Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp
I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lí do chọn đề tài “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.”, đó là niềm tin, sự gửi gắm và kì vọng của Người trước lúc đi xa cho thế hệ trẻ - mầm non tương lai của đất nước qua bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường, cũng là lời gửi gắm đầy tin tưởng của Bác, cho chúng ta- những người đang ngày đêm miệt mài với sự nghiệp giáo dục. Và để không phụ niềm tin tưởng ấy của Người, bản thân tôi đã đặt ra suy nghĩ cũng như sự định hướng đúng đắn cho mình đó là: Việc dạy học cũng giống như trồng cây vậy, chăm sóc nuôi dưỡng thế nào để cho hoa thơm trái ngọt là cả một quá trình dày công và bền bỉ. Vì thế, muốn làm được điều đó đòi hỏi người Giáo viên, nhất là Giáo viên chủ nhiệm phải luôn nỗ lực với ý thức trách nhiệm và lòng yêu nghề. Chính bởi lẽ đó,đối với tôi, một người giáo viên chủ nhiệm tốt không đơn thuần là người chỉ dạy kiến thức, mà còn phải thấu hiểu tâm tư tình cảm và nguyện vọng của các em, không ngừng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh ngay từ bậc Tiểu học. Tuy nhiên, để làm được như vậy là vấn đề không đơn giản. Công tác chủ nhiệm trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Bản thân tôi với nhiều năm làm công tác chủ nhiệm luôn ý thức rất rõ điều này. Nhưng với tấm lòng yêu nghề cùng tinh thần trách nhiệm, tôi luôn cố gắng bền bỉ và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, như việc duy trì sĩ số 100% và nâng cao chất lượng giáo dục mỗi năm. Đó không đơn giản là thành tích đạt được của tôi mà đó còn là là động lực rất lớn, để bản thân trong vai trò là một người giáo viên chủ nhiệm không ngừng tìm tòi, học hỏi, tích lũy, làm mới và hoàn thiện mình mỗi ngày, với mong muốn trở thành một tấm gương sáng, một người dẫn đường tận tâm, một người đồng hành tin tưởng của các em. Giúp các em phát triển mọi mặt, làm hành trang vững chắc trên con đường tương lai phía trước. Và để ngày một hoàn thiện hơn nữa, tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp” 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài * Mục tiêu: Tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích thông qua nó để trải nghiệm thực tế bằng việc nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, để trau dồi thêm kinh nghiệm cho bản thân. Đề tài tập trung tìm hiểu vai trò, trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm, thực trạng của công tác chủ nhiệm lớp hiện nay tại trường tiểu học ................., bồi dưỡng và giáo dục các kĩ năng sống cơ II. PHẦN NỘI DUNG 1 Cơ sở lí luận “Chỉ yêu thương trẻ nhỏ là không đủ đối với người giáo viên. Người giáo viên đầu tiên phải yêu và thấu hiểu vạn vật, phải chuẩn bị cho bản thân, và thực sự nỗ lực vì điều đó”. (- Maria Montessori) Thật vậy, dạy học không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức, mà còn là đem đến những kinh nghiệm ứng xử trong đời sống tới thế hệ học sinh, nhất là đối với học sinh lớp Một là lớp nền tảng, đầu cấp, vì vậy để giúp các em chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập là điều không dễ dàng, bởi vì các em như một tờ giấy trắng, ý thức chưa được hoàn thành. Cho nên vai trò của người giáo viên chủ nhiệm cũng rất quan trọng, vì là người trực tiếp gần gũi nhất dạy dỗ, dỗ dành và dìu dắt các em. Nếu người giáo viên chủ nhiệm lơ là thiếu quan tâm, thiếu kinh nghiệm thì chất lượng và các hoạt động khác của các em có thể bị lệch hướng. Trong quãng đường cắp sách tới trường của các em chắc chắn sẽ nhớ nhất là cô giáo lớp Một, cô còn cột tóc, cài cúc áo, chỉnh lại trang phục, còn bày cách vỗ tay, xếp hàng, còn dỗ dành khi các em khóc đòi bố mẹ, ... Thay cha mẹ uốn nắn tính nết bướng bỉnh,... đem lại những điều ý nghĩa nhất, tốt đẹp nhất cho các em. Không chỉ dừng lại ở sự quan tâm những điều nhỏ nhặt nhất của các em mà giáo viên chủ nhiệm còn cần phải chú ý tới những điều quan trọng nhất, bởi vì, công tác chủ nhiệm quyết định không nhỏ đến chất lượng dạy và học cũng như việc hình thành nhân cách đạo đức, phẩm chất, thái độ cho học sinh. Và đương nhiên, đi đôi với sự phát triển của xã hội thì ắt hẳn người giáo viên chủ nhiệm cũng mang trọng trách lớn hơn, bởi sự diễn biến của xã hội cũng vì đó mà trở nên ngày một phức tạp, bởi rất nhiều luồng văn hóa xấu đang đe dọa làm tổn thương những mầm non của đất nước, bởi cuộc sống mưu sinh khiến cho các bậc cha mẹ gần như giao phó con cái cho nhà trường, thầy cô giáo Suy cho cùng, giáo viên chủ nhiệm có lẽ là người đóng vai trò nhiều nhất, không chỉ là người truyền đạt và hướng dẫn học sinh thực hiện đúng những quy định của nhà trường, của Đội thiếu niên Tiền phong đề ra, mà còn là người đề đạt các mong muốn, nguyện vọng chính đáng của các em lên nhà trường, lên hội đồng giáo dục và các tổ chức liên quan khác. Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm cũng phải có sự liên hệ mật thiết với gia đình, để trao đổi tình hình học tập, biết được hoàn cảnh của từng em, từ đó cùng với gia đình đưa ra biện pháp giáo dục, uốn nắn phù hợp, hiệu quả. Từ lẽ đó, giáo viên chủ nhiệm sẽ phải vừa là nhà sư phạm, truyền đạt kiến thức, rèn đức, luyện tài, phải vừa như người làm cha làm mẹ, hiểu rõ tâm tư tình cảm của các em. Không chỉ vậy, giáo viên chủ nhiệm còn phải là người đại diện cho nhà trường, thể hiện cho các em thấy được một môi trường học đường lành mạnh, trong sạch, nghiêm khắc với các chế tài kỉ luật nếu các em mắc lỗi, nhưng trường học đường nghiêm túc, nề nếp, quy củ với hệ thống quy định, quy tắc chặt chẽ, không còn thoải mái như mẫu giáo. Tư duy trẻ ở giai đoạn này rất cảm tính, dễ tổn thương, dễ xúc động. Các em ham hiểu biết, dễ bắt chước nhưng chưa phân biệt được đúng – sai nên dễ hình thành thói quen không tốt. Trình độ nhận biết mặt chữ của các em không đồng đều. Một vài phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con. Ban đầu, các em còn ít hòa đồng với nhau. Chính vì điều này mà nhiều giáo viên không giám đảm nhận lớp Một, có thể vì họ chưa thực sự yêu nghề, hay họ sợ đối mặt với nhiều khó khăn khi là một giáo viên mà cần phải đảm nhận nhiều vai trò – người thầy – người thợ - người cha – người mẹ - người bạn - nhà tâm lí – thậm trí là người bảo mẫu (vì có em chưa biết tự vệ sinh sạch sẽ cho bản thân khi đi vệ sinh xong). Năm học này 2022-2023, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1A với sĩ số là 18 em, có 8 em là học sinh dân tộc, chiếm hơn 40% số học sinh trong lớp. Có 2 học sinh nam cá tính thường xuyên trêu chọc các bạn gây mất trật tự lớp học, đặc biệt 2 em này lại học rất yếu. Trong đó em Chung có hoàn cảnh đặc biệt, bản thân em là học sinh lưu ban, không nhớ nổi chữ a, bố là người Tày có nghiện ma túy, mẹ người Ê đê không biết chữ, khi bố mẹ ở nhà em cũng không được quan tâm nhiều, nay bố mẹ đi tỉnh khác làm ăn thì em lại ở nhà với bà nội già yếu. Một số em khác do hoàn cảnh khó khăn, ở nhà không có góc học tập riêng nên việc bảo quản sách vở và đồ dùng học tập không tốt. Bên cạnh đó, không được sự quan tâm kèm cặp của gia đình nên thường xuyên quên sách vở và đồ dùng học tập khi đến lớp. Và còn một vài em chưa thay đổi được tính cách và nề nếp học tập, chưa tích cực tự giác học tập, chưa tham gia tích cực trong các phong trào của lớp. Vấn đề đặt ra cho tôi bây giờ, với nhiệm vụ của một người giáo viên chủ nhiệm, tuy là lớp ít học sinh nhưng những khó khăn tôi nêu trên là không ít, vậy làm sao có thể tạo ra một môi trường học tập nghiêm túc nhưng vẫn thân thiện, giúp các em hòa đồng với nhau, gần gũi với cô, yêu thích đến trường, thi đua rèn luyện, và xem “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Góp phần đưa tập thể lớp đi lên trở thành một tập thể xuất sắc và toàn diện. Vì lẽ đó, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp , biện pháp như sau: 3. Nội dung và hình thức của giải pháp, biện pháp để giải quyết vấn đề và nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp. 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Giúp giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được đặc điểm tình hình của lớp, từ đó xây dựng những kế hoạch, chỉ tiêu phấn đấu phù hợp. Khắc phục những điểm chưa tốt, nhằm hình thành nề nếp tốt, thực hiện tốt nội quy trường, nội quy lớp học, nâng cao chất lượng học tập. Với tầm nhìn và sứ mệnh của một người làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn đau đáu tìm lời giải cho câu hỏi, làm thế nào để tạo một môi trường học tập tốt nhất cho các em, làm thế nào để trẻ cảm nhận được sự quan tâm của thầy cô, gia đình 20.Nơi cư trú của gia đình em?................................................................................... Cũng nhờ vậy mà tôi biết được các thông tin cơ bản của của từng em, như gia cảnh, chỗ ở hiện nay, đời sống kinh tế, nền tảng giáo dục của gia đình, trình độ văn hóa và nghề nghiệp của cha mẹ, mức độ quan tâm của cha mẹ với việc học hành của con em,.... Bên cạnh đó, tôi còn nắm vững được những đặc điểm riêng biệt về sức khỏe thể chất và tinh thần, năng khiếu, tính cách, ... của các em để có kế hoạch giảng dạy và bồi dưỡng phù hợp. Từ những thông tin đã thu thập, tôi đã đánh giá được những thuận lợi và thách thức mà mình sẽ gặp phải trong quá trình làm công tác chủ nhiệm. Tiến hành đánh giá, phân loại học sinh. Đối với mỗi nhóm học sinh khác nhau, tôi xây dựng một chương trình rèn luyện và học tập riêng biệt để các em có thể phát huy điểm mạnh và bù đắp thiếu khuyết của mình. Đem đến sự phát triển đồng đều trong lớp, giúp các em không có cảm giác mình bị thua kém bạn bè. Từ đó tôi sẽ lập kế hoạch chủ nhiệm dựa vào nhiệm vụ năm học của ngành của trường, và tham gia đầy đủ các hoạt động của Trường, của Đội, của Sao. Với hi vọng mang đến cho học sinh sự phát triển toàn diện về cả trí tuệ, thể chất, nhân cách và tình cảm, việc tìm hiểu thông tin học sinh đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong công tác giảng dạy của mình, đặc biệt là trong việc bồi dưỡng những em có năng khiếu đặc biệt để các em phát huy được khả năng của bản thân, và quan tâm hơn tới những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, sức khỏe yếu hay còn nhiều khiếm khuyết. Từ bảng thông tin học sinh và qua theo dõi tôi đã kiện toàn được ban cán sự lớp gồm: lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể mỹ, các tổ trưởng, sắp xếp chỗ ngồi sao cho hợp lý. Chẳng hạn, em nam xen kẽ em nữ, em có học lực tốt xen kẽ em có học lực trung bình, mỗi tổ đều đồng đều nhau về số lượng nam, nữ hay học sinh khá giỏi. Các em thấp bé sẽ ngồi bàn đầu, những em cao hơn sẽ ngồi phía sau, ưu tiên Học sinh có các bệnh về mắt như cận thi, loạn thị,... hay bệnh về tai được ngồi các dãy bàn trên để thuận tiện cho việc học. Tiến hành thay đổi chỗ ngồi định kì hàng tháng để đảm bảo sự công bằng về điều kiện học tập cho các em, để các em thấy rằng, mọi học sinh đều được quan tâm như nhau và bình đẳng trên lớp học. Bên cạnh đó, tôi sẽ quan sát và thay đổi chỗ ngồi ngay nếu thấy bất kì điểm nào chưa hợp lý. Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ cán sự lớp cũng là một công việc quan trọng khi tiếp nhận lớp. Đối với các lớp trên, ban cán sự lớp có thể do học sinh tự bình bầu, bỏ phiếu hoặc do giáo viên lựa chọn ra trên cơ sở ý chí và nguyện vọng của các em. Tuy nhiên, đối với học sinh lớp Một, các em còn nhỏ và nhút nhát, lại chưa có cơ hội làm quen với nhau, nên giáo viên chủ nhiệm phải là người nhìn thấy được những em có khả năng, lựa chọn và động viên các em tham gia vào đội ngũ cán sự lớp. Nhưng tôi vẫn tạo cơ hội cho các em có thể tự ứng cử (đối với những học sinh tự tin , mạnh dạn và có năng lực là người đứng đầu) nếu các em đấu mới mong có được kết quả tốt. Muốn học sinh tốt thì người giáo viên trước tiên phải yêu nghề, mến trẻ, coi học sinh như con, tận tụy, tận tâm, có tấm lòng bao dung, vị tha, tấm lòng nhân ái, luôn ứng xử đúng mực, biết sống hòa đồng với mọi người. Điều này được chứng minh với những việc làm cụ thể như tự học, tự tu dưỡng phẩm chất đạo đức, trau dồi tính tự giác. Từ đó, truyền tới học sinh niềm đam mê học hỏi, những phẩm chất cao quý. Với cách làm này, năm học 2022- 2023, tôi đã cùng học sinh có kinh tế khá giả trong lớp giúp đỡ em Hiếu (bố mất sớm, gia đình khó khăn), em Minh (học sinh dân tộc, bố mất sớm, mẹ bị bệnh, bản thân em đau ốm liên miên) những bộ quần áo, sách vở, đồ dùng học tập để các em tự tin, vui vẻ đến lớp. Các em và gia đình luôn thực hiện tốt khẩu hiệu “ 5k: khẩu trang - khử khuẩn – khoảng cách – không tập trung – khai báo y tế”. Cho đến nay các bệnh cảm cúm thông thường của các em cũng giảm đáng kể, không có em nào nghỉ học vì cảm sốt. * Rèn luyện thói quen nề nếp sinh hoạt, nề nếp học tập. Các em lớp 1 đa số là chưa hình thành được các thói quen, nhất là thói quen trong sinh hoạt, chủ yếu là làm theo, bắt chước người lớn. Vậy nên muốn các em chấp hành tốt được nội quy trường, lớp tôi đã nêu lại các nội quy đó và thậm chí có một số nội quy tôi còn làm mẫu (ví dụ: đặt dép lên giá dép gọn gàng, treo mũ đúng nơi quy định, chỉnh sửa trang phục ngay ngắn, móng tay cắt gọn sạch sẽ,...) nhằm để các em vừa được nghe, vừa được thấy thì các em sẽ nhớ lâu hơn. Từ đó việc chấp hành nội qui của các em tốt hơn và ít bị trừ điểm về nội quy hơn. Để các em giữ gìn vệ sinh, trang phục tôi còn hướng dẫn các em về nhà tắm gội vào mỗi buổi chiều, quần áo thay ra để bố mẹ giặt sạch sẽ, thơm tho, phụ giúp bố mẹ gấp cất gọn gàng, tránh mặc lại quần áo đã bẩn. Từ đó đến nay các em đến lớp luôn khoác trên mình những bộ quần áo sạch sẽ, còn biết giữ vệ sinh cá nhân và lớp học sạch đẹp. Việc sắp xếp và trang trí lớp tôi cũng quan tâm nhiều. Tôi thường cùng các em trong mỗi giờ giải lao trò chuyện, bàn bạc để sắp xếp và tạo ra những góc thân thiện, sáng tạo trong lớp. Tạo góc thiên nhiên sinh động trong lớp cũng giáo dục cho các em có tính tỉ mỉ, khéo tay, yêu thên nhiên, yêu cái đẹp, góp phần giáo dục các em biết khéo léo, biết mình cần bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ cái đẹp. Về học tập, ở lớp cũng như ở nhà, luôn chuyên cần, chịu khó, học tập nghiêm túc. Đến lớp, chăm chú nghe thầy cô giảng bài, lắng nghe và góp ý xây dựng bài chăm chỉ. Về nhà, hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập ở nhà như đọc lại bài trên lớp, kể câu chuyện đã học được trên lớp cho ông, bà, bố mẹ nghe, thực hiện những việc làm tốt đã được học trong bài học như nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi người lớn, giúp đỡ việc nhẹ nhàng như quét nhà, nhặt rau, chơi với em, nhường nhịn em nhỏ. * Xây dựng mối quan hệ Cô – Trò, bạn bè. Quan hệ cô - trò đóng một vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh. Làm sao để các em cảm nhận được sự quan tâm của cô, làm sao
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_con.doc