đến sinh nhật của những bạn nào thì các bạn trong lớp sẽ gửi một lời chúc tốt đẹp nhất của mình đến những bạn đó và bỏ vào một chiếc túi đặc biệt của lớp. - Đến buổi sinh hoạt tuần cuối của tháng, giáo viên sẽ mở túi đó ra và yêu cầu lớp trưởng đọc từng lời chúc của từng bạn và sẽ tổng kết lại xem bạn nào nhận được nhiều lời chúc nhất. - Lớp cũng chuẩn bị những phần quà nho nhỏ dành cho các bạn có ngày sinh trong tháng đó. Việc làm này được các em rất quan tâm và hưởng ứng. Qua đó, tăng thêm tinh thần đoàn kết, gắn bó , sự quan tâm lẫn nhau giữa các bạn trong lớp. 4. Giao lưu với người trong cuộc Giao lưu là một hình thức tổ chức họat động giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết đề HS được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình, với người thật, việc thật trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Sinh hoạt lớp dưới hình thức giao lưu có thể tổ chức nhân các ngày lễ lớn của dân tộc hay của lứa tuổi HS... Khi tiến hành tổ chức họat động giao lưu cần lưu ý: - Những vấn đề trao đổi, giao lưu phải thiết thực, liên quan đến lợi ích và hứng thú của HS, đáp ứng nhu cầu của các em. Thu hút đông đảo HS tham gia; - Người chủ trì cần có buổi làm việc trước với chuyên gia về mục tiêu, nội dung buổi nói chuyện, đặc điểm của đối tượng giao lưu như tuổi, lớp, những vấn đề được HS quan tâm nhất hoặc đang vướng mắc; quy mô tổ chức, phương thức tiến hành. - Khi tiến hành giao lưu, cần kết hợp trò chuyện giữa người dẫn chương trình với khách mời giao lưu và trao đổi, trò chuyện giữa khách mời với người tham dự buổi giao lưu Chương trình “Tôi là ai?” - Nội dung: tiết sinh hoạt mỗi tuần sẽ có 2 bạn lên đứng trước lớp và giới thiệu về bản thân mình (gia đình, sở thích, ước mơ..) - Hình thức tổ chức: các bạn ở dưới đặt câu hỏi hoặc đưa ra những câu đố, tình huống để thử thách nhân vật chính. - Nhân vật chính sẽ có ý tưởng để thực hiện chương trình, và cách thức tổ chức luôn được đổi mới để cả lớp hứng thú. - Mục đích: Chương trình đã giúp các bạn tự tin khi đứng trước đám đông, tập thể lớp cũng gắn bó và hiểu nhau hơn, và thay đổi không khí của buổi sinh hoạt. 5. Tổ chức các cuộc thi (văn nghệ, hiểu biết khoa học, HS thanh lịch...) Hội thi là một hình thức tổ chức họat động giáo dục, trong đó tạo ra sân chơi hấp dẫn, mang tính thi đua, cạnh tranh giữa HS hoặc các nhóm HS để các em có cơ hội thể hiện tài năng, vẻ đẹp, cùng nhau chia sẻ, tiếp nhận những kiến thức có liên quan đến chủ đề đã được lựa chọn. Đây là hình thức tổ chức họat động tổng hợp nhiều loại hình, đòi hỏi thời gian chuẩn bị công phu... 11/17
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_gio.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp môn Hoạt động trải nghiệm.pdf